Tuyên bố quyền thực thi xã hội dân sự
3 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Tuyên bố quyền thực thi xã hội dân sự
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-09-23
Nghe bài này
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/declared-civil-society-exe-privilege-09232013161455.html/09232013-tuyenbo-ml.mp3/inline.html
Người dân biểu tình hô khẩu hiệu chống Trung Quốc trong một cuộc diễu hành ở Hà Nội vào ngày 26 tháng 6 năm 2011. Ảnh minh họa. AFP photo
Một tuyên bố mạnh mẽ từ nhân sĩ trí thức cho biết sẽ thành lập diễn đàn mang tên Diễn đàn xã hội dân sự để lên tiếng phát biểu quan điểm cũng như phản biện công khai trên hệ thống internet toàn cầu cho thấy một bước ngoặc mới của nhân sĩ trí thức trong cách ứng phó với sự ngăn cấm của chính quyền trong việc phát triển của xã hội dân sự từ trước tới nay.
Tính cho tới nay, sau khi chính quyền công khai kêu gọi người dân đóng góp ý kiến về dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992, có ít nhất bốn nhóm và tổ chức tập trung nhiều thành phần xã hội như Nhóm nhân sĩ trí thức 72, Tuyên bố của Hội đồng Giám mục Việt Nam, Cùng viết Hiến pháp của hai giáo sư Ngô Bảo Châu và Đàm Thanh Sơn và Tuyên Bố Công dân Tự do kết hợp bởi nhiều thành phần dân chúng.
Trong tất cả các đóng góp kiến nghị ấy, nổi bật nhất là nhóm trí thức 72 với những chi tiết đề nghị thay đổi về hiến pháp rất dân chủ và khoa học được giao tận tay cho Ủy ban soạn thảo. Tuy nhiên đổi lại là những phê phán gay gắt của báo chí truyền thông nhà nước và sau đó là sự im lặng của toàn hệ thống trước tâm huyết này.
Đấu tranh một cách ôn hòa ...
Ngày 23 tháng 9 một tuyên bố khác xuất hiện hầu như trên tất cả các trang mạng nổi tiếng và có nhiều người truy cập nhất hiện nay. Hơn một trăm nhân sĩ, trí thức trong và ngoài nước trong đó rất nhiều người đã từng ký tên trước đây trong kiến nghị 72 một lần nữa ký tên vào bản tuyên bố này cho biết sẽ thành lập công khai một diễn đàn nhằm trao đổi, nhận định, phản biện tất cả những gì có liên quan đến các vấn đề bức thiết của quốc gia dân tộc mà trước mắt là dự thảo sửa đổi Hiến pháp 92. Diễn đàn này mang tên Diễn đàn Xã hội Dân sự.
Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội có tên trong bản tuyên bố cho biết lý do ông ký tên:
Tôi ký tên ủng hộ tuyên bố đó vì nó có một ý nghĩa quan trọng. Trước nhất những người ký tên vào tuyên bố này không thừa nhận nhiều vấn đề cơ bản trong dự thảo hiến pháp sắp được thông qua. Dĩ nhiên thông qua thì cũng là chế độ toàn trị chứ không có gì mới bởi vì hiến pháp về đất đai không thay đổi thì có duyệt lại cũng chỉ là hình thức chứ không có nội dung gì nên hy vọng chỉ là hão huyền.
Bản tuyên bố cũng nhấn mạnh tới việc yêu cầu Quốc hội phải ngưng việc thông qua hiến pháp sừa đổi vì trong đó thể chế chính trị toàn trị vẫn được duy trì và vì vậy cần phải kéo dài thời gian để trí thức đóng góp thêm ý kiến của mình về vấn đề này. Nhìn nhận khả năng tạm ngưng này luật sư Trần Quốc Thuận cho biết:
Nói kiến nghị này có khả năng dừng Quốc hội lại việc thông qua bản dự thảo sửa đổi hiến pháp thì tôi cho rằng cái khả năng dừng lại là hoàn toàn không có bởi vì cái quan trọng nhất là số người ký tên không cao, hơn nữa tại Việt Nam chưa hình thành một xã hội dân sự thật sự, chưa hình thành những diễn đàn công khai với báo chí để đồng tình với nhân dân cho nên cái áp lực đối với những người có thẩm quyền chưa mạnh. Đúng là cần phải áp lực mạnh hơn để những người cầm quyền phải tự tỉnh táo nhìn thấy ra. Dấu hiệu tự nhìn thấy này tuy có lóe ra một chút nhưng vẫn còn mù mờ lắm, vì vậy khả năng dừng lại gần như không có.
Người dân mất đất lên Hà Nội khiếu kiện đất đai hôm 29/8/2012. Ảnh minh họa. AFP photo
Trong bản tuyên bố cũng chỉ ra những sai trái lớn lao của hệ thống cầm quyền về hoạt động kinh tế vĩ mô trong đó những sai lầm dẫn đến đổ vỡ và nguy cơ phá sản của cả nền kinh tế. Cạnh đó là đường lối chính trị toàn trị, độc đảng đã đưa đất nước tới chỗ mất dân chủ mặc dù nhà nước vẫn luôn lên tiếng cổ vũ cho nền dân chủ ấy. Bản tuyên bố cũng phân tích sự ngập ngừng trong vấn đề ngoại giao khiến nguy cơ mất dần biển đảo của đất nước trước mắt và vì vậy mọi công dân phải lên tiếng một cách công khai qua diễn đàn trước vấn đề có tính cách cách sống còn của dân tộc này.
Qua tuyên bố rằng hoạt động của diễn đàn là nhằm thay đổi thể chế toàn trị sang chế độ dân chủ một cách ôn hòa, bất bạo động, tuyên bố này cho thấy sự thách thức trực tiếp tới hệ thống lấy sự toàn trị của đảng cầm quyền là duy nhất và bất khả xâm phạm.
Nhà báo Lê Phú Khải, nguyên phóng viên của Đài tiếng nói Việt Nam cho biết ý kiến của ông:
Nếu họ suy nghĩ một cách biện chứng tất yếu nó phải như thế thì họ bắt buộc chấp nhận nó để dần dần dân chủ hóa đất nước thì đó là điều tốt nhất. Nếu họ không chấp nhận điều đó thì đương nhiên thông tin trên mạng nó vẫn tiếp tục tồn tại, bởi lẽ thời đại này là thời đại thông tin không ai có thể cấm đoán được thông tin. Internet bây giờ là sản phẩm chung của nhân loại tiến bộ rồi. Nếu lãnh đạo thông minh nắm được quy luật thì họ phải làm theo quy luật.
Tuyên bố này xuất hiện rất nhiều nhà báo kỳ cựu và điều này có ý nghĩa ra sao được nhà báo Lê Phú Khải nhận xét:
Theo tôi thì rất đáng mừng tại vì thực tế tồn tại của đất nước càng ngày nó càng làm cho nhà văn nhà báo hiểu ra và thấy được con đường dân tộc đi phải là con đường tiến bộ, dân chủ chứ không còn cách nào khác. Chẳng lẽ ta lại thua các nước Đông nam á chung quanh chúng ta hay sao?
... nhằm thay đổi chế độ toàn trị
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, một Việt kiều về nước nhiều năm trước làm việc trong các đề án đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ cho sinh viên Việt Nam qua kinh phí viện trợ của Bỉ và các nước EU cũng có tên trong tuyên bố cho biết ý kiến:
Tôi là một Việt kiều đã hồi hương chúng tôi ký vì mong mỏi sự thay đổi mạnh mẽ hơn nữa cái cơ chế kinh tế cũng như chính trị chung tại Việt Nam. Đất nước đang bị kểm hãm rất nhiều, thiếu dân chủ trong vấn đề chọn lựa nhân sự, thiếu dân chủ trong lúc thực thi quyền lực cho nên mới kéo tới tình trạng thê thảm hiện nay là tình trạng tham nhũng mà hội nghị trung ương đều nói rõ là đã bất lực.
Những lời mà chúng tôi kiến nghị từ xưa tới giờ thì nó gần như không ảnh hưởng gì cả, đặc biệt những kiến ghị mới đây về thay đổi hiến pháp. Các yêu cầu của nhân sĩ trí thức yêu nước gần như bị để ngoài tai. Những đề nghị lần thứ ba trong thay đổi hiến pháp nó có những điểm đi ngược lại theo hướng còn xầu hơn bản hiến pháp cũ cho nên tôi lo lắng cho cái mệnh hệ của đất nước, lo lắng cho cái thế của Việt Nam trong vấn đề bảo vệ biển Đông, biển đảo của Việt Nam thì rất mong manh trước lập trường của chính quyền làm cho tôi rất lo.
Diễn đàn này là lời khẳng định. Nội dung của nó không phải là một kiến nghị mà là một khẳng định lập trường của một lớp sĩ phu của thời nay bởi vì nay là lúc kinh tế đang khủng hoảng trầm trọng, chính trị bế tắc cho nên chúng tôi thấy có trách nhiệm trước lịch sử trước dân tộc.
Không như những lần trước sau khi trao kiến nghị và trở về chờ đợi phản hồi từ nhà nước, lần này vì là một diễn đàn nên sự chờ đợi ấy sẽ không diễn ra như thói quen xin cho từ trước tới nay. Luật sư Trần Quốc Thuận khẳng định:
Nếu anh không dừng thì tôi tiếp tục phát biểu trên diễn đàn này chứ không phải khi hiến pháp ra đời thì cúi đầu chấp hành.
Trong bản tuyên bố có đoạn viết:“Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền tôn trọng quyền bày tỏ quan điểm của công dân, thẳng thắn tranh luận và đối thoại, từ bỏ cách đối xử không công bằng, không minh bạch và không đường hoàng như đã và đang áp dụng đối với những kiến nghị sửa đổi Hiến pháp và những tiếng nói đòi dân chủ khác với quan điểm của nhà cầm quyền”
Tuy ngôn ngữ vẫn ôn hòa nhưng nội dung cho thấy sự chấp nhận dấn thân nếu nhà nước vẫn giữ quan điểm rằng bất cứ ai có tư tưởng chống lại sự độc tôn của Đảng đều là phản động. Sự quyết liệt ngầm trong bản tuyên bố thành lập diễn đàn cho thấy đã đến lúc trí thức chọn lựa cách đấu tranh khác khi những đóng góp của họ bị nhà nước làm ngơ trong lúc đất nước đang rất cần sự thay đổi như hiện nay.
-----------------------
NGUỒN: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/declared-civil-society-exe-privilege-09232013161455.html
2013-09-23
Nghe bài này
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/declared-civil-society-exe-privilege-09232013161455.html/09232013-tuyenbo-ml.mp3/inline.html
Người dân biểu tình hô khẩu hiệu chống Trung Quốc trong một cuộc diễu hành ở Hà Nội vào ngày 26 tháng 6 năm 2011. Ảnh minh họa. AFP photo
Một tuyên bố mạnh mẽ từ nhân sĩ trí thức cho biết sẽ thành lập diễn đàn mang tên Diễn đàn xã hội dân sự để lên tiếng phát biểu quan điểm cũng như phản biện công khai trên hệ thống internet toàn cầu cho thấy một bước ngoặc mới của nhân sĩ trí thức trong cách ứng phó với sự ngăn cấm của chính quyền trong việc phát triển của xã hội dân sự từ trước tới nay.
Tính cho tới nay, sau khi chính quyền công khai kêu gọi người dân đóng góp ý kiến về dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992, có ít nhất bốn nhóm và tổ chức tập trung nhiều thành phần xã hội như Nhóm nhân sĩ trí thức 72, Tuyên bố của Hội đồng Giám mục Việt Nam, Cùng viết Hiến pháp của hai giáo sư Ngô Bảo Châu và Đàm Thanh Sơn và Tuyên Bố Công dân Tự do kết hợp bởi nhiều thành phần dân chúng.
Trong tất cả các đóng góp kiến nghị ấy, nổi bật nhất là nhóm trí thức 72 với những chi tiết đề nghị thay đổi về hiến pháp rất dân chủ và khoa học được giao tận tay cho Ủy ban soạn thảo. Tuy nhiên đổi lại là những phê phán gay gắt của báo chí truyền thông nhà nước và sau đó là sự im lặng của toàn hệ thống trước tâm huyết này.
Đấu tranh một cách ôn hòa ...
Ngày 23 tháng 9 một tuyên bố khác xuất hiện hầu như trên tất cả các trang mạng nổi tiếng và có nhiều người truy cập nhất hiện nay. Hơn một trăm nhân sĩ, trí thức trong và ngoài nước trong đó rất nhiều người đã từng ký tên trước đây trong kiến nghị 72 một lần nữa ký tên vào bản tuyên bố này cho biết sẽ thành lập công khai một diễn đàn nhằm trao đổi, nhận định, phản biện tất cả những gì có liên quan đến các vấn đề bức thiết của quốc gia dân tộc mà trước mắt là dự thảo sửa đổi Hiến pháp 92. Diễn đàn này mang tên Diễn đàn Xã hội Dân sự.
Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội có tên trong bản tuyên bố cho biết lý do ông ký tên:
Tôi ký tên ủng hộ tuyên bố đó vì nó có một ý nghĩa quan trọng. Trước nhất những người ký tên vào tuyên bố này không thừa nhận nhiều vấn đề cơ bản trong dự thảo hiến pháp sắp được thông qua. Dĩ nhiên thông qua thì cũng là chế độ toàn trị chứ không có gì mới bởi vì hiến pháp về đất đai không thay đổi thì có duyệt lại cũng chỉ là hình thức chứ không có nội dung gì nên hy vọng chỉ là hão huyền.
Căn cứ vào điều 69 của Hiến Pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Công ước Quốc tế mà Việt Nam đã ký về những quyền dân sự và chính trị của công dân, bản tuyên bố này khẳng định xã hội dân sự là một hoạt động đương nhiên được nhìn nhận bởi tất cả các nước văn minh trên thế giới mà trong đó Việt Nam đã ký tên có nghĩa là cùng nhìn nhận giá trị phổ quát của hoạt động này.Nếu họ suy nghĩ một cách biện chứng tất yếu nó phải như thế thì họ bắt buộc chấp nhận nó để dần dần dân chủ hóa đất nước thì đó là điều tốt nhất.
- Nhà báo Lê Phú Khải
Bản tuyên bố cũng nhấn mạnh tới việc yêu cầu Quốc hội phải ngưng việc thông qua hiến pháp sừa đổi vì trong đó thể chế chính trị toàn trị vẫn được duy trì và vì vậy cần phải kéo dài thời gian để trí thức đóng góp thêm ý kiến của mình về vấn đề này. Nhìn nhận khả năng tạm ngưng này luật sư Trần Quốc Thuận cho biết:
Nói kiến nghị này có khả năng dừng Quốc hội lại việc thông qua bản dự thảo sửa đổi hiến pháp thì tôi cho rằng cái khả năng dừng lại là hoàn toàn không có bởi vì cái quan trọng nhất là số người ký tên không cao, hơn nữa tại Việt Nam chưa hình thành một xã hội dân sự thật sự, chưa hình thành những diễn đàn công khai với báo chí để đồng tình với nhân dân cho nên cái áp lực đối với những người có thẩm quyền chưa mạnh. Đúng là cần phải áp lực mạnh hơn để những người cầm quyền phải tự tỉnh táo nhìn thấy ra. Dấu hiệu tự nhìn thấy này tuy có lóe ra một chút nhưng vẫn còn mù mờ lắm, vì vậy khả năng dừng lại gần như không có.
Người dân mất đất lên Hà Nội khiếu kiện đất đai hôm 29/8/2012. Ảnh minh họa. AFP photo
Trong bản tuyên bố cũng chỉ ra những sai trái lớn lao của hệ thống cầm quyền về hoạt động kinh tế vĩ mô trong đó những sai lầm dẫn đến đổ vỡ và nguy cơ phá sản của cả nền kinh tế. Cạnh đó là đường lối chính trị toàn trị, độc đảng đã đưa đất nước tới chỗ mất dân chủ mặc dù nhà nước vẫn luôn lên tiếng cổ vũ cho nền dân chủ ấy. Bản tuyên bố cũng phân tích sự ngập ngừng trong vấn đề ngoại giao khiến nguy cơ mất dần biển đảo của đất nước trước mắt và vì vậy mọi công dân phải lên tiếng một cách công khai qua diễn đàn trước vấn đề có tính cách cách sống còn của dân tộc này.
Qua tuyên bố rằng hoạt động của diễn đàn là nhằm thay đổi thể chế toàn trị sang chế độ dân chủ một cách ôn hòa, bất bạo động, tuyên bố này cho thấy sự thách thức trực tiếp tới hệ thống lấy sự toàn trị của đảng cầm quyền là duy nhất và bất khả xâm phạm.
Nhà báo Lê Phú Khải, nguyên phóng viên của Đài tiếng nói Việt Nam cho biết ý kiến của ông:
Nếu họ suy nghĩ một cách biện chứng tất yếu nó phải như thế thì họ bắt buộc chấp nhận nó để dần dần dân chủ hóa đất nước thì đó là điều tốt nhất. Nếu họ không chấp nhận điều đó thì đương nhiên thông tin trên mạng nó vẫn tiếp tục tồn tại, bởi lẽ thời đại này là thời đại thông tin không ai có thể cấm đoán được thông tin. Internet bây giờ là sản phẩm chung của nhân loại tiến bộ rồi. Nếu lãnh đạo thông minh nắm được quy luật thì họ phải làm theo quy luật.
Tuyên bố này xuất hiện rất nhiều nhà báo kỳ cựu và điều này có ý nghĩa ra sao được nhà báo Lê Phú Khải nhận xét:
Theo tôi thì rất đáng mừng tại vì thực tế tồn tại của đất nước càng ngày nó càng làm cho nhà văn nhà báo hiểu ra và thấy được con đường dân tộc đi phải là con đường tiến bộ, dân chủ chứ không còn cách nào khác. Chẳng lẽ ta lại thua các nước Đông nam á chung quanh chúng ta hay sao?
... nhằm thay đổi chế độ toàn trị
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, một Việt kiều về nước nhiều năm trước làm việc trong các đề án đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ cho sinh viên Việt Nam qua kinh phí viện trợ của Bỉ và các nước EU cũng có tên trong tuyên bố cho biết ý kiến:
Tôi là một Việt kiều đã hồi hương chúng tôi ký vì mong mỏi sự thay đổi mạnh mẽ hơn nữa cái cơ chế kinh tế cũng như chính trị chung tại Việt Nam. Đất nước đang bị kểm hãm rất nhiều, thiếu dân chủ trong vấn đề chọn lựa nhân sự, thiếu dân chủ trong lúc thực thi quyền lực cho nên mới kéo tới tình trạng thê thảm hiện nay là tình trạng tham nhũng mà hội nghị trung ương đều nói rõ là đã bất lực.
Những lời mà chúng tôi kiến nghị từ xưa tới giờ thì nó gần như không ảnh hưởng gì cả, đặc biệt những kiến ghị mới đây về thay đổi hiến pháp. Các yêu cầu của nhân sĩ trí thức yêu nước gần như bị để ngoài tai. Những đề nghị lần thứ ba trong thay đổi hiến pháp nó có những điểm đi ngược lại theo hướng còn xầu hơn bản hiến pháp cũ cho nên tôi lo lắng cho cái mệnh hệ của đất nước, lo lắng cho cái thế của Việt Nam trong vấn đề bảo vệ biển Đông, biển đảo của Việt Nam thì rất mong manh trước lập trường của chính quyền làm cho tôi rất lo.
Diễn đàn này là lời khẳng định. Nội dung của nó không phải là một kiến nghị mà là một khẳng định lập trường của một lớp sĩ phu của thời nay bởi vì nay là lúc kinh tế đang khủng hoảng trầm trọng, chính trị bế tắc cho nên chúng tôi thấy có trách nhiệm trước lịch sử trước dân tộc.
Không như những lần trước sau khi trao kiến nghị và trở về chờ đợi phản hồi từ nhà nước, lần này vì là một diễn đàn nên sự chờ đợi ấy sẽ không diễn ra như thói quen xin cho từ trước tới nay. Luật sư Trần Quốc Thuận khẳng định:
"Tôi ký vì thấy mục đích của diễn đàn nó hay. Mục đích của nó là tập hợp nhiều tiếng nói ở nhiều góc độ khác nhau trong và ngoài nước và đặc biệt là trí thức có kiến thức sâu góp phần tìm ra giải pháp để chuyển đổi một chế độ toàn trị sang dân chủ một cách hòa bình.Mục đích của nó là tập hợp nhiều tiếng nói ở nhiều góc độ khác nhau trong và ngoài nước và đặc biệt là trí thức có kiến thức sâu góp phần tìm ra giải pháp để chuyển đổi một chế độ toàn trị sang dân chủ một cách hòa bình.
- Luật sư Trần Quốc Thuận
Nếu anh không dừng thì tôi tiếp tục phát biểu trên diễn đàn này chứ không phải khi hiến pháp ra đời thì cúi đầu chấp hành.
Trong bản tuyên bố có đoạn viết:“Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền tôn trọng quyền bày tỏ quan điểm của công dân, thẳng thắn tranh luận và đối thoại, từ bỏ cách đối xử không công bằng, không minh bạch và không đường hoàng như đã và đang áp dụng đối với những kiến nghị sửa đổi Hiến pháp và những tiếng nói đòi dân chủ khác với quan điểm của nhà cầm quyền”
Tuy ngôn ngữ vẫn ôn hòa nhưng nội dung cho thấy sự chấp nhận dấn thân nếu nhà nước vẫn giữ quan điểm rằng bất cứ ai có tư tưởng chống lại sự độc tôn của Đảng đều là phản động. Sự quyết liệt ngầm trong bản tuyên bố thành lập diễn đàn cho thấy đã đến lúc trí thức chọn lựa cách đấu tranh khác khi những đóng góp của họ bị nhà nước làm ngơ trong lúc đất nước đang rất cần sự thay đổi như hiện nay.
-----------------------
NGUỒN: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/declared-civil-society-exe-privilege-09232013161455.html
nguyenminhtrung- Tổng số bài gửi : 25
Join date : 10/08/2013
Từ xã hội dân sự đến dân chủ tự do - Tác giả: Bùi Văn Phú
Tác giả: Bùi Văn Phú
September 27, 2013
Tác giả dạy đại học cộng đồng và hiện sống ở vùng Vịnh San Francisco, California. Ông đã làm việc trong chương trình Peace Corps của Hoa Kỳ tại Togo, châu Phi và với Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc ở Đông nam Á.
View all posts by Bùi Văn Phú →
Đầu tuần này, 130 trí thức và nhân sĩ trong ngoài nước lại ra một tuyên bố đòi cải cách chính trị tại Việt Nam, như bỏ Điều 4 Hiến pháp và trả lại cho dân các quyền dân sự, chính trị như ghi trong điều 69 Hiến pháp, trong các công ước quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn từ ba chục năm qua.
Tham gia ký tên có các giáo sư Tương Lai, Hoàng Tụy, Hoàng Xuân Phú từ trong nước; Ngô Bảo Châu, Phạm Xuân Yêm, Hà Dương Tường, Lê Xuân Khoa, Phạm Quang Tuấn, Trần Hữu Dũng, Ngô Vĩnh Long, Trần Văn Thọ ở nước ngoài; nhà văn Bùi Ngọc Tấn, Phạm Đình Trọng, Nguyên Ngọc, nhà thơ Đỗ Trung Quân, Hoàng Hưng, Bùi Chát; Giám mục Nguyễn Thái Hợp, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà báo Huy Đức, Lưu Trọng Văn, Huỳnh Ngọc Chênh v.v…
Cùng lúc “Tuyên bố về thực thi quyền dân sự và chính trị” được phổ biến, một trang mạng có tên Diễn đàn Xã hội Dân sự (diendanxahoidansu.wordpress.com) được mở ra là nơi phổ biến những ý kiến, tranh luận về thay đổi chính trị cho Việt Nam.
Bản tuyên bố là một trong nhiều lên tiếng của các nhóm đòi dân chủ được phổ biến từ đầu năm nay.
Sau chuyến đi Hoa Kỳ của Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang vào cuối tháng Bảy vừa qua, với quan tâm về nhân quyền tại Việt Nam đã được lãnh đạo hai nước bàn thảo, tuy còn những khác biệt như Chủ tịch Sang phát biểu với báo chí trong cuộc gặp với Tổng thống Barack Obama.
Những diễn biến sau cuộc hội kiến tại Bạch Ốc cho thấy Hà Nội có tỏ thiện chí, đáp ứng lại việc Hoa Kỳ kêu gọi lãnh đạo Việt Nam tôn trọng các quyền căn bản của dân.
Đầu tháng 8, toà án Long An giảm án tù thành án treo cho sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha cũng được giảm án từ 8 xuống còn 4 năm tù.
Sau đến luật gia Lê Hiếu Đằng phổ biến một bài viết kêu gọi thành lập Đảng Dân chủ Xã hội để làm đối trọng với Đảng Cộng sản đang độc quyền cai trị.
Đầu tháng 9 nhà báo Phan Thanh Hải tức AnhBaSaigon được thả về sớm hơn hạn định sau ba năm tù vì tội “tuyên truyền chống Nhà nước”.
Ông Đằng viết bài kêu gọi thành lập đảng đối lập khi lâm bệnh lúc tuổi đã xế chiều, coi như những suy nghiệm cuối đời của một người đã dấn thân theo Đảng Cộng sản 45 năm.
Ông không phải là người đầu tiên kêu gọi dân chủ hoá Việt Nam. Từ hai thập niên trước các ông Trần Xuân Bách, Phan Đình Diệu, Trần Độ, Hoàng Minh Chính đã lên tiếng đòi dân chủ và bị chính quyền quy chụp hay bao vây, trấn áp bằng nhiều cách.
Một số người khác từng sống ở miền nam, khi lên tiếng đòi tự do, nhân quyền đã bị Hà Nội kết án tù nhiều năm như luật sư Đoàn Thanh Liêm, giáo sư Đoàn Viết Hoạt, bác sĩ Nguyễn Đan Quế.
Sau khi ông Đằng phổ biến bài viết, truyền thông chính thống cực lực chỉ trích lời kêu gọi và đả kích cá nhân ông. Nhà nước vẫn kiên quyết không chấp nhận có đảng đối lập trong chính trường Việt Nam.
Ông Đằng không bị an ninh quấy nhiễu, bắt giam mà còn có thể lên tiếng phản bác lại những luận điệu của nhà nước, tuy những gì ông viết ra chỉ được phổ biến trên truyền thông lề trái. Bài viết của ông Đằng làm dấy lên hy vọng trong lòng nhiều người, tưởng như tự do, dân chủ sắp có. Nhưng tiến trình dân chủ hoá đất nước còn dài và nhiều khó khăn.
Đề nghị lập đảng là để có thể cầm chân, kiểm soát không cho Đảng Cộng sản chà đạp lên luật pháp. Nếu chỉ với mục đích như thế thì dù được thành lập, Đảng Dân chủ Xã hội cũng khó kiềm chế được Đảng Cộng sản, vì đảng đối lập không được tranh đua trong chính trường để lên nắm quyền cai trị đất nước theo tinh thần của Hiến pháp hiện hành với Điều 4 dành quyền lãnh đạo cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Không sợ bị một đảng khác lên thay thế, liệu Đảng Cộng sản có thấy bị áp lực để thay đổi không?
Dựa vào pháp luật không cấm thành lập đảng chính trị, ông Lê Hiếu Đằng đưa ra lời kêu gọi những ai không còn ủng hộ Đảng Cộng sản cùng nhau tập họp lại thành lập một đảng mới. Tuy nhiên việc lập đảng là một nan đề luật pháp, vì Việt Nam hiện nay chưa có luật về sinh hoạt đảng phái chính trị. Theo giáo sư Hoàng Xuân Phú, ngay cả sự thành hình và sinh hoạt của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng không có đăng ký, không theo luật nào.
Trong tình hình như hiện nay, mọi quyền chính trị đều do Đảng Cộng sản nắm giữ, từ ban hành luật, thi hành luật đến giải thích luật. Không có cải cách chính trị sâu rộng để có định chế tam quyền phân lập, tiến đến một nền dân chủ pháp trị thì đề nghị thành lập một đảng chính trị sẽ không thay đổi được gì cơ chế hiện nay.
Thiết nghĩ, sau những kêu gọi, phản biện thì cần đưa ra một lộ đồ cho việc dân chủ hoá để làm mức đánh giá những đáp ứng của nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam vì tiến trình cải cách dân chủ sẽ đến mau hay chậm là do Đảng.
Nếu nhà nước Việt Nam thực sự muốn cải cách chính trị như các nước lân bang Nam Hàn, Đài Loan đã thực hiện trong thập niên 1990 và gần đây là Myanmar thì trước hết cần trả tự do cho những tù nhân chính trị, những người bị kết án tù vì vi phạm các điều 79, 88 và 258 của luật hình sự hiện hành.
Đề nghị Quốc hội khi nhóm họp vào tháng 10 tới đây sẽ sửa đổi và ban hành những bộ luật cải cách chính trị cần thiết cho một nền dân chủ.
1/ Sửa đổi những điều 79, 88 và 258 của luật hình sự. Định nghĩa rõ những hành vi nào là xâm phạm an ninh quốc gia, âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân, tuyên truyền chống lại nhà nước hay lạm dụng tự do dân chủ.
2/ Luật tự do báo chí. Một nền dân chủ không thể thiếu tự do thông tin, báo chí.
3/ Luật tổ chức các đảng chính trị. Chế độ tự do dân chủ không thể thiếu đảng đối lập.
4/ Luật mới về bầu cử quốc hội với sự tham gia của các đảng chính trị.
5/ Tu chính Hiến pháp. Bỏ Điều 4, thêm cơ quan giải thích Hiến pháp.
Hiện nay, với sự độc tôn chính trị nên tính chính danh của Đảng Cộng sản bị đặt dấu hỏi. Trước gây hấn của Bắc Kinh và phản ứng của Hà Nội qua việc đàn áp người dân khi họ lên tiếng phản đối Trung Quốc, vai trò bảo vệ đất nước của Đảng cũng đang gặp thử thách.
Với cải cách đưa tới sinh hoạt chính trị đa đảng, Đảng Cộng sản sẽ tiếp tục hoạt động, trong sự cạnh tranh với các đảng khác. Khi đó tính chính danh và hiệu năng của đảng sẽ lên cao vì các đảng tranh đua làm tốt, đưa ra những chính sách, dự án tốt nhất để phục vụ nhân dân.
Quanh vùng Đông Á, Nhật Bản có nền dân chủ vững vàng. Nam Hàn, Malaysia và Đài Loan đã trở thành những quốc gia dân chủ trong vài thập niên qua. Campuchia mới đây cũng có bầu cử đa đảng.
Tại Đài Loan, Quốc dân Đảng nắm quyền cai trị gần nửa thế kỷ. Sau cải cách dân chủ, nhiều đảng đã tham gia sinh hoạt chính trị quốc gia, dù Quốc dân Đảng vẫn nắm ưu thế. Đến năm 2000 Dân tiến Đảng mới có cơ hội lên nắm quyền. Sau hai nhiệm kỳ, Quốc dân Đảng lại giành lại quyền cai trị. Với một chính thể tự do dân chủ và tuy không được các quốc gia thừa nhận ngoại giao, nhưng Đài Loan không lo sợ bị Trung Quốc xâm lăng hay sát nhập.
Ở bán đảo Triều Tiên, nếu bị Bắc Hàn tấn công, Nam Hàn cũng sẽ được các nước tự do dân chủ hỗ trợ.
Còn với Việt Nam hiện nay, nếu bị Trung Quốc vả cho một cái, không biết có nước nào đứng ra bênh Việt Nam không?
© 2013 Buivanphu
-------------------
NGUỒN: http://buivanphu.wordpress.com/2013/09/27/tu-xa-hoi-dan-su-den-dan-chu-tu-do/
September 27, 2013
Tác giả dạy đại học cộng đồng và hiện sống ở vùng Vịnh San Francisco, California. Ông đã làm việc trong chương trình Peace Corps của Hoa Kỳ tại Togo, châu Phi và với Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc ở Đông nam Á.
View all posts by Bùi Văn Phú →
Đầu tuần này, 130 trí thức và nhân sĩ trong ngoài nước lại ra một tuyên bố đòi cải cách chính trị tại Việt Nam, như bỏ Điều 4 Hiến pháp và trả lại cho dân các quyền dân sự, chính trị như ghi trong điều 69 Hiến pháp, trong các công ước quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn từ ba chục năm qua.
Tham gia ký tên có các giáo sư Tương Lai, Hoàng Tụy, Hoàng Xuân Phú từ trong nước; Ngô Bảo Châu, Phạm Xuân Yêm, Hà Dương Tường, Lê Xuân Khoa, Phạm Quang Tuấn, Trần Hữu Dũng, Ngô Vĩnh Long, Trần Văn Thọ ở nước ngoài; nhà văn Bùi Ngọc Tấn, Phạm Đình Trọng, Nguyên Ngọc, nhà thơ Đỗ Trung Quân, Hoàng Hưng, Bùi Chát; Giám mục Nguyễn Thái Hợp, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà báo Huy Đức, Lưu Trọng Văn, Huỳnh Ngọc Chênh v.v…
Cùng lúc “Tuyên bố về thực thi quyền dân sự và chính trị” được phổ biến, một trang mạng có tên Diễn đàn Xã hội Dân sự (diendanxahoidansu.wordpress.com) được mở ra là nơi phổ biến những ý kiến, tranh luận về thay đổi chính trị cho Việt Nam.
Bản tuyên bố là một trong nhiều lên tiếng của các nhóm đòi dân chủ được phổ biến từ đầu năm nay.
Sau chuyến đi Hoa Kỳ của Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang vào cuối tháng Bảy vừa qua, với quan tâm về nhân quyền tại Việt Nam đã được lãnh đạo hai nước bàn thảo, tuy còn những khác biệt như Chủ tịch Sang phát biểu với báo chí trong cuộc gặp với Tổng thống Barack Obama.
Những diễn biến sau cuộc hội kiến tại Bạch Ốc cho thấy Hà Nội có tỏ thiện chí, đáp ứng lại việc Hoa Kỳ kêu gọi lãnh đạo Việt Nam tôn trọng các quyền căn bản của dân.
Đầu tháng 8, toà án Long An giảm án tù thành án treo cho sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha cũng được giảm án từ 8 xuống còn 4 năm tù.
Sau đến luật gia Lê Hiếu Đằng phổ biến một bài viết kêu gọi thành lập Đảng Dân chủ Xã hội để làm đối trọng với Đảng Cộng sản đang độc quyền cai trị.
Đầu tháng 9 nhà báo Phan Thanh Hải tức AnhBaSaigon được thả về sớm hơn hạn định sau ba năm tù vì tội “tuyên truyền chống Nhà nước”.
Ông Đằng viết bài kêu gọi thành lập đảng đối lập khi lâm bệnh lúc tuổi đã xế chiều, coi như những suy nghiệm cuối đời của một người đã dấn thân theo Đảng Cộng sản 45 năm.
Ông không phải là người đầu tiên kêu gọi dân chủ hoá Việt Nam. Từ hai thập niên trước các ông Trần Xuân Bách, Phan Đình Diệu, Trần Độ, Hoàng Minh Chính đã lên tiếng đòi dân chủ và bị chính quyền quy chụp hay bao vây, trấn áp bằng nhiều cách.
Một số người khác từng sống ở miền nam, khi lên tiếng đòi tự do, nhân quyền đã bị Hà Nội kết án tù nhiều năm như luật sư Đoàn Thanh Liêm, giáo sư Đoàn Viết Hoạt, bác sĩ Nguyễn Đan Quế.
Sau khi ông Đằng phổ biến bài viết, truyền thông chính thống cực lực chỉ trích lời kêu gọi và đả kích cá nhân ông. Nhà nước vẫn kiên quyết không chấp nhận có đảng đối lập trong chính trường Việt Nam.
Ông Đằng không bị an ninh quấy nhiễu, bắt giam mà còn có thể lên tiếng phản bác lại những luận điệu của nhà nước, tuy những gì ông viết ra chỉ được phổ biến trên truyền thông lề trái. Bài viết của ông Đằng làm dấy lên hy vọng trong lòng nhiều người, tưởng như tự do, dân chủ sắp có. Nhưng tiến trình dân chủ hoá đất nước còn dài và nhiều khó khăn.
Đề nghị lập đảng là để có thể cầm chân, kiểm soát không cho Đảng Cộng sản chà đạp lên luật pháp. Nếu chỉ với mục đích như thế thì dù được thành lập, Đảng Dân chủ Xã hội cũng khó kiềm chế được Đảng Cộng sản, vì đảng đối lập không được tranh đua trong chính trường để lên nắm quyền cai trị đất nước theo tinh thần của Hiến pháp hiện hành với Điều 4 dành quyền lãnh đạo cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Không sợ bị một đảng khác lên thay thế, liệu Đảng Cộng sản có thấy bị áp lực để thay đổi không?
Dựa vào pháp luật không cấm thành lập đảng chính trị, ông Lê Hiếu Đằng đưa ra lời kêu gọi những ai không còn ủng hộ Đảng Cộng sản cùng nhau tập họp lại thành lập một đảng mới. Tuy nhiên việc lập đảng là một nan đề luật pháp, vì Việt Nam hiện nay chưa có luật về sinh hoạt đảng phái chính trị. Theo giáo sư Hoàng Xuân Phú, ngay cả sự thành hình và sinh hoạt của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng không có đăng ký, không theo luật nào.
Trong tình hình như hiện nay, mọi quyền chính trị đều do Đảng Cộng sản nắm giữ, từ ban hành luật, thi hành luật đến giải thích luật. Không có cải cách chính trị sâu rộng để có định chế tam quyền phân lập, tiến đến một nền dân chủ pháp trị thì đề nghị thành lập một đảng chính trị sẽ không thay đổi được gì cơ chế hiện nay.
Thiết nghĩ, sau những kêu gọi, phản biện thì cần đưa ra một lộ đồ cho việc dân chủ hoá để làm mức đánh giá những đáp ứng của nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam vì tiến trình cải cách dân chủ sẽ đến mau hay chậm là do Đảng.
Nếu nhà nước Việt Nam thực sự muốn cải cách chính trị như các nước lân bang Nam Hàn, Đài Loan đã thực hiện trong thập niên 1990 và gần đây là Myanmar thì trước hết cần trả tự do cho những tù nhân chính trị, những người bị kết án tù vì vi phạm các điều 79, 88 và 258 của luật hình sự hiện hành.
Đề nghị Quốc hội khi nhóm họp vào tháng 10 tới đây sẽ sửa đổi và ban hành những bộ luật cải cách chính trị cần thiết cho một nền dân chủ.
1/ Sửa đổi những điều 79, 88 và 258 của luật hình sự. Định nghĩa rõ những hành vi nào là xâm phạm an ninh quốc gia, âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân, tuyên truyền chống lại nhà nước hay lạm dụng tự do dân chủ.
2/ Luật tự do báo chí. Một nền dân chủ không thể thiếu tự do thông tin, báo chí.
3/ Luật tổ chức các đảng chính trị. Chế độ tự do dân chủ không thể thiếu đảng đối lập.
4/ Luật mới về bầu cử quốc hội với sự tham gia của các đảng chính trị.
5/ Tu chính Hiến pháp. Bỏ Điều 4, thêm cơ quan giải thích Hiến pháp.
Hiện nay, với sự độc tôn chính trị nên tính chính danh của Đảng Cộng sản bị đặt dấu hỏi. Trước gây hấn của Bắc Kinh và phản ứng của Hà Nội qua việc đàn áp người dân khi họ lên tiếng phản đối Trung Quốc, vai trò bảo vệ đất nước của Đảng cũng đang gặp thử thách.
Với cải cách đưa tới sinh hoạt chính trị đa đảng, Đảng Cộng sản sẽ tiếp tục hoạt động, trong sự cạnh tranh với các đảng khác. Khi đó tính chính danh và hiệu năng của đảng sẽ lên cao vì các đảng tranh đua làm tốt, đưa ra những chính sách, dự án tốt nhất để phục vụ nhân dân.
Quanh vùng Đông Á, Nhật Bản có nền dân chủ vững vàng. Nam Hàn, Malaysia và Đài Loan đã trở thành những quốc gia dân chủ trong vài thập niên qua. Campuchia mới đây cũng có bầu cử đa đảng.
Tại Đài Loan, Quốc dân Đảng nắm quyền cai trị gần nửa thế kỷ. Sau cải cách dân chủ, nhiều đảng đã tham gia sinh hoạt chính trị quốc gia, dù Quốc dân Đảng vẫn nắm ưu thế. Đến năm 2000 Dân tiến Đảng mới có cơ hội lên nắm quyền. Sau hai nhiệm kỳ, Quốc dân Đảng lại giành lại quyền cai trị. Với một chính thể tự do dân chủ và tuy không được các quốc gia thừa nhận ngoại giao, nhưng Đài Loan không lo sợ bị Trung Quốc xâm lăng hay sát nhập.
Ở bán đảo Triều Tiên, nếu bị Bắc Hàn tấn công, Nam Hàn cũng sẽ được các nước tự do dân chủ hỗ trợ.
Còn với Việt Nam hiện nay, nếu bị Trung Quốc vả cho một cái, không biết có nước nào đứng ra bênh Việt Nam không?
© 2013 Buivanphu
-------------------
NGUỒN: http://buivanphu.wordpress.com/2013/09/27/tu-xa-hoi-dan-su-den-dan-chu-tu-do/
Victor Quach- Tổng số bài gửi : 314
Join date : 24/12/2012
Suy nghĩ về xã hội dân sự - Tác giả: Huỳnh Thục Vy
Người dân Việt Nam chưa có không gian dân sự để hoạt động
Xã hội dân sự được minh định trong sự tách biệt với các không gian hoạt động khác, bao gồm xã hội kinh tế (hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận) và xã hội chính trị (các định chế quyền lực chính trị và các đảng phái).
Tự nguyện, tự vận hành, phi lợi nhuận và độc lập với quyền lực chính trị là những đặc tính cơ bản định hình sự tồn tại riêng biệt của xã hội dân sự.
Vài nét khái quát
Trong một nền dân chủ tự do, tác động tương hỗ giữa ba mảng hoạt động này (dân sự, kinh tế, chính trị) diễn ra liên tục tạo nên bối cảnh xã hội sinh động và đưa đến những điều kiện làm thay đổi tính chất lẫn trình độ phát triển của nền dân chủ.
Với những chuyển động phức tạp của xã hội, điều cần thiết là giữ được mối quan hệ cân bằng giữa ba không gian hoạt động này. Vì sự cân bằng này bị phá vỡ sẽ dẫn đến sự suy thoái hoặc biến mất của một trong ba lĩnh vực này; mà khả năng cao nhất sẽ là mối đe doạ nhắm vào xã hội dân sự.
Như một thành tố cấu thành nên một xã hội dân chủ, sự tồn tại của xã hội dân sự cũng như uy tín và vai trò của nó là không thể phủ nhận. Nhưng, những trở ngại không nhỏ đã và đang ngăn cản nỗ lực xây dựng không gian dân sự trong các quốc gia độc tài cũng như các quốc gia đang chuyển hoá dân chủ hoặc đang xây dựng một nền dân chủ non trẻ."Các trí thức xuất thân cộng sản cũng dần dần nhận thấy vai trò của mình trong nỗ lực cổ vũ cho sự hình thành và phát triển của xã hội dân sự. "
Huỳnh Thục Vy
Việt Nam là một quốc gia độc tài đặc biệt hơn, với mô hình chính trị nhắm thẳng sự tấn công vào xã hội dân sự. Vì thế, nỗ lực dân chủ hoá đặt trên nền móng xã hội dân sự ở xứ sở này cũng khó khăn gấp bội.
Thực vậy, việc tập trung các tổ chức dân sự dưới trướng một Mặt trận Tổ quốc do đảng Cộng sản điều khiển đã biến tiềm năng sinh hoạt tập thể của người dân thành năng lực phục vụ cho quyền lực chính trị, đã biến các diễn đàn thể hiện ý chí của người dân thành các buổi họp chi bộ Đảng.
Thêm vào đó, việc cấm chỉ hoạt động của các tổ chức, các nhóm không được chính quyền chấp nhận đã triệt tiêu không gian dân sự gần như hoàn toàn ở Việt Nam.
Những năm gần đây, với sự trợ giúp hữu ích của internet, các diễn đàn thảo luận chính trị online và các nhóm sinh hoạt bí mật trên mạng xã hội đã thực sự tạo không gian cần thiết cho sự tự do bày tỏ quan điểm chính trị. Đó chính là những dấu hiệu khởi phát đáng mừng của xã hội dân sự.
Hơn thế, tầm quan trọng của xã hội dân sự trong cuộc vận động dân chủ hoá được nhiều nhà hoạt động, nhất là giới trẻ đặc biệt quan tâm.
Các trí thức xuất thân cộng sản cũng dần dần nhận thấy vai trò của mình trong nỗ lực cổ vũ cho sự hình thành và phát triển của xã hội dân sự.
Các trí thức hải ngoại cũng tìm thấy sức sống và hy vọng mới cho phong trào Dân chủ qua triển vọng xã hội dân sự. Nhiều nhóm đối kháng đã được thành lập và bước đầu đã cho thấy tiềm năng của mình, dù vấp phải nhiều đàn áp từ Nhà cầm quyền.
Hai điều kiện tiên quyết để thành công
Các điều kiện cho một không gian dân sự hoạt động thành công không dễ dàng như chúng ta nghĩ. Một thực thể chỉ là chính nó khi hoạt động mà không có sự can thiệp thái quá từ bên ngoài.
Uy tín và thẩm quyền đạo đức của các tổ chức dân sự, vì thế, hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng giữ cân bằng và tự chủ. Mất đi sự độc lập thích đáng này, xã hội dân sự không chỉ rơi vào tình trạng tồn tại trên hình thức, hiệu quả hoạt động bị tiêu giảm, trở thành những thực thể "phản dân sự", làm tay sai cho quyền lực Nhà nước, là con rối của các thực thể kinh tế; mà còn tự loại bỏ mình khỏi đời sống xã hội vì đã bị "hoà tan" vào hai không gian hoạt động kia (xã hội chính trị và xã hội kinh tế).
Có hai điều kiện cần thiết để đảm bảo sự độc lập thích đáng của xã hội dân sự, đó là độc lập về tài chính và nhân sự chủ chốt.
Đảng Cộng sản đã choán toàn bộ không gian xã hội của người dân
Thứ nhất, là sự độc lập tài chính. Không một tổ chức nào có thể hoạt động nếu không có nguồn tài chính ổn định và thích hợp, nhưng cũng chính vì thế mà không một thực thể nào giữ được sự độc lập ý chí nếu bị phụ thuộc về tài chính.
Các tổ chức bảo vệ Nhân quyền như Human Rights Watch, Reporters without Borders, Amnesty International, Pen International... tới nay vẫn là những NGO quốc tế có uy tín và vị thế quan trọng trong cuộc vận động bảo vệ Nhân quyền, vẫn mạnh mẽ ủng hộ các nhà đối kháng, các nhóm thiểu số bị đàn áp trên khắp thế giới trong khi chính phủ các quốc gia dân chủ vẫn "mắt nhắm mắt mở" vì lợi ích quốc gia họ.
Thực tế đó xuất phát từ khả năng giữ được sự cân bằng khi phải đối mặt với vấn đề tài chính. Nếu chúng ta để ý, sẽ thấy mục "Donation" trên trang nhà của các tổ chức này. Ở đó, họ kêu gọi sự đóng góp của các cá nhân giúp họ giữ được sự độc lập cần thiết. Thực vậy, từng đóng góp nhỏ từ một khối người lớn sẽ giúp được rất nhiều cho các tổ chức này, nhưng không khiến họ bị phụ thuộc vào một cá nhân hay tổ chức kính tế, chính trị nào.
Trong "Phát biểu vắn tại Hội nghị Uỷ ban Trung ương Mặt trận TQVN", tôi rất ngạc nhiên khi giáo sư Tương Lai hy vọng : “Mặt trận sẽ không tiếp tục thực hiện vai trò cây kiểng làm dáng, ăn theo nói leo với những lời tụng ca như đang và đã từng " và " là nơi quy tụ ý chí nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân"; mà không chú trọng đến một sự thật rằng Mặt trận này sẽ mãi mãi chẳng bao giờ là tiếng nói của người dân nếu nó vẫn hoạt động bằng nguồn tài chính từ chính quyền do đảng cộng sản lãnh đạo. Sự phụ thuộc tài chính là nguyên nhân dễ thấy của sự phụ thuộc ý chí, nó cũng chính là gốc rễ của cái tư duy “sổ hưu” của các đảng viên cộng sản.
Thứ hai, là sự độc lập của các nhân sự chủ chốt."Các nhân sự quan trọng trong một tổ chức dân sự phải thực sự là một nhà hoạt động xã hội chuyên nghiệp, có nghĩa là họ nhất thiết không phải là công chức Nhà nước, không là thành viên của bất cứ đảng phái chính trị nào và cũng không liên quan đến hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận."
Các nhân sự quan trọng trong một tổ chức dân sự phải thực sự là một nhà hoạt động xã hội chuyên nghiệp, có nghĩa là họ nhất thiết không phải là công chức Nhà nước, không là thành viên của bất cứ đảng phái chính trị nào và cũng không liên quan đến hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.
Thử hình dung, một đảng viên của đảng A, cũng là nhân sự lãnh đạo trong một NGO (B), người đó có thể có đủ bản lĩnh để không bị chi phối bởi lợi ích chính trị của đảng phái mà hoạt động xã hội một cách vô tư hay không?
Lại cũng như thế, nếu một người là giới chức chính quyền hoặc đang làm việc cho một tập đoàn kinh tế, anh ta có đủ khả năng để làm việc hoàn toàn theo lương tâm và sự thật như một nhà hoạt động xã hội không, hay lại bị khống chế bởi quyền lực chính trị hoặc mệnh lệnh kinh tế?
Lại nêu lên trường hợp Mặt trận Tổ quốc, nhân sự chủ chốt của Mặt trận này là đảng viên cộng sản, họ không phục tùng và làm việc cho lợi ích của đảng cộng sản thì mới là bất bình thường.
Bởi vậy, thật nghịch lý khi kêu gọi Mặt trận này phải đứng về phía nhân dân, ủng hộ dân chủ và đa đảng khi Đảng cộng sản mới là cơ quan chủ quản của nó chứ không phải là khối dân sự. Một ví dụ khác, gần đây dư luận chú ý đến sự xuất hiện của Diễn đàn xã hội dân sự.
Tôi không biết danh tính đầy đủ của những người khởi xướng diễn đàn này (và cũng không nghi ngờ thiện chí của họ) nhưng tôi có thể khẳng định: nếu nhiều người trong số họ vẫn còn mang thẻ đảng, thì tính chất dân sự thực sự của Diễn đàn này vẫn còn xa vời lắm. Bởi vì chỉ có dân sự phục vụ lợi ích và thể hiện ý chí dân sự, còn kinh tế và chính trị thì chỉ nhằm mục đích lợi nhuận và quyền lực. Phải nhận thức rõ ràng như thế mới mong đặt nền móng xã hội dân sự một cách thành công ở xứ sở này.
Thay lời kết
Hiện nay, trong vòng kiềm toả của chế độ độc tài, mọi hoạt động của những nhà đấu tranh cho dân chủ đều "underground"; họ đều mang một danh xưng chung là "activist" mà không có sự phân định rõ ràng giữa những cá nhân hoạt động đảng phái và những người làm việc theo xu hướng xã hội dân sự.
Dưới các động thái thù địch của chế độ nhắm vào các đảng phái đối lập, điều này dễ hiểu. Nhưng về lâu về dài, sự thiếu phân minh này sẽ ảnh hưởng đến sự tiến bộ và vững chắc của xã hội dân sự, để lại hệ luỵ cho công cuộc xây dựng dân chủ.
Bởi, sự hiện diện của thành viên các đảng phái trong các tổ chức xã hội dân sự, cũng như việc nhân danh xã hội dân sự để hoạt động đảng phái, trong trường hợp xấu nhất, sẽ tạo điều kiện để chính trị khuynh loát hoặc chi phối xã hội dân sự sau này. Và đó không phải là một tương lai đáng mong muốn cho dân chủ Việt Nam."Xã hội dân sự không thể mãi là cái vỏ bọc cho hoạt động chính trị, điều đó là không chính đáng. Các hoạt động đảng phái là cần thiết và chỉ tốt đẹp nếu nó mang đúng tên của mình. "
Huỳnh Thục Vy
Không phải chúng ta ca ngợi tầm quan trọng của xã hội dân sự thì nó tự nhiên có đủ phẩm chất để gánh vác trọng trách trong cuộc vận động dân chủ hiện nay.
Không gian dân sự này có đủ khả năng làm nền tảng cho dân chủ hay không tuỳ thuộc vào nhận thức và bản lĩnh của các nhà hoạt động dân sự lẫn đảng phái.
Xã hội dân sự không thể mãi là cái vỏ bọc cho hoạt động chính trị, điều đó là không chính đáng. Các hoạt động đảng phái là cần thiết và chỉ tốt đẹp nếu nó mang đúng tên của mình.
Nên lưu ý rằng, dù chương trình làm việc của xã hội dân sự liên quan mật thiết đến các vấn đề chính trị, thì tự thân nó, xã hội dân sự không bao giờ giống với đảng phái. Thiết nghĩ, sự phân biệt rõ ràng giữa xã hội dân sự và đảng phái chính trị sẽ là một bước trưởng thành quan trọng của phong trào dân chủ Việt Nam. Nếu không có bước tiến này, xã hội dân sự sẽ còn phải đi một quãng đường rất chông gai nữa để có thể tự khẳng định mình.
Bài viết thể hiện cách hành văn và quan điểm riêng của tác giả.
-------------------------------
NGUỒN: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/10/131015_huynh_thuc_vy_xa_hoi_dan_su.shtml
hcnhau- Tổng số bài gửi : 111
Join date : 12/10/2012
Similar topics
» Tuyển sinh thực tập kế toán trên chứng từ thực tế tại Hà Nội
» Tiếng Việt không dấu chính thức được cấp bản quyền, tác giả hy vọng chữ mới có thể được đưa vào giảng dạy cho học sinh
» Tuyển thực tập kế toán công ty tại Hà Nội
» Tuyển thực tập sinh kế toán tại Hà Nội
» Hiến pháp : Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định độc quyền lãnh đạo
» Tiếng Việt không dấu chính thức được cấp bản quyền, tác giả hy vọng chữ mới có thể được đưa vào giảng dạy cho học sinh
» Tuyển thực tập kế toán công ty tại Hà Nội
» Tuyển thực tập sinh kế toán tại Hà Nội
» Hiến pháp : Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định độc quyền lãnh đạo
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết