Chữ Việt Forum
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TP HCM sẽ là hạt nhân của vùng với 15 đô thị vệ tinh

Go down

TP HCM sẽ là hạt nhân của vùng với 15 đô thị vệ tinh Empty TP HCM sẽ là hạt nhân của vùng với 15 đô thị vệ tinh

Bài gửi by thaonp122 11/8/2016, 09:49

TP HCM được xác định là đô thị trung tâm kinh tế tổng hợp đa chức năng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với 4 cực phát triển và 15 đô thị vệ tinh.

>>> Bài viết liên quan: CHÍNH THỨC: Dự án Bến Xe Miền Tây mới được xây ở Phú Mỹ Hưng // Dự án Cầu Phú Định, đòn bẫy cho bđs khu Nam Sài Gòn

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, vừa được Thủ tướng phê duyệt với mục tiêu phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam năng động, chất lượng tăng trưởng cao và bền vững. Đây sẽ là khu vực kinh tế đầu tàu; trung tâm kinh tế, thương mại, văn hóa, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học chất lượng cao của cả nước và khu vực.

Theo đó, khu vực phía Nam sẽ có 4 cực phát triển đóng vai trò quan trọng gồm: Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu), Biên Hòa (Đồng Nai), Thủ Dầu Một (Bình Dương) và Mỹ Tho (Tiền Giang). Đồng thời, phát triển 15 đô thị vệ tinh như: Nhơn Trạch, Long Thành, Tam Phước, Hiệp Phước, Củ Chi, Đức Hòa, Trảng Bom, An Lạc, Nhà Bè, Cần Giờ, Dĩ An -Thuận An, Tân An, Gò Công, Bến Lức, Cần Giuộc. Trong đó, TP HCM là trung tâm tạo sự liên kết mang tính hệ thống giữa các đô thị trong vùng.

Về quy hoạch tiểu vùng, TP HCM được xác định trở thành một trung tâm dịch vụ, công nghiệp, khoa học và công nghệ của khu vực Đông Nam Á với các tiểu vùng Đông Bắc (Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu) tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ; du lịch; Tây Bắc (Tây Ninh, Bình Phước) khai thác lợi thế các khu kinh tế cửa khẩu, mở rộng hoạt động kinh tế, thương mại với Campuchia; Tây Nam (Long An và Tiền Giang) phát huy vai trò cửa ngõ, cầu nối giữa vùng ĐBSCL và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đầu tư để đảm bảo vững chắc an ninh lương thực và xuất khẩu. Hình thành các vùng chuyên canh cây ăn quả.

Quy hoạch cũng yêu cầu triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, phát triển mạnh kinh tế biển, nâng cao đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Xây dựng vùng ven biển trở thành "vùng kinh tế mở", hướng mạnh ra bên ngoài…

Về phát triển kinh tế, quy hoạch đề ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011-2015 đạt 8,0-8,5%/năm và giai đoạn 2016-2020 khoảng 8,5-9,0%/năm. Đến năm 2020 các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm 95-96% tổng GDP, trong đó tỷ trọng khu vực dịch vụ đạt khoảng 44%. GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 3.900-4.000 USD; đến năm 2020 đạt trên 5.000 USD.

Đồng thời, tăng giá trị xuất khẩu bình quân đầu người lên 3.700 USD năm 2015 và 5.400 USD năm 2020. Đóng góp khoảng 55-60% thu ngân sách cả nước thời kỳ 2011-2020. Tốc độ đổi mới công nghệ đạt bình quân khoảng 20%/năm; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt khoảng 85%.
Nguồn sưu tầm

Có thể bạn quan tâm: Phân khúc căn hộ trên dưới 2 tỷ dậy sóng thị trường căn hộ 2016

thaonp122

Tổng số bài gửi : 42
Join date : 30/03/2016

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết