Phỏng vấn Ts. Ngô Đình Học Hoc về WinVNKey và Chữ Việt Nhanh
Chữ Việt Forum :: HỖ TRỢ :: WinVNKey
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Phỏng vấn Ts. Ngô Đình Học Hoc về WinVNKey và Chữ Việt Nhanh
Mời các bạn xem bài "Phỏng vấn Ts. Ngô Đình Học Hoc về WinVNKey và Chữ Việt Nhanh"
Người thực hiện: Nhà báo Nguyễn Hữu Thiện
Xin xem ở đường dẫn sau trên Diễn đàn Tinh Tế:
https://tinhte.vn/threads/phong-van-ts-ngo-dinh-hoc-ve-winvnkey-va-chu-viet-nhanh.2661255/
Hoặc xem trực tiếp sau đây:
Giới thiệu: Cuối năm 2014, nhà báo Nguyễn Hữu Thiện - sáng lập viên Tạp chí CNTT e-CHIP, nguyên phó Hội trưởng Hội Tin Học Tp.HCM - đứng ra phối hợp giữa Diễn đàn Tinh Tế (tinhte.vn) cùng trang mạng Chữ Việt Nhanh tổ chức ba cuộc thi về Chữ Việt Nhanh và WinVNKey (xem chi tiết ba cuộc thi ở http://chuvietnhanh.sourceforge.net/CacCuocThiTocKyCVN.htm).
Ông Nguyễn Hữu Thiện đã thực hiện cuộc phỏng vấn qua email với Ts. Ngô Đình Học - tác giả WinVNKey - về bộ gõ WinVNKey và Chữ Việt Nhanh.
Nay xin ghi lại nguyên văn toàn bộ email các câu hỏi phỏng vấn của nhà báo Nguyễn Hữu Thiện và email trả lời của Ts. Ngô Đình Học để độc giả có thông tin đầy đủ hơn về bộ gõ đa ngữ, đa năng WinVNKey và phương pháp tốc ký Chữ Việt Nhanh.
Email nêu câu hỏi phỏng vấn của nhà báo Nguyễn Hữu Thiện gởi đến Ts. Ngô Đình Học:
Mến gởi anh Học,
Như anh đã biết, nhân ba cuộc thi do các anh phối hợp với Diễn đàn Tinh Tế tổ chức, Thiện sẽ tổ chức loạt tin, bài để quảng bá mạnh hơn Chữ Việt Nhanh (CVN) và WinVNKey. Vì vậy, Thiện xin phép được phỏng vấn anh để cung cấp cho vài tờ báo lớn ở VN một cái nhìn có hệ thống hơn.
Rất mong anh Học trả lời giúp Thiện mấy câu hỏi sau:
1. Anh Học có thể tóm tắt mục tiêu và lịch sử phát triển của bộ gõ đa năng WinVNKey (một “MS Word”, so với Unikey như “Notepad” chẳng hạn).
2. Trong các chặng đường đã qua của WinVNKey, đâu là những câu chuyện, kỷ niệm mà anh thấy thú vị nhất, đáng nhớ nhất?
3. Vào thời điểm nào, và tại sao anh Học quyết định tích hợp CVN vào WinVNKey? (Tức có thể có những nguyên nhân khác nữa, chứ không chỉ vì WinVNKey vốn đã có sẵn những thuật toán phức tạp để gõ tắt vần - Lazy Syllable)
4. Theo anh, các yếu tố tốc ký CVN và cách gõ nhanh Tubinhtran chiếm vị trí ra sao đối với WinVNKey - xét trên tính chất toàn diện và đa năng của bộ gõ do anh tạo ra?
5. Mục tiêu sắp tới, cùng những yếu tố thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển tiếp WinVNKey nói chung, và phát huy vai trò của WinVNKey đối với việc quảng bá sâu rộng hơn phương pháp tốc ký CVN? (Cập nhật và phát triển chiều sâu các tính năng hiện có, thêm tính năng mới, thêm phiên bản cho Mac OS, cho mobile devices, ...)
Hy vọng anh sẽ sớm trả lời để Thiện chủ động xài cho các bài báo nhân cuộc thi thứ hai sẽ công bố vào hôm 14/12/2014.
Rất cám ơn anh Học!
Tp.HCM, 12/11/2014
Nguyễn Hữu Thiện
huuthien@gmail.com
Email trả lời của Ts. Ngô Đình Học, tác giả bộ gõ WinVNKey ( winvnkey.sf.net ):
Anh Thiện mến,
Tôi xin gửi đến anh câu trả lời cho các câu hỏi của ạnh. Xin phép anh tôi được trả lời dài dòng để mọi người có một bức tranh đầy đủ, tránh sự hiểu lầm. Anh có thể tách câu trả lời dài ra nhiều phần và đặt câu hỏi cho thích hợp. Cụ thể, tôi đã tự thêm câu hỏi (1b) để tôi có thể cung cấp một bức tranh đầy đủ về WinVNKey.
1. Anh Học có thể tóm tắt mục tiêu và lịch sử phát triển của bộ gõ đa năng WinVNKey (một “MS Word”, so với Unikey như “Notepad” chẳng hạn).
Bộ gõ WinVNKey được phát triển vào năm 1991 và phát hành vào năm 1992. Mục tiêu đầu tiên là để cung cấp một bộ gõ tiếng Việt miễn phí và có chất lượng cao cho tất cả những ai cần gõ chữ Việt. Lúc đầu bộ gõ chỉ hỗ trợ bảng mã 8 bit tiếng Việt có tên là VISCII do nhóm chúng tôi thiết kế. Sở dĩ chúng tôi chọn VISCII là muốn tất cả mọi người cùng dùng một bảng mã duy nhất hầu có thể trao đổi văn bản dễ dàng. Khi phổ biến miễn phí, chúng tôi hy vọng sẽ có rất đông người dùng thì bảng mã này tự nhiên sẽ trở thành tiêu chuẩn thực tế, các nhà sản xuất phần mềm sẽ phải hỗ trợ nó nếu muốn có người mua. Đến lúc đó thì việc trao đổi văn bản chữ Việt giữa mọi người sẽ trở thành dễ dàng, không còn phải mất công hoán chuyển bảng mã giữa các văn bản nữa.
Khi bảng mã Unicode 16 bit bắt đầu được dùng trong Windows 98, chúng tôi quyết định nâng cấp WinVNKey lên phiên bản 3.X nhằm hỗ trợ thêm bảng mã Unicode vào năm 1999. Như vậy, nếu người dùng cần font 8-bit thì phải chọn bảng mã VISCII, cần font 16-bit thì chọn bảng mã Unicode. Chúng tôi không muốn hỗ trợ các bảng mã tiếng Việt khác vì như vậy là góp phần vào việc kéo dài tình trạng tam thập lục, chứ không còn là thập nhị, sứ quân trong nền công nghiệp phần mềm tiếng Việt, gây khó khăn cho người dùng trong việc trao đổi văn bản và sử dụng mạng Internet.
Sau hơn 10 năm "khăng khăng" hỗ trợ một bảng mã VISCII, chúng tôi nhận định mục tiêu thống nhất một bảng mã tiếng Việt là không thực tế. Trong khi chờ đợi toàn thế giới sẽ thống nhất chung một bảng mã Unicode, người Việt sẽ còn dùng nhiều bảng mã 8 bit khác nhau như VNI, VSCII, VISCII, VNSCII, v.v. Mục tiêu tối hậu của WinVNKey là góp phần vào việc đem công nghệ máy tính đến càng nhiều người Việt càng tốt. Muốn làm được việc này, ngoài việc miễn phí, WinVNKey còn cần phải hỗ trợ nhiều bảng mã tiếng Việt đã có từ trước tới nay để cho mọi người có thể dùng WinVNKey để gõ các bảng mã mà họ đang dùng. Ngoài ra, WinVNKey cần phải hỗ trợ bảng mã quốc gia của một số nước khác, nhất là các nước ở Âu châu dùng chữ gốc La tinh. Lý do là đối tượng dùng WinVNKey có thể là người Việt sống rải rác ở các nước khác và phải dùng máy tính các nước đó để gõ tiếng Việt.
Tóm lại, để đáp ứng được nhu cầu của người Việt ở khắp nơi trên thế giới, bộ gõ cần phải hỗ trợ tất cả các bảng mã tiếng Việt đã từng xuất hiện từ trước đến nay và các bảng mã quốc gia của một số nước Âu Á có người Việt cư ngụ. Do đó, WinVNKey đã được nâng cấp thành bộ gõ đa ngữ lần đầu tiên trong phiên bản 4.x phát hành năm 2001. Phiên bản này hỗ trợ khoảng 40 ngôn ngữ gốc La tinh và chữ Hán, Nôm, Nhật. Kể từ đó, WinVNKey trở thành công cụ gõ quốc tế phục vụ những người dùng sống xa xứ. Chẳng hạn, người Đức sống ở Mỹ cần gõ văn bản chữ Đức, người Lithuania sống ở Anh cần gõ chữ Lithuanian, v.v. Điểm mạnh của WinVNKey là người dùng có thể gõ rất nhiều ngôn ngữ trong cùng một văn bản mà không cần phải dùng Control Panel để thay đổi ngôn ngữ liên tục như Windows XP.
Nhân tiện, chúng tôi xin tiết lộ là khi thiết kế bảng mã VISCII năm 1992, chúng tôi muốn tranh thủ sự ủng hộ từ các công ty thương mại nên quyết định chỉ hỗ trợ các thao tác gõ cơ bản trong WinVNKey (theo phương pháp VietNet hay VIQR), còn việc gõ thông minh thì nhường lại đất sống cho các công ty thương mại để họ ủng hộ chuẩn VISCII.
Sau hơn 10 năm kể từ khi WinVNKey ra đời, chúng tôi nhận thấy bảng mã Unicode đã trở nên rất phổ thông. Do đó, bảng mã VISCII, cũng như các bảng mã 8 bit Việt Nam khác đã trở thành quá khứ và việc tranh thủ sự ủng hộ của các công ty thương mại đối với VISCII không còn cần thiết nữa. Do đó, chúng tôi quyết định nâng cấp WinVNKey để hỗ trợ chức năng gõ thông minh hầu mọi người đỡ phải vất vả khi gõ chữ Việt. Đó là WinVNKey phiên bản 5.x phát hành năm 2005, cho phép bỏ dấu ở bất kỳ vị trí nào trong từ, cho phép gõ nhanh và sửa chính tả, cho phép người dùng tự điều chỉnh các thông số để có một bộ gõ tối ưu cho mình, cho phép hoán chuyển các văn bản RTF có nhiều fonts từ những bảng mã khác nhau, v.v.
Đến nay, WinVNKey đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài kể từ năm 1992 nên có rất nhiều chức năng, có thể đáp ứng hầu hết các nhu cầu gõ và hoán chuyển văn bản của mọi người, từ người mới biết gõ đến những người đã gõ thông thạo. Những người mới biết gõ có thể chọn cài đặt mặc định và gõ liền. Những người gõ thông thạo có thể tự chỉnh sửa các thông số theo ý mình. Nếu ai càng thành thạo thì sẽ càng thích WinVNKey vì có thể điều chỉnh bộ gõ để gõ rất nhanh và tạo cho bộ gõ khả năng lập trình theo ý mình.
Vì thế, WinVNKey có thể được ví như MS Word với rất nhiều chức năng soạn văn bản. Tuy nhiên, người mới dùng MS Word sẽ choáng ngợp trước giao diện phức tạp của MS Word so với Notepad. Đó là cái giá phải trả để có được những chức năng phong phú của MS Word. Tương tự, giao diện WinVNKey cũng sẽ làm người dùng lúng túng lúc đầu. Nếu người dùng chỉ muốn các chức năng gõ đơn giản thì các bộ gõ khác hiện có trên thị trường có thể đáp ứng được. Nhưng nếu họ muốn có một bộ gõ hoàn toàn theo ý mình thì họ có thể dùng WinVNKey, lúc đầu hơi bở ngở nhưng dần sẽ quen.
1a) Xin nói sơ lược về nhóm phát triển WinVNKey
WinVNKey chỉ là một trong nhiều sản phẩm miễn phí do một nhóm chuyên viên Việt Nam sống tại thung lũng Silicon, bangCalifornia, Hoa Kỳ phát hành vào thập niên 1990. Để có được một bức tranh toàn diện, chúng ta cần phải trở về thời điểm năm 1987-92 để hiểu sự ra đời của bảng mã VISCII và bộ gõ WinVNKey.
Vào thời điểm đó tập đoàn Unicode tại thung lũng Silicon đang bắt đầu thiết kế bảng mã Unicode 16 bit cho toàn thế giới. Tập đoàn này gồm những công ty hàng đầu thế giới về công nghiệp vi tính như IBM, Sun, HP, Apple, Microsoft, v.v. Trong giai đoạn đó, tập đoàn Unicode chủ trương bảng mã Unicode 16 bit chỉ hỗ trợ 2 bytes cho mỗi ký tự. Vì thế, bảng mã này chỉ có 65536 mã số mà thôi. Do phải để dành mã số để mã hóa tất cả các ngôn ngữ cổ cũng như kim trên toàn thế giới, tập đoàn Unicode tìm cách bỏ bớt những mẫu tự có thể được tạo thành từ những ký tự khác. Chẳng hạn, họ chỉ cần mã hóa một dấu hỏi rời thì không cần cung cấp mã số riêng cho chữ ả vì chữ này có thể được tạo thành từ chữ a và dấu hỏi rời. Bằng cách này, họ có thể bỏ qua tất cả 24 mẫu tự Việt Nam có dấu hỏi (12 chữ thường ả, ẳ, ẩ, ẻ, ể, ỉ, ỏ, ổ, ở, ủ, ử, ỷ, và 12 chữ hoa tương ứng). Họ đã dùng cách này để loại bỏ 90 mẫu tự Việt cả thường lẫn hoa. Trong khi đó thì họ cung cấp mã số cho từng chữ một đối với các mẫu tự Pháp, Đức, v.v... Đó là một sự thiên vị bất công và thiệt thòi rất lớn cho Việt Nam.
Chúng tôi, một nhóm chuyên viên ở Hoa Kỳ, đã nhận thức sai lầm này sẽ tác hại sâu xa đến việc phát triển phần mềm chữ Việt muôn đời về sau nên đã trực tiếp liên lạc và làm việc với họ trong các cuộc họp định kỳ nhằm phản đối chủ trương mã hóa chữ Việt dùng dấu rời. Nhưng tiếng nói lẻ tẻ của từng cá nhân không có hiệu quả. Tập đoàn Unicode khăng khăng từ chối, viện ra rất nhiều lý do, trong đó có lý do Việt Nam chưa hề có một bảng mã chữ Việt chính thức ở cấp nhà nước nên không cần phải bảo đảm tính tương thích như các bảng mã ở Âu châu.
Do đó, chúng tôi bàn bạc với nhau nhu cầu cần hình thành một nhóm thiết kế tiêu chuẩn tiếng Việt để có thể bút chiến với họ trong các mailing list và tranh luận với họ trong các cuộc họp ở thung lũng Silicon. Đó là lý do nhóm Vietnamese Standardization Working Group, gọi tắt là Viet-Std, ra đời vào mùa thu năm 1989.
Đã có tư cách nói chuyện với tập đoàn Unicode, nhưng lại không có một bảng mã chữ Việt nào có đầy đủ chữ Việt để có thể đưa ra cho họ xem trong quá trình bút chiến và tranh luận, nên chúng tôi phải tiến hành thiết kế một bảng mã 8 bit có đầy đủ chữ Việt thường cũng như hoa. Bảng mã mới này có tên gọi là VISCII (VIetnamese Standard Code for Information Interchange). Đồng thời, chúng tôi cũng tiêu chuẩn hóa qui ước viết chữ Việt bằng các ký tự ASCII thường được dùng trong email và Internet (thí dụ: to^i ye^u tie^'ng Vie^.t). Tiêu chuẩn này còn được gọi nôm na là bảng mã 7 bit tiếng Việt, có tên chính thức là VIQR (VIetnamese Quoted-Readable Specification). Cả hai tiêu chuẩn này được phát hành trong một tập san điện tử song ngữ năm 1992 (http://vietstd.sourceforge.net/report/rep92.htm) và trở thành chuẩn RFC1456 nộp lên ủy ban quốc tế đặc trách về tiêu chuẩn mạng Internet năm 1993.
Cuối cùng, nỗ lực vận động của chúng tôi thành công rực rỡ, tập đoàn Unicode chịu lùi bước và chấp nhận cung cấp mã số riêng rẻ cho tất cả mẫu tự Việt vào năm 1993.
Chúng tôi nhận định thế giới cần một thời gian dài để chuyển tiếp từ bảng mã 7 hoặc 8 bit lên Unicode 16 bit. Như vậy, người Việt cần có một và chỉ một bảng mã 8 bit thống nhất để dùng trong thời gian này. Tiếc thay, lúc bấy giờ có rất nhiều bảng mã chữ Việt; hầu như mỗi công ty, mỗi cá nhân đều tạo ra bảng mã riêng. Điều này làm cho việc trao đổi văn bản trở thành khó khăn vì phải hoán chuyển bảng mã và phải có đúng font chữ mới đọc được.
Bảng mã VISCII do chúng tôi thiết kế có đặc điểm chung là có thể dùng trong tất cả các hệ điều hành như DOS, Windows, Unix, Mac. Tuy nhiên, bảng mã này sẽ không có giá trị gì nếu nó chỉ tồn tại trên giấy tờ mà không có các bộ gõ, fonts, ứng dụng hỗ trợ nó và không có đông người dùng. Nếu có đông người dùng thì áp lực thị trường sẽ khiến các công ty khác sẽ phải hỗ trợ nó và dần dần nó sẽ trở thành tiêu chuẩn thực tế (de facto standard) và cả nước sẽ có một tiêu chuẩn duy nhất.
Do đó, chúng tôi lập ra một nhóm phần mềm gọi là nhóm TriChlor vào năm 1992 để chính thức lo việc phát triển các phần mềm miễn phí hỗ trợ bảng mã 8 bit VISCII và qui ước 7 bit VIQR. Các phần mềm của chúng tôi lần lượt được lan truyền khắp thế giới, cộng đồng người Việt ở hải ngoại trên khắp năm châu có thể hạ tải về dùng miễn phí.
Đầu tiên, chúng tôi phát triển bộ gõ vietterm và vnterm trên nền Unix/X-Windows (1989-92), rồi bộ gõ WinVNKey cho Windows 3.x và vietdos cho MS DOS (1991-1992), và cuối cùng là bộ gõ MacVNKey cho Macintosh (1995-96). Ngoài các bộ gõ, chúng tôi còn phát triển rất nhiều fonts chữ Việt, các phần mềm tiện ích để hoán chuyển văn bản, phần mềm in trên máy laser và dot matrix, các phần mềm soạn editor, các ứng dụng về thơ nhạc, multimedia, gõ lại truyện Kiều, v.v. Đến năm 1995 có thể nói, lần đầu tiên trên thế giới, người Việt đã có thể soạn thảo văn bản tiếng Việt trong bất cứ môi trường nào (DOS, Windows, Mac, Unix, Internet) và có thể in ra, hoặc đọc chúng trên bất cứ hệ điều hành nào mà không cần phải hoán chuyển văn bản nếu họ dùng chuẩn VISCII.
2. Trong các chặng đường đã qua của WinVNKey, đâu là những câu chuyện, kỷ niệm mà anh thấy thú vị nhất, đáng nhớ nhất?
Cần nhấn mạnh là vào thời điểm 1990-1992 Microsoft Windows 3.0 vừa mới ra đời, cách lập trình cho Windows khác hẳn với DOS nên các hãng phần mềm Việt Nam ở hải ngoại chưa thể cung cấp bộ gõ chạy trên nền Windows. Do đó, WinVNKey là bộ gõ tiếng Việt đầu tiên trên nền Windows. Việc phát hành miễn phí WinVNKey cùng một loạt fonts tiếng Việt và các phần mềm khác vào năm 1992 gây ra một tiếng vang rất lớn. Đài CNN đã phỏng vấn nhóm Viet-Std và Trichor tại đại học Stanford (California) và sau đó phát hình trên toàn thế giới. Bạn bè chúng tôi ở các nước Âu Á, những người đã tham dự trong chiến dịch vận động Unicode, cho biết đã xem được hình ảnh phỏng vấn trên CNN. Sau đó, tờ báo San Jose Mercury News ở thung lũng Silicon có đăng bài viết và hình ảnh về nhóm chúng tôi ở trang đầu của phần Business Section. Điều này làm ông CEO hãng tôi chú ý. Ông mang tờ báo đến phòng làm việc của tôi tỏ ý khen ngợi và tìm hiểu nhiều điều về chữ Việt và cách làm việc của nhóm.
(Hình: Bài báo ở trang ở trang đầu của phần Business Section).
(Hình: Phần tiếp theo bài báo ở trên).
-----00000-----
Người thực hiện: Nhà báo Nguyễn Hữu Thiện
Xin xem ở đường dẫn sau trên Diễn đàn Tinh Tế:
https://tinhte.vn/threads/phong-van-ts-ngo-dinh-hoc-ve-winvnkey-va-chu-viet-nhanh.2661255/
Hoặc xem trực tiếp sau đây:
Phỏng vấn Ts. Ngô Đình Học về WinVNKey và Chữ Việt Nhanh
Người thực hiện: Nguyễn Hữu Thiện
Người thực hiện: Nguyễn Hữu Thiện
Giới thiệu: Cuối năm 2014, nhà báo Nguyễn Hữu Thiện - sáng lập viên Tạp chí CNTT e-CHIP, nguyên phó Hội trưởng Hội Tin Học Tp.HCM - đứng ra phối hợp giữa Diễn đàn Tinh Tế (tinhte.vn) cùng trang mạng Chữ Việt Nhanh tổ chức ba cuộc thi về Chữ Việt Nhanh và WinVNKey (xem chi tiết ba cuộc thi ở http://chuvietnhanh.sourceforge.net/CacCuocThiTocKyCVN.htm).
Ông Nguyễn Hữu Thiện đã thực hiện cuộc phỏng vấn qua email với Ts. Ngô Đình Học - tác giả WinVNKey - về bộ gõ WinVNKey và Chữ Việt Nhanh.
Nay xin ghi lại nguyên văn toàn bộ email các câu hỏi phỏng vấn của nhà báo Nguyễn Hữu Thiện và email trả lời của Ts. Ngô Đình Học để độc giả có thông tin đầy đủ hơn về bộ gõ đa ngữ, đa năng WinVNKey và phương pháp tốc ký Chữ Việt Nhanh.
-----000-----
Email nêu câu hỏi phỏng vấn của nhà báo Nguyễn Hữu Thiện gởi đến Ts. Ngô Đình Học:
Mến gởi anh Học,
Như anh đã biết, nhân ba cuộc thi do các anh phối hợp với Diễn đàn Tinh Tế tổ chức, Thiện sẽ tổ chức loạt tin, bài để quảng bá mạnh hơn Chữ Việt Nhanh (CVN) và WinVNKey. Vì vậy, Thiện xin phép được phỏng vấn anh để cung cấp cho vài tờ báo lớn ở VN một cái nhìn có hệ thống hơn.
Rất mong anh Học trả lời giúp Thiện mấy câu hỏi sau:
1. Anh Học có thể tóm tắt mục tiêu và lịch sử phát triển của bộ gõ đa năng WinVNKey (một “MS Word”, so với Unikey như “Notepad” chẳng hạn).
2. Trong các chặng đường đã qua của WinVNKey, đâu là những câu chuyện, kỷ niệm mà anh thấy thú vị nhất, đáng nhớ nhất?
3. Vào thời điểm nào, và tại sao anh Học quyết định tích hợp CVN vào WinVNKey? (Tức có thể có những nguyên nhân khác nữa, chứ không chỉ vì WinVNKey vốn đã có sẵn những thuật toán phức tạp để gõ tắt vần - Lazy Syllable)
4. Theo anh, các yếu tố tốc ký CVN và cách gõ nhanh Tubinhtran chiếm vị trí ra sao đối với WinVNKey - xét trên tính chất toàn diện và đa năng của bộ gõ do anh tạo ra?
5. Mục tiêu sắp tới, cùng những yếu tố thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển tiếp WinVNKey nói chung, và phát huy vai trò của WinVNKey đối với việc quảng bá sâu rộng hơn phương pháp tốc ký CVN? (Cập nhật và phát triển chiều sâu các tính năng hiện có, thêm tính năng mới, thêm phiên bản cho Mac OS, cho mobile devices, ...)
Hy vọng anh sẽ sớm trả lời để Thiện chủ động xài cho các bài báo nhân cuộc thi thứ hai sẽ công bố vào hôm 14/12/2014.
Rất cám ơn anh Học!
Tp.HCM, 12/11/2014
Nguyễn Hữu Thiện
huuthien@gmail.com
-----000-----
Email trả lời của Ts. Ngô Đình Học, tác giả bộ gõ WinVNKey ( winvnkey.sf.net ):
Anh Thiện mến,
Tôi xin gửi đến anh câu trả lời cho các câu hỏi của ạnh. Xin phép anh tôi được trả lời dài dòng để mọi người có một bức tranh đầy đủ, tránh sự hiểu lầm. Anh có thể tách câu trả lời dài ra nhiều phần và đặt câu hỏi cho thích hợp. Cụ thể, tôi đã tự thêm câu hỏi (1b) để tôi có thể cung cấp một bức tranh đầy đủ về WinVNKey.
1. Anh Học có thể tóm tắt mục tiêu và lịch sử phát triển của bộ gõ đa năng WinVNKey (một “MS Word”, so với Unikey như “Notepad” chẳng hạn).
Bộ gõ WinVNKey được phát triển vào năm 1991 và phát hành vào năm 1992. Mục tiêu đầu tiên là để cung cấp một bộ gõ tiếng Việt miễn phí và có chất lượng cao cho tất cả những ai cần gõ chữ Việt. Lúc đầu bộ gõ chỉ hỗ trợ bảng mã 8 bit tiếng Việt có tên là VISCII do nhóm chúng tôi thiết kế. Sở dĩ chúng tôi chọn VISCII là muốn tất cả mọi người cùng dùng một bảng mã duy nhất hầu có thể trao đổi văn bản dễ dàng. Khi phổ biến miễn phí, chúng tôi hy vọng sẽ có rất đông người dùng thì bảng mã này tự nhiên sẽ trở thành tiêu chuẩn thực tế, các nhà sản xuất phần mềm sẽ phải hỗ trợ nó nếu muốn có người mua. Đến lúc đó thì việc trao đổi văn bản chữ Việt giữa mọi người sẽ trở thành dễ dàng, không còn phải mất công hoán chuyển bảng mã giữa các văn bản nữa.
Khi bảng mã Unicode 16 bit bắt đầu được dùng trong Windows 98, chúng tôi quyết định nâng cấp WinVNKey lên phiên bản 3.X nhằm hỗ trợ thêm bảng mã Unicode vào năm 1999. Như vậy, nếu người dùng cần font 8-bit thì phải chọn bảng mã VISCII, cần font 16-bit thì chọn bảng mã Unicode. Chúng tôi không muốn hỗ trợ các bảng mã tiếng Việt khác vì như vậy là góp phần vào việc kéo dài tình trạng tam thập lục, chứ không còn là thập nhị, sứ quân trong nền công nghiệp phần mềm tiếng Việt, gây khó khăn cho người dùng trong việc trao đổi văn bản và sử dụng mạng Internet.
Sau hơn 10 năm "khăng khăng" hỗ trợ một bảng mã VISCII, chúng tôi nhận định mục tiêu thống nhất một bảng mã tiếng Việt là không thực tế. Trong khi chờ đợi toàn thế giới sẽ thống nhất chung một bảng mã Unicode, người Việt sẽ còn dùng nhiều bảng mã 8 bit khác nhau như VNI, VSCII, VISCII, VNSCII, v.v. Mục tiêu tối hậu của WinVNKey là góp phần vào việc đem công nghệ máy tính đến càng nhiều người Việt càng tốt. Muốn làm được việc này, ngoài việc miễn phí, WinVNKey còn cần phải hỗ trợ nhiều bảng mã tiếng Việt đã có từ trước tới nay để cho mọi người có thể dùng WinVNKey để gõ các bảng mã mà họ đang dùng. Ngoài ra, WinVNKey cần phải hỗ trợ bảng mã quốc gia của một số nước khác, nhất là các nước ở Âu châu dùng chữ gốc La tinh. Lý do là đối tượng dùng WinVNKey có thể là người Việt sống rải rác ở các nước khác và phải dùng máy tính các nước đó để gõ tiếng Việt.
Tóm lại, để đáp ứng được nhu cầu của người Việt ở khắp nơi trên thế giới, bộ gõ cần phải hỗ trợ tất cả các bảng mã tiếng Việt đã từng xuất hiện từ trước đến nay và các bảng mã quốc gia của một số nước Âu Á có người Việt cư ngụ. Do đó, WinVNKey đã được nâng cấp thành bộ gõ đa ngữ lần đầu tiên trong phiên bản 4.x phát hành năm 2001. Phiên bản này hỗ trợ khoảng 40 ngôn ngữ gốc La tinh và chữ Hán, Nôm, Nhật. Kể từ đó, WinVNKey trở thành công cụ gõ quốc tế phục vụ những người dùng sống xa xứ. Chẳng hạn, người Đức sống ở Mỹ cần gõ văn bản chữ Đức, người Lithuania sống ở Anh cần gõ chữ Lithuanian, v.v. Điểm mạnh của WinVNKey là người dùng có thể gõ rất nhiều ngôn ngữ trong cùng một văn bản mà không cần phải dùng Control Panel để thay đổi ngôn ngữ liên tục như Windows XP.
Nhân tiện, chúng tôi xin tiết lộ là khi thiết kế bảng mã VISCII năm 1992, chúng tôi muốn tranh thủ sự ủng hộ từ các công ty thương mại nên quyết định chỉ hỗ trợ các thao tác gõ cơ bản trong WinVNKey (theo phương pháp VietNet hay VIQR), còn việc gõ thông minh thì nhường lại đất sống cho các công ty thương mại để họ ủng hộ chuẩn VISCII.
Sau hơn 10 năm kể từ khi WinVNKey ra đời, chúng tôi nhận thấy bảng mã Unicode đã trở nên rất phổ thông. Do đó, bảng mã VISCII, cũng như các bảng mã 8 bit Việt Nam khác đã trở thành quá khứ và việc tranh thủ sự ủng hộ của các công ty thương mại đối với VISCII không còn cần thiết nữa. Do đó, chúng tôi quyết định nâng cấp WinVNKey để hỗ trợ chức năng gõ thông minh hầu mọi người đỡ phải vất vả khi gõ chữ Việt. Đó là WinVNKey phiên bản 5.x phát hành năm 2005, cho phép bỏ dấu ở bất kỳ vị trí nào trong từ, cho phép gõ nhanh và sửa chính tả, cho phép người dùng tự điều chỉnh các thông số để có một bộ gõ tối ưu cho mình, cho phép hoán chuyển các văn bản RTF có nhiều fonts từ những bảng mã khác nhau, v.v.
Đến nay, WinVNKey đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài kể từ năm 1992 nên có rất nhiều chức năng, có thể đáp ứng hầu hết các nhu cầu gõ và hoán chuyển văn bản của mọi người, từ người mới biết gõ đến những người đã gõ thông thạo. Những người mới biết gõ có thể chọn cài đặt mặc định và gõ liền. Những người gõ thông thạo có thể tự chỉnh sửa các thông số theo ý mình. Nếu ai càng thành thạo thì sẽ càng thích WinVNKey vì có thể điều chỉnh bộ gõ để gõ rất nhanh và tạo cho bộ gõ khả năng lập trình theo ý mình.
Vì thế, WinVNKey có thể được ví như MS Word với rất nhiều chức năng soạn văn bản. Tuy nhiên, người mới dùng MS Word sẽ choáng ngợp trước giao diện phức tạp của MS Word so với Notepad. Đó là cái giá phải trả để có được những chức năng phong phú của MS Word. Tương tự, giao diện WinVNKey cũng sẽ làm người dùng lúng túng lúc đầu. Nếu người dùng chỉ muốn các chức năng gõ đơn giản thì các bộ gõ khác hiện có trên thị trường có thể đáp ứng được. Nhưng nếu họ muốn có một bộ gõ hoàn toàn theo ý mình thì họ có thể dùng WinVNKey, lúc đầu hơi bở ngở nhưng dần sẽ quen.
1a) Xin nói sơ lược về nhóm phát triển WinVNKey
WinVNKey chỉ là một trong nhiều sản phẩm miễn phí do một nhóm chuyên viên Việt Nam sống tại thung lũng Silicon, bangCalifornia, Hoa Kỳ phát hành vào thập niên 1990. Để có được một bức tranh toàn diện, chúng ta cần phải trở về thời điểm năm 1987-92 để hiểu sự ra đời của bảng mã VISCII và bộ gõ WinVNKey.
Vào thời điểm đó tập đoàn Unicode tại thung lũng Silicon đang bắt đầu thiết kế bảng mã Unicode 16 bit cho toàn thế giới. Tập đoàn này gồm những công ty hàng đầu thế giới về công nghiệp vi tính như IBM, Sun, HP, Apple, Microsoft, v.v. Trong giai đoạn đó, tập đoàn Unicode chủ trương bảng mã Unicode 16 bit chỉ hỗ trợ 2 bytes cho mỗi ký tự. Vì thế, bảng mã này chỉ có 65536 mã số mà thôi. Do phải để dành mã số để mã hóa tất cả các ngôn ngữ cổ cũng như kim trên toàn thế giới, tập đoàn Unicode tìm cách bỏ bớt những mẫu tự có thể được tạo thành từ những ký tự khác. Chẳng hạn, họ chỉ cần mã hóa một dấu hỏi rời thì không cần cung cấp mã số riêng cho chữ ả vì chữ này có thể được tạo thành từ chữ a và dấu hỏi rời. Bằng cách này, họ có thể bỏ qua tất cả 24 mẫu tự Việt Nam có dấu hỏi (12 chữ thường ả, ẳ, ẩ, ẻ, ể, ỉ, ỏ, ổ, ở, ủ, ử, ỷ, và 12 chữ hoa tương ứng). Họ đã dùng cách này để loại bỏ 90 mẫu tự Việt cả thường lẫn hoa. Trong khi đó thì họ cung cấp mã số cho từng chữ một đối với các mẫu tự Pháp, Đức, v.v... Đó là một sự thiên vị bất công và thiệt thòi rất lớn cho Việt Nam.
Chúng tôi, một nhóm chuyên viên ở Hoa Kỳ, đã nhận thức sai lầm này sẽ tác hại sâu xa đến việc phát triển phần mềm chữ Việt muôn đời về sau nên đã trực tiếp liên lạc và làm việc với họ trong các cuộc họp định kỳ nhằm phản đối chủ trương mã hóa chữ Việt dùng dấu rời. Nhưng tiếng nói lẻ tẻ của từng cá nhân không có hiệu quả. Tập đoàn Unicode khăng khăng từ chối, viện ra rất nhiều lý do, trong đó có lý do Việt Nam chưa hề có một bảng mã chữ Việt chính thức ở cấp nhà nước nên không cần phải bảo đảm tính tương thích như các bảng mã ở Âu châu.
Do đó, chúng tôi bàn bạc với nhau nhu cầu cần hình thành một nhóm thiết kế tiêu chuẩn tiếng Việt để có thể bút chiến với họ trong các mailing list và tranh luận với họ trong các cuộc họp ở thung lũng Silicon. Đó là lý do nhóm Vietnamese Standardization Working Group, gọi tắt là Viet-Std, ra đời vào mùa thu năm 1989.
Đã có tư cách nói chuyện với tập đoàn Unicode, nhưng lại không có một bảng mã chữ Việt nào có đầy đủ chữ Việt để có thể đưa ra cho họ xem trong quá trình bút chiến và tranh luận, nên chúng tôi phải tiến hành thiết kế một bảng mã 8 bit có đầy đủ chữ Việt thường cũng như hoa. Bảng mã mới này có tên gọi là VISCII (VIetnamese Standard Code for Information Interchange). Đồng thời, chúng tôi cũng tiêu chuẩn hóa qui ước viết chữ Việt bằng các ký tự ASCII thường được dùng trong email và Internet (thí dụ: to^i ye^u tie^'ng Vie^.t). Tiêu chuẩn này còn được gọi nôm na là bảng mã 7 bit tiếng Việt, có tên chính thức là VIQR (VIetnamese Quoted-Readable Specification). Cả hai tiêu chuẩn này được phát hành trong một tập san điện tử song ngữ năm 1992 (http://vietstd.sourceforge.net/report/rep92.htm) và trở thành chuẩn RFC1456 nộp lên ủy ban quốc tế đặc trách về tiêu chuẩn mạng Internet năm 1993.
Cuối cùng, nỗ lực vận động của chúng tôi thành công rực rỡ, tập đoàn Unicode chịu lùi bước và chấp nhận cung cấp mã số riêng rẻ cho tất cả mẫu tự Việt vào năm 1993.
Chúng tôi nhận định thế giới cần một thời gian dài để chuyển tiếp từ bảng mã 7 hoặc 8 bit lên Unicode 16 bit. Như vậy, người Việt cần có một và chỉ một bảng mã 8 bit thống nhất để dùng trong thời gian này. Tiếc thay, lúc bấy giờ có rất nhiều bảng mã chữ Việt; hầu như mỗi công ty, mỗi cá nhân đều tạo ra bảng mã riêng. Điều này làm cho việc trao đổi văn bản trở thành khó khăn vì phải hoán chuyển bảng mã và phải có đúng font chữ mới đọc được.
Bảng mã VISCII do chúng tôi thiết kế có đặc điểm chung là có thể dùng trong tất cả các hệ điều hành như DOS, Windows, Unix, Mac. Tuy nhiên, bảng mã này sẽ không có giá trị gì nếu nó chỉ tồn tại trên giấy tờ mà không có các bộ gõ, fonts, ứng dụng hỗ trợ nó và không có đông người dùng. Nếu có đông người dùng thì áp lực thị trường sẽ khiến các công ty khác sẽ phải hỗ trợ nó và dần dần nó sẽ trở thành tiêu chuẩn thực tế (de facto standard) và cả nước sẽ có một tiêu chuẩn duy nhất.
Do đó, chúng tôi lập ra một nhóm phần mềm gọi là nhóm TriChlor vào năm 1992 để chính thức lo việc phát triển các phần mềm miễn phí hỗ trợ bảng mã 8 bit VISCII và qui ước 7 bit VIQR. Các phần mềm của chúng tôi lần lượt được lan truyền khắp thế giới, cộng đồng người Việt ở hải ngoại trên khắp năm châu có thể hạ tải về dùng miễn phí.
Đầu tiên, chúng tôi phát triển bộ gõ vietterm và vnterm trên nền Unix/X-Windows (1989-92), rồi bộ gõ WinVNKey cho Windows 3.x và vietdos cho MS DOS (1991-1992), và cuối cùng là bộ gõ MacVNKey cho Macintosh (1995-96). Ngoài các bộ gõ, chúng tôi còn phát triển rất nhiều fonts chữ Việt, các phần mềm tiện ích để hoán chuyển văn bản, phần mềm in trên máy laser và dot matrix, các phần mềm soạn editor, các ứng dụng về thơ nhạc, multimedia, gõ lại truyện Kiều, v.v. Đến năm 1995 có thể nói, lần đầu tiên trên thế giới, người Việt đã có thể soạn thảo văn bản tiếng Việt trong bất cứ môi trường nào (DOS, Windows, Mac, Unix, Internet) và có thể in ra, hoặc đọc chúng trên bất cứ hệ điều hành nào mà không cần phải hoán chuyển văn bản nếu họ dùng chuẩn VISCII.
2. Trong các chặng đường đã qua của WinVNKey, đâu là những câu chuyện, kỷ niệm mà anh thấy thú vị nhất, đáng nhớ nhất?
Cần nhấn mạnh là vào thời điểm 1990-1992 Microsoft Windows 3.0 vừa mới ra đời, cách lập trình cho Windows khác hẳn với DOS nên các hãng phần mềm Việt Nam ở hải ngoại chưa thể cung cấp bộ gõ chạy trên nền Windows. Do đó, WinVNKey là bộ gõ tiếng Việt đầu tiên trên nền Windows. Việc phát hành miễn phí WinVNKey cùng một loạt fonts tiếng Việt và các phần mềm khác vào năm 1992 gây ra một tiếng vang rất lớn. Đài CNN đã phỏng vấn nhóm Viet-Std và Trichor tại đại học Stanford (California) và sau đó phát hình trên toàn thế giới. Bạn bè chúng tôi ở các nước Âu Á, những người đã tham dự trong chiến dịch vận động Unicode, cho biết đã xem được hình ảnh phỏng vấn trên CNN. Sau đó, tờ báo San Jose Mercury News ở thung lũng Silicon có đăng bài viết và hình ảnh về nhóm chúng tôi ở trang đầu của phần Business Section. Điều này làm ông CEO hãng tôi chú ý. Ông mang tờ báo đến phòng làm việc của tôi tỏ ý khen ngợi và tìm hiểu nhiều điều về chữ Việt và cách làm việc của nhóm.
(Hình: Bài báo ở trang ở trang đầu của phần Business Section).
(Hình: Phần tiếp theo bài báo ở trên).
Ngoài ra, chúng tôi còn có nhiều kỷ niệm khác. Cần chú ý là việc dùng trình duyệt để truy cập mạng chỉ xuất hiện vào cuối năm 1994 và hãy còn hạn chế cho mãi đến năm 1997-98. Do đó, chúng tôi phải quảng bá WinVNKey trong mạng Usenet, public mailing lists, và các hội chợ Tết ở hải ngoại. Chúng tôi đã viết một ứng dụng bói Kiều và bói bài để bói cho khách đi xem hội chợ Tết năm 1992 và các năm về sau. Dĩ nhiên, việc bói chỉ là cái cớ để lôi cuốn mọi người lại xem gian hàng trưng bày các sản phẩm phần mềm tiếng Việt. Việc chạy ứng dụng chữ Việt trên Windows, gõ chữ Việt và in chữ Việt ra giấy là một kỳ tích lúc bấy giờ. Điều thú vị nhất là các cô xinh đẹp phụ trách các gian hàng, nhiều khi tiếng Việt không rành, đã bói hươu tán vượn mà vẫn đông khách đến xem, nhất là các bà cụ thì rất tin tưởng còn các thanh niên thiếu nữ thì bàn ra tán vào, trêu chọc cười bể bụng.
Riêng tôi, kỷ niệm đáng nhớ là nhận được email cám ơn của một số người ngoại quốc ở Finland, Lithuania, Germany, India, Nepal, Hongkong, Phi châu, v.v. Họ cám ơn WinVNKey giúp gõ ngôn ngữ của họ khi đang làm việc ở nước ngoài. Đặc biệt, có một người Đức đã bỏ thời giờ dịch giao diện của WinVNKey 4.x ra tiếng Đức. Sau này, khi WinVNKey thay đổi quá nhiều, tôi mới thôi hỗ trợ giao diện tiếng Đức.
3. Vào thời điểm nào, và tại sao anh Học quyết định tích hợp CVN vào WinVNKey? (Tức có thể có những nguyên nhân khác nữa, chứ không chỉ vì WinVNKey vốn đã có sẵn những thuật toán phức tạp để gõ tắt vần - Lazy Syllable)
Khi thiết kế các chức năng gõ thông minh và gõ nhanh trong WinVNKey, tôi đã cố hình dung ra hầu hết các tình huống mà người dùng có thể gặp phải và các cách gõ nhanh mà họ có thể nghĩ ra. Tôi cũng dự trù người dùng WinVNKey có thể chia sẻ cách gõ của mình với các người khác mà không cần phải thông qua tác giả. Do đó, bất cứ ai có phương pháp gõ nhanh của riêng mình đều có thể cài đặt vào WinVNKey và chia sẻ với các người khác. Phương pháp CVN của anh Trần Tư Bình không là một ngoại lệ.
Khi anh Bình liên lạc với tôi năm 2007 để giới thiệu về CVN, tôi nhận thấy có sự khác biệt giữa cách gõ nhanh của WinVNKey (ví dụ vần lười) và phương pháp CVN. Mục đích của vần lười là giúp gõ càng nhanh càng tốt mà không cần biết các chữ tốc ký gõ vào. Còn CVN thì có tham vọng qui định một phương pháp tốc ký duy nhất để người dùng có thể ghi chép trên giấy (lúc học hoặc lúc hội họp) hoặc gõ bàn phím. Vì vậy, CVN cần phải qui định một cách có hệ thống làm sao cho người đọc có thể đoán ra từ Việt khi viết trên giấy. Như vậy, người dùng chỉ cần nhớ một qui tắc CVN mà có thể áp dụng cả khi viết lẫn khi gõ. Do đó tôi hoan nghênh việc tích hợp CVN vào WinVNKey và đã thực hiện điều đó từ năm 2007.
4. Theo anh, các yếu tố tốc ký CVN và cách gõ nhanh Tubinhtran chiếm vị trí ra sao đối với WinVNKey - xét trên tính chất toàn diện và đa năng của bộ gõ do anh tạo ra?
WinVNKey là một công cụ có rất nhiều chức năng với rất nhiều thông số mà người dùng có thể thay đổi. Nếu hiểu tường tận, người dùng có thể chọn các thông số thích hợp để có được một bộ gõ vừa ý mà không cần phải tự tay phát triển một bộ gõ mới. Tất cả các thông số đều được lưu trữ ở dạng files. WinVNKey phát hành sẵn một số kiểu gõ tiêu biểu để làm thí dụ. Nếu người dùng không thích, họ có thể thay đổi các thông số và lưu trữ các files này dưới một tên khác. Thế là họ sẽ có kiểu gõ của riêng mình và có thể gửi các files này đến bạn bè để chia sẻ.
Nguyên tắc này cũng áp dụng cho cách gõ chữ Hán Nôm bằng âm Việt hoặc Pinyin. Nếu biết chữ Hán Nôm và muốn đặt ra cách gõ chữ Hán Nôm theo ý mình, người dùng cũng có thể soạn files gồm có hai cột, một cột chữ Hán (hoặc Nôm), còn cột kia là các phím chữ cần gõ vào. Các học giả Hán Nôm và các sư nghiên cứu kinh điển Phật giáo đã dùng WinVNKey để gõ những chữ Hán Nôm mới tìm ra nên chưa được hỗ trợ trong các bộ gõ khác.
Trở lại chủ đề CVN, anh Bình đã soạn sẵn các thông số trong một số files và gửi đến tôi để nhờ phát hành. Phương pháp CVN sẽ hiện ra như một trong các kiểu gõ chuẩn của WinVNKey gọi là kiểu gõ Tubinhtran. Trong thời gian đầu, tôi phát hiện ra một số lỗi của WinVNKey khi hỗ trợ cách bung CVN và đã khắc phục.
Tóm lại, WinVNKey vận hành như một chiếc xe. Điều khiển chiếc xe đó như thế nào là do người dùng. Kiểu gõ Tubinhtran sử dụng chiếc xe WinVNKey để đạt được từ bung ra theo ý muốn của anh Bình. Một số độc giả khác cũng đã cài đặt các thông số gõ nhanh riêng của mình nhưng theo tôi thấy chưa có cách gõ nhanh nào có tính hệ thống như của anh Bình.
Hiện tại, tôi không biết thống kê có bao nhiêu người dùng cách gõ Tubinhtran. Theo tôi, mọi người nên chịu khó chọn cho mình một kiểu gõ nhanh, dù đó là cách gõ Tubinhtran hay một cách gõ nào khác. Tuy nhiên, nếu đã đầu tư tập luyện cho một kiểu gõ nhanh thì hãy chọn một kiểu gõ mà nhiều người biết để mình có thể trao đổi các văn bản viết tắt khi cần, chẳng hạn khi trao đổi tin nhắn qua mobile devices. Về điểm này, qui ước tốc ký CVN của anh Bình có ưu điểm đặc biệt là rất đầy đủ, tiết kiệm nhiều thao tác, đã trải qua thử nghiệm nhiều năm, có nhiều bài viết phổ biến rộng rãi trên mạng và được WinVNKey chính thức hỗ trợ.
5. Mục tiêu sắp tới, cùng những yếu tố thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển tiếp WinVNKey nói chung, và phát huy vai trò của WinVNKey đối với việc quảng bá sâu rộng hơn phương pháp tốc ký CVN? (Cập nhật và phát triển chiều sâu các tính năng hiện có, thêm tính năng mới, thêm phiên bản cho Mac OS, cho mobile devices, ...)
Có thể nói WinVNKey hiện có đầy đủ các chức năng mà mọi người mong muốn, kể cả chức năng gõ nhanh và sửa lỗi chính tả cho từ đơn và từ phức. Hiện nay, sản phẩm được coi như tương đối hoàn thiện. Tuy nhiên, có những việc cần làm như sau:
a) Tích hợp hai phiên bản 32 bit và 64 bit để đỡ phiền toái cho người dùng.
b) Hỗ trợ tốt các hệ điều hành Windows mới như Windows 8 trở đi.
c) Bổ sung kho dữ liệu từ phức để sửa chính tả tốt hơn. Hiện tại WinVNKey chỉ hỗ trợ khoảng vài chục ngàn từ. Do đó, việc bổ sung cơ sở dữ liệu từ phức là việc cần làm, nhưng cần có sự cộng tác của nhiều người.
d) Bổ sung các chữ Hán Nôm mới được đưa vào chuẩn Unicode từ năm 2009 đến nay
e) Hỗ trợ fonts và cách gõ các chữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam như Êđê, Chàm, v.v.
f) Phát hành phần mềm thư viện WinVNKey để có thể dùng trong việc phát triển các bàn gõ chạy trên nền hệ điều hành Linux, Macintosh và mobile devices.
g) Phát hành các thuật toán xử lý tiếngViệt và kiểm tra chính tả. Theo tôi nghĩ, những thuật toán này có tính chất kinh điển, tối ưu, có thể đem vào giảng dạy trong ngành vi tính ở Việt Nam.
Cám ơn anh đã cho tôi cơ hội trình bày về bộ gõ WinVNKey và tóm lược lại những đóng góp vô vụ lợi của nhóm Viet-Std và TriChlor cho nền điện toán Việt Nam trong khoảng 25 năm qua.
Xin cám ơn anh.
California, 25/11/2104.
Ngô Đình Học
hocngo@gmail.com
Riêng tôi, kỷ niệm đáng nhớ là nhận được email cám ơn của một số người ngoại quốc ở Finland, Lithuania, Germany, India, Nepal, Hongkong, Phi châu, v.v. Họ cám ơn WinVNKey giúp gõ ngôn ngữ của họ khi đang làm việc ở nước ngoài. Đặc biệt, có một người Đức đã bỏ thời giờ dịch giao diện của WinVNKey 4.x ra tiếng Đức. Sau này, khi WinVNKey thay đổi quá nhiều, tôi mới thôi hỗ trợ giao diện tiếng Đức.
3. Vào thời điểm nào, và tại sao anh Học quyết định tích hợp CVN vào WinVNKey? (Tức có thể có những nguyên nhân khác nữa, chứ không chỉ vì WinVNKey vốn đã có sẵn những thuật toán phức tạp để gõ tắt vần - Lazy Syllable)
Khi thiết kế các chức năng gõ thông minh và gõ nhanh trong WinVNKey, tôi đã cố hình dung ra hầu hết các tình huống mà người dùng có thể gặp phải và các cách gõ nhanh mà họ có thể nghĩ ra. Tôi cũng dự trù người dùng WinVNKey có thể chia sẻ cách gõ của mình với các người khác mà không cần phải thông qua tác giả. Do đó, bất cứ ai có phương pháp gõ nhanh của riêng mình đều có thể cài đặt vào WinVNKey và chia sẻ với các người khác. Phương pháp CVN của anh Trần Tư Bình không là một ngoại lệ.
Khi anh Bình liên lạc với tôi năm 2007 để giới thiệu về CVN, tôi nhận thấy có sự khác biệt giữa cách gõ nhanh của WinVNKey (ví dụ vần lười) và phương pháp CVN. Mục đích của vần lười là giúp gõ càng nhanh càng tốt mà không cần biết các chữ tốc ký gõ vào. Còn CVN thì có tham vọng qui định một phương pháp tốc ký duy nhất để người dùng có thể ghi chép trên giấy (lúc học hoặc lúc hội họp) hoặc gõ bàn phím. Vì vậy, CVN cần phải qui định một cách có hệ thống làm sao cho người đọc có thể đoán ra từ Việt khi viết trên giấy. Như vậy, người dùng chỉ cần nhớ một qui tắc CVN mà có thể áp dụng cả khi viết lẫn khi gõ. Do đó tôi hoan nghênh việc tích hợp CVN vào WinVNKey và đã thực hiện điều đó từ năm 2007.
4. Theo anh, các yếu tố tốc ký CVN và cách gõ nhanh Tubinhtran chiếm vị trí ra sao đối với WinVNKey - xét trên tính chất toàn diện và đa năng của bộ gõ do anh tạo ra?
WinVNKey là một công cụ có rất nhiều chức năng với rất nhiều thông số mà người dùng có thể thay đổi. Nếu hiểu tường tận, người dùng có thể chọn các thông số thích hợp để có được một bộ gõ vừa ý mà không cần phải tự tay phát triển một bộ gõ mới. Tất cả các thông số đều được lưu trữ ở dạng files. WinVNKey phát hành sẵn một số kiểu gõ tiêu biểu để làm thí dụ. Nếu người dùng không thích, họ có thể thay đổi các thông số và lưu trữ các files này dưới một tên khác. Thế là họ sẽ có kiểu gõ của riêng mình và có thể gửi các files này đến bạn bè để chia sẻ.
Nguyên tắc này cũng áp dụng cho cách gõ chữ Hán Nôm bằng âm Việt hoặc Pinyin. Nếu biết chữ Hán Nôm và muốn đặt ra cách gõ chữ Hán Nôm theo ý mình, người dùng cũng có thể soạn files gồm có hai cột, một cột chữ Hán (hoặc Nôm), còn cột kia là các phím chữ cần gõ vào. Các học giả Hán Nôm và các sư nghiên cứu kinh điển Phật giáo đã dùng WinVNKey để gõ những chữ Hán Nôm mới tìm ra nên chưa được hỗ trợ trong các bộ gõ khác.
Trở lại chủ đề CVN, anh Bình đã soạn sẵn các thông số trong một số files và gửi đến tôi để nhờ phát hành. Phương pháp CVN sẽ hiện ra như một trong các kiểu gõ chuẩn của WinVNKey gọi là kiểu gõ Tubinhtran. Trong thời gian đầu, tôi phát hiện ra một số lỗi của WinVNKey khi hỗ trợ cách bung CVN và đã khắc phục.
Tóm lại, WinVNKey vận hành như một chiếc xe. Điều khiển chiếc xe đó như thế nào là do người dùng. Kiểu gõ Tubinhtran sử dụng chiếc xe WinVNKey để đạt được từ bung ra theo ý muốn của anh Bình. Một số độc giả khác cũng đã cài đặt các thông số gõ nhanh riêng của mình nhưng theo tôi thấy chưa có cách gõ nhanh nào có tính hệ thống như của anh Bình.
Hiện tại, tôi không biết thống kê có bao nhiêu người dùng cách gõ Tubinhtran. Theo tôi, mọi người nên chịu khó chọn cho mình một kiểu gõ nhanh, dù đó là cách gõ Tubinhtran hay một cách gõ nào khác. Tuy nhiên, nếu đã đầu tư tập luyện cho một kiểu gõ nhanh thì hãy chọn một kiểu gõ mà nhiều người biết để mình có thể trao đổi các văn bản viết tắt khi cần, chẳng hạn khi trao đổi tin nhắn qua mobile devices. Về điểm này, qui ước tốc ký CVN của anh Bình có ưu điểm đặc biệt là rất đầy đủ, tiết kiệm nhiều thao tác, đã trải qua thử nghiệm nhiều năm, có nhiều bài viết phổ biến rộng rãi trên mạng và được WinVNKey chính thức hỗ trợ.
5. Mục tiêu sắp tới, cùng những yếu tố thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển tiếp WinVNKey nói chung, và phát huy vai trò của WinVNKey đối với việc quảng bá sâu rộng hơn phương pháp tốc ký CVN? (Cập nhật và phát triển chiều sâu các tính năng hiện có, thêm tính năng mới, thêm phiên bản cho Mac OS, cho mobile devices, ...)
Có thể nói WinVNKey hiện có đầy đủ các chức năng mà mọi người mong muốn, kể cả chức năng gõ nhanh và sửa lỗi chính tả cho từ đơn và từ phức. Hiện nay, sản phẩm được coi như tương đối hoàn thiện. Tuy nhiên, có những việc cần làm như sau:
a) Tích hợp hai phiên bản 32 bit và 64 bit để đỡ phiền toái cho người dùng.
b) Hỗ trợ tốt các hệ điều hành Windows mới như Windows 8 trở đi.
c) Bổ sung kho dữ liệu từ phức để sửa chính tả tốt hơn. Hiện tại WinVNKey chỉ hỗ trợ khoảng vài chục ngàn từ. Do đó, việc bổ sung cơ sở dữ liệu từ phức là việc cần làm, nhưng cần có sự cộng tác của nhiều người.
d) Bổ sung các chữ Hán Nôm mới được đưa vào chuẩn Unicode từ năm 2009 đến nay
e) Hỗ trợ fonts và cách gõ các chữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam như Êđê, Chàm, v.v.
f) Phát hành phần mềm thư viện WinVNKey để có thể dùng trong việc phát triển các bàn gõ chạy trên nền hệ điều hành Linux, Macintosh và mobile devices.
g) Phát hành các thuật toán xử lý tiếngViệt và kiểm tra chính tả. Theo tôi nghĩ, những thuật toán này có tính chất kinh điển, tối ưu, có thể đem vào giảng dạy trong ngành vi tính ở Việt Nam.
Cám ơn anh đã cho tôi cơ hội trình bày về bộ gõ WinVNKey và tóm lược lại những đóng góp vô vụ lợi của nhóm Viet-Std và TriChlor cho nền điện toán Việt Nam trong khoảng 25 năm qua.
Xin cám ơn anh.
California, 25/11/2104.
Ngô Đình Học
hocngo@gmail.com
-----00000-----
_________________
Chữ Việt Forum
www.chuviet.net
Similar topics
» WinVNKey - Bàn gõ chữ Việt đa ngữ cho Windows
» Gõ nhanh chữ Việt cách Tubinhtran với WinVNKey
» Làm sao viết chữ Việt với WinVNKey trên phần mềm làm karaoke Aegisub và Photoshop?
» Phỏng vấn tác giả Trần Tư Bình về tốc ký Chữ Việt Nhanh
» Phong trào Chữ Việt Nhanh trong bài báo trên ThanhNien.vn
» Gõ nhanh chữ Việt cách Tubinhtran với WinVNKey
» Làm sao viết chữ Việt với WinVNKey trên phần mềm làm karaoke Aegisub và Photoshop?
» Phỏng vấn tác giả Trần Tư Bình về tốc ký Chữ Việt Nhanh
» Phong trào Chữ Việt Nhanh trong bài báo trên ThanhNien.vn
Chữ Việt Forum :: HỖ TRỢ :: WinVNKey
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết