Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ và quyền nghiên cứu khoa học - Tác giả: Tam Dương
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ và quyền nghiên cứu khoa học - Tác giả: Tam Dương
Thời gian gần đây rộ lên các ý kiến khác nhau về đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ (CQN) của PGS-TS Bùi Hiền (BH) mà đa số là phê phán. Nhiều người băn khoăn không biết nên tỏ thái độ như thế nào: không chỉ khen hay chê BH, mà quan trọng hơn là có nên cải tiến CQN hay không? Nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn khách quan xoay quanh vấn đề này, GD&TĐ xin giới thiệu bài viết dưới đây của tác giả Tam Dương.
Tham vọng của ông Bùi Hiền không phải hiện tượng duy nhất
Câu hỏi đặt ra: Công trình nghiên cứu khoa học (NCKH) này thực chất bàn cái gì? Động cơ nào khiến tác giả nghiên cứu vấn đề này? Đề xuất của BH nếu triển khai ra thì lợi hay hại, lợi/ hại tới mức độ nào? Bài học nào rút ra cho ông BH và các nhà NCKH nói chung? Xã hội nên ứng xử thế nào với các đề xuất kiểu này?,v.v…
Theo các thông tin chính thức thì PGS-TS BH đã có cơ hội trình bày tham luận NCKH này năm ngoái (2016) tại cuộc Hội thảo khoa học tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn và đã được chọn đưa vào Kỷ yếu. TS Hồ Xuân Mai nói: “Bài của ông BH về mặt NCKH không có giá trị gì mới hay đáng kể. Bài đó in Kỷ yếu ngay gần bài của tôi, mà tôi cũng không buồn xem. Chỉ khi báo chí ồn lên mới giở ra xem thôi!”.
Đúng vậy, ý tưởng cải tiến hay tìm một văn tự thật độc đáo cho Việt Nam không phải tới ông BH mới là người đầu tiên nghĩ ra.
Khoảng năm 2007 - 2008, thầy Viên Như - trụ trì tại Linh Sơn cổ tự trên Đà Lạt, đã đề xuất bộ chữ mới cho Việt Nam mà ông gọi là “Chữ Nôm Việt Nam”. Bộ chữ này gồm 40 ký tự mượn từ chữ Hán, ghi lại các nguyên âm/ vần và các phụ âm trong tiếng Việt.
Lý do là bộ chữ này tiếp thu (dù chỉ một phần nhỏ) tinh túy của chữ Hán – Nôm tượng hình. Vậy nên nó giúp người Việt vẫn dễ dàng tiếp tục truyền thống chữ Hán Nôm chứ không bị “đứt gãy” văn hóa. Ông học theo gương người Nhật và Hàn, dùng Hán tự chế ra bộ chữ của mình.
Thầy Viên Như còn đề xuất dùng chữ quốc ngữ thì bỏ các dấu ngang, huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã (thay bằng chữ cái đã quy ước đặt sau chữ chính). Ông đã viết thành một số bài đăng trên Blog: viennhu.vnweblogs.com.
Tâm huyết là vậy nhưng thầy Viên Như cũng cho rằng đây chỉ như một “thú chơi” chứ không dám đưa ra áp đặt ngoài xã hội: “Trong cuộc đời có nhiều trò chơi, có những trò chơi không lành mạnh nhưng cũng có không ít trò chơi bổ ích và lý thú. Có những trò chơi chỉ kéo dài đôi ba phút hay chỉ vài ngày, nhưng cũng có những trò chơi trở thành những cuộc chơi hết cả đời người thậm chí có khi còn hơn thế nữa. Đây có thể cũng là một trò chơi.
Sở dĩ tôi tạo ra chữ Nôm mới này là vì nhân một hôm xem truyền hình thấy một số người Nhật đi biểu tình trong đó những biểu ngữ họ viết đều bằng chữ Hán. Bỗng dưng tôi nghĩ người Nhật có đến bốn cách viết trong đó cách viết Hán tự (Kanji) vẫn được giảng dạy tại nhà trường và vẫn sử dụng trên thực tế, vậy tại sao chúng ta không làm được chuyện đó.
Nghĩ như thế nhưng tôi nhận thức được rằng ở nước ta đã từng dùng chữ Hán Nôm và kết quả là không thể đại chúng hóa được do đó việc sử dụng hoàn toàn Hán Nôm là điều không thể.
Sau đó tôi lại nghĩ tại sao mình không dùng cách ghép âm bằng cách dùng chính các ký tự của chữ Hán để gán đặt cho chúng là những âm vị rồi kết hợp lại thành tiếng (âm tiết). Kết quả là cách kí âm mới chữ Việt ra đời mà ở đây tôi tạm gọi là chữ Nôm Việt Nam”.
Tâm huyết công phu là vậy, nhưng Viên Như cũng chỉ dám coi nó là một “thú chơi” mà thôi, dù không tốn tiền của mọi người, ông cũng không đề xuất “cải cách” như BH, vì thấy nó “không khả thi”. Trong quá trình phát triển chữ quốc ngữ gần 400 năm qua, nhiều người đã có ý tưởng cải cách văn tự nhưng không làm hoặc không thành công...
Quyền và trách nhiệm của nhà khoa học
Nhà khoa học (KH) có quyền NCKH, nhưng ngoài quyền và trách nhiệm về NCKH trong lĩnh vực chuyên môn được công nhận, trước hết và sau cùng anh ta có quyền và trách nhiệm của một công dân! Tư cách và nghĩa vụ KH giúp thực hiện tốt hơn tư cách và nghĩa vụ công dân. Thế nên việc đánh giá một nhà KH, bên cạnh đánh giá về đạo đức, tư cách nhà KH, trước hết và sau cùng, phải quy về đánh giá đạo đức, tư cách công dân. Mà đã là công dân thì phải tuân thủ luật pháp, các quy định cho một công dân!
Là một công dân NCKH, phải vì mục tiêu phục vụ các công dân, phục vụ KH chân chính. Nhà KH không thể đứng ngoài, đứng trên, cũng không thể chỉ theo đuôi quần chúng. Anh phải cân nhắc tốt xấu, lợi hại của việc nghiên cứu đối với nhân dân và đất nước cũng như sự phát triển của khoa học kỹ thuật.
Trong trường hợp hai yếu tố này mâu thuẫn nhau, KH phải lùi bước, nhường chỗ cho quyền lợi của nhân dân - nhất là các ngành KH mang tiếng là “nhân văn”!
Chỉ tính riêng mục đích KH, tác giả công trình phải bao quát được lịch sử vấn đề mình nghiên cứu. Trong trường hợp của ông BH chứng tỏ ông nắm chưa chắc hoặc cố tình lờ đi khía cạnh này.
Những cách phiên âm Latin của thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Nga hay hiện tại đang thịnh hành ngay tại Việt Nam là tiếng Anh, cái nào ông lấy từ đó ra thì ông phải dẫn nguồn. Không dẫn nguồn thì hoặc ông không trung thực trong nghiên cứu (điều tối kỵ cho một nhà KH), hoặc không đọc các tài liệu có trước, không khảo sát lịch sử vấn đề một cách nghiêm túc.
Là một phương diện của lịch sử văn hóa, lịch sử một ngôn ngữ, một nền văn tự luôn trải qua thử thách các thời kỳ, giai đoạn hình thành và phát triển.
Thời kỳ manh nha, nó cần vơ vét đầu vào thật nhiều (Input) để đủ sức hình thành – giống như bà bầu ăn rở, thèm ăn những gì thiếu. Tiếng Nga và chữ Slavian là ví dụ, nó vay mượn, sử dụng âm và chữ Hy Lạp, Latin và gốc Ấn-Âu để hình thành.
Chữ Nôm Nhật, Hàn và Nôm Việt cũng vậy. Tới Chữ quốc ngữ ta dùng cũng vậy. Từ các linh mục Francesco Buzumi và hai đồng sự trẻ hơn của ông là Francesco de Pina và Cristoforo Borri tới Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes)…, Chữ quốc ngữ hình thành.
Cũng trong lịch sử có thời kỳ một ngôn ngữ, văn tự hiện đại hóa cần một quyết định, hành động “then chốt” để nâng lên tầm cao.
Với Nga là thời đại Pierre Đại Đế, chữ cái Nga hiện đại hóa khác hẳn các nước khối Slavian và ổn định cho tới nay. Chữ quốc ngữ đã có bước hiện đại hóa từ đầu thế kỷ 20, công đầu của các chí sĩ yêu nước nhóm Đông Kinh Nghĩa Thục và các nhà văn, nhà thơ, nhà báo và nhà giáo cùng toàn thể xã hội, bao lớp người vun đắp mới có được sự hoàn chỉnh như ngày nay.
Xem đó đủ biết khác với Nga, Chữ quốc ngữ ở Việt Nam chỉ được thay đổi khi phần đông giới trí thức, nghệ sĩ yêu nước với sự ủng hộ của toàn dân, đồng lòng vận động nhau thay đổi, chứ không phải do chính quyền hay cá nhân ai xưng danh là nhà KH đưa ra mà được!!!
Ngôn ngữ và chữ viết – từ hồn cốt tới vẻ đẹp
Từ khi thành “quốc ngữ” cho tới nay, Chữ quốc ngữ đã có công cực kỳ to lớn trong việc mở mang, nâng cao dân trí, truyền tải lượng tri thức, thông tin nhanh chóng và rộng rãi tới toàn dân, giúp cho tiến trình hiện đại hóa và hội nhập của Việt Nam nhanh và sâu hơn bao giờ hết…
Trước kia, tôi cứ nghĩ mấy cái râu các chữ ư/ ơ hay nón các chữ ă/â và dấu thanh huyền/sắc/nặng/hỏi/ngã là rắc rối, không giống ai. Sau này đối chiếu các ngôn ngữ hay khi luyện viết thư pháp, tôi mới thấy mấy cái râu và dấu thanh mới là cái Hay, cái Đặc thù của Chữ quốc ngữ, thể hiện rõ cái độc đáo của tiếng Việt!!!
Nếu không có chúng, tiếng ta, văn hóa ta bị nhòe hẳn trên bản đồ văn minh thế giới. Chỉ nhờ chút đó thôi mà Tây hay Tàu, Nhật hay Mỹ… cũng phải ngả mũ chào nhau với ta ngang bằng!
F. De Saussure có lý khi nói về tính “võ đoán” của ngôn ngữ, vì sự phát triển của ngôn ngữ, văn tự nằm trong tương tác thực tiễn (Interation) giữa các nhân tố ngôn ngữ, văn tự với nhau cũng như với các nhân tố kinh tế - chính trị xã hội, khoa học kỹ thuật và văn hóa…
Mặt khác, tiếng nói có trước, chữ viết là cái có sau dùng để ghi lại tiếng nói, thế nên có hiện tượng không thống nhất, hoặc “lỗi” sai, dư trong ngôn ngữ, văn tự là bình thường.
Ai có chút ngoại ngữ (để tiện so sánh) cũng biết điều đó và phải chấp nhận! Trong tiếng Anh, cùng một âm “a” có rất nhiều cách viết khác nhau, trong khi chữ cái “a” thì ít khi được đọc đúng. Người Anh, Mỹ, Úc và các cộng đồng nói tiếng Anh thấy điều đó, sao họ không chịu đề xuất “cải tiến” kiểu ông BH?
Người ta băn khoăn: i/ y khi chữ ghi khác nhau, ví như “lí/ lý, sĩ/ sỹ…” thôi thì hãy chấp nhận tùy người, tùy địa phương.
Nhưng tiếng Việt phổ thông xưa nay phân biệt rõ “ch/ tr, s/x…”, ông BH đòi xóa đi khác gì người đang lành lặn chọc mắt thành đui? Đề xuất của BH chỉ lấy tiếng nói Hà Nội làm chuẩn (Hà Nội trung tâm luận) là thiếu căn cứ KH và đạo đức, làm nghèo đi tiếng Việt và Chữ quốc ngữ. Ở đây, ta chưa bàn tới lợi hay hại về chính trị, kinh tế và các vấn đề khác.
Chữ quốc ngữ xuất hiện với mục đích dịch Kinh Thánh để người Việt đọc được. Vậy nó gắn với tín điều thiêng liêng. Tuy nhiên phải tới khi các chí sĩ yêu nước Việt Nam xướng lớn lên rằng: “Chữ quốc ngữ là hồn trong Nước”, tức chấp nhận nó thật tự nguyện, coi là điều thiêng liêng đã ngấm sâu vào “Hồn” thì nó mới phát triển như hiện nay.
Phạm Quỳnh có lý khi khẳng định rằng: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn!” Lịch sử Việt Nam đã qua nhiều “đứt gãy”, các nhà lãnh đạo, các nhà KH, các trí thức, nghệ sỹ cho tới những công dân hãy biết giữ gìn và trân trọng!
Chữ quốc ngữ QN đã có bước hiện đại hóa từ đầu thế kỷ 20, công đầu của các chí sĩ yêu nước nhóm Đông Kinh Nghĩa Thục và các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà giáo cùng toàn thể xã hội… Bao lớp người vun đắp mới có được sự hoàn chỉnh như ngày nay. Xem đó đủ biết khác với Nga, Chữ quốc ngữ ở Việt Nam chỉ được thay đổi khi phần đông giới trí thức, nghệ sĩ yêu nước với sự ủng hộ của toàn dân đồng lòng vận động nhau thay đổi, chứ không phải do chính quyền hay cá nhân ai xưng danh là nhà KH đưa ra mà thay đổi được!!!
TAM DƯƠNG
___________
NGUỒN: https://baomoi.com/van-de-cai-tien-chu-quoc-ngu-va-quyen-nghien-cuu-khoa-hoc/c/24284227.epi
Theo các thông tin chính thức thì PGS-TS BH đã có cơ hội trình bày tham luận NCKH này năm ngoái (2016) tại cuộc Hội thảo khoa học tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn và đã được chọn đưa vào Kỷ yếu. TS Hồ Xuân Mai nói: “Bài của ông BH về mặt NCKH không có giá trị gì mới hay đáng kể. Bài đó in Kỷ yếu ngay gần bài của tôi, mà tôi cũng không buồn xem. Chỉ khi báo chí ồn lên mới giở ra xem thôi!”.
Đúng vậy, ý tưởng cải tiến hay tìm một văn tự thật độc đáo cho Việt Nam không phải tới ông BH mới là người đầu tiên nghĩ ra.
Khoảng năm 2007 - 2008, thầy Viên Như - trụ trì tại Linh Sơn cổ tự trên Đà Lạt, đã đề xuất bộ chữ mới cho Việt Nam mà ông gọi là “Chữ Nôm Việt Nam”. Bộ chữ này gồm 40 ký tự mượn từ chữ Hán, ghi lại các nguyên âm/ vần và các phụ âm trong tiếng Việt.
Lý do là bộ chữ này tiếp thu (dù chỉ một phần nhỏ) tinh túy của chữ Hán – Nôm tượng hình. Vậy nên nó giúp người Việt vẫn dễ dàng tiếp tục truyền thống chữ Hán Nôm chứ không bị “đứt gãy” văn hóa. Ông học theo gương người Nhật và Hàn, dùng Hán tự chế ra bộ chữ của mình.
Thầy Viên Như còn đề xuất dùng chữ quốc ngữ thì bỏ các dấu ngang, huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã (thay bằng chữ cái đã quy ước đặt sau chữ chính). Ông đã viết thành một số bài đăng trên Blog: viennhu.vnweblogs.com.
Tâm huyết là vậy nhưng thầy Viên Như cũng cho rằng đây chỉ như một “thú chơi” chứ không dám đưa ra áp đặt ngoài xã hội: “Trong cuộc đời có nhiều trò chơi, có những trò chơi không lành mạnh nhưng cũng có không ít trò chơi bổ ích và lý thú. Có những trò chơi chỉ kéo dài đôi ba phút hay chỉ vài ngày, nhưng cũng có những trò chơi trở thành những cuộc chơi hết cả đời người thậm chí có khi còn hơn thế nữa. Đây có thể cũng là một trò chơi.
Sở dĩ tôi tạo ra chữ Nôm mới này là vì nhân một hôm xem truyền hình thấy một số người Nhật đi biểu tình trong đó những biểu ngữ họ viết đều bằng chữ Hán. Bỗng dưng tôi nghĩ người Nhật có đến bốn cách viết trong đó cách viết Hán tự (Kanji) vẫn được giảng dạy tại nhà trường và vẫn sử dụng trên thực tế, vậy tại sao chúng ta không làm được chuyện đó.
Nghĩ như thế nhưng tôi nhận thức được rằng ở nước ta đã từng dùng chữ Hán Nôm và kết quả là không thể đại chúng hóa được do đó việc sử dụng hoàn toàn Hán Nôm là điều không thể.
Sau đó tôi lại nghĩ tại sao mình không dùng cách ghép âm bằng cách dùng chính các ký tự của chữ Hán để gán đặt cho chúng là những âm vị rồi kết hợp lại thành tiếng (âm tiết). Kết quả là cách kí âm mới chữ Việt ra đời mà ở đây tôi tạm gọi là chữ Nôm Việt Nam”.
Tâm huyết công phu là vậy, nhưng Viên Như cũng chỉ dám coi nó là một “thú chơi” mà thôi, dù không tốn tiền của mọi người, ông cũng không đề xuất “cải cách” như BH, vì thấy nó “không khả thi”. Trong quá trình phát triển chữ quốc ngữ gần 400 năm qua, nhiều người đã có ý tưởng cải cách văn tự nhưng không làm hoặc không thành công...
Quyền và trách nhiệm của nhà khoa học
Nhà khoa học (KH) có quyền NCKH, nhưng ngoài quyền và trách nhiệm về NCKH trong lĩnh vực chuyên môn được công nhận, trước hết và sau cùng anh ta có quyền và trách nhiệm của một công dân! Tư cách và nghĩa vụ KH giúp thực hiện tốt hơn tư cách và nghĩa vụ công dân. Thế nên việc đánh giá một nhà KH, bên cạnh đánh giá về đạo đức, tư cách nhà KH, trước hết và sau cùng, phải quy về đánh giá đạo đức, tư cách công dân. Mà đã là công dân thì phải tuân thủ luật pháp, các quy định cho một công dân!
Là một công dân NCKH, phải vì mục tiêu phục vụ các công dân, phục vụ KH chân chính. Nhà KH không thể đứng ngoài, đứng trên, cũng không thể chỉ theo đuôi quần chúng. Anh phải cân nhắc tốt xấu, lợi hại của việc nghiên cứu đối với nhân dân và đất nước cũng như sự phát triển của khoa học kỹ thuật.
Trong trường hợp hai yếu tố này mâu thuẫn nhau, KH phải lùi bước, nhường chỗ cho quyền lợi của nhân dân - nhất là các ngành KH mang tiếng là “nhân văn”!
Chỉ tính riêng mục đích KH, tác giả công trình phải bao quát được lịch sử vấn đề mình nghiên cứu. Trong trường hợp của ông BH chứng tỏ ông nắm chưa chắc hoặc cố tình lờ đi khía cạnh này.
Những cách phiên âm Latin của thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Nga hay hiện tại đang thịnh hành ngay tại Việt Nam là tiếng Anh, cái nào ông lấy từ đó ra thì ông phải dẫn nguồn. Không dẫn nguồn thì hoặc ông không trung thực trong nghiên cứu (điều tối kỵ cho một nhà KH), hoặc không đọc các tài liệu có trước, không khảo sát lịch sử vấn đề một cách nghiêm túc.
Là một phương diện của lịch sử văn hóa, lịch sử một ngôn ngữ, một nền văn tự luôn trải qua thử thách các thời kỳ, giai đoạn hình thành và phát triển.
Thời kỳ manh nha, nó cần vơ vét đầu vào thật nhiều (Input) để đủ sức hình thành – giống như bà bầu ăn rở, thèm ăn những gì thiếu. Tiếng Nga và chữ Slavian là ví dụ, nó vay mượn, sử dụng âm và chữ Hy Lạp, Latin và gốc Ấn-Âu để hình thành.
Chữ Nôm Nhật, Hàn và Nôm Việt cũng vậy. Tới Chữ quốc ngữ ta dùng cũng vậy. Từ các linh mục Francesco Buzumi và hai đồng sự trẻ hơn của ông là Francesco de Pina và Cristoforo Borri tới Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes)…, Chữ quốc ngữ hình thành.
Cũng trong lịch sử có thời kỳ một ngôn ngữ, văn tự hiện đại hóa cần một quyết định, hành động “then chốt” để nâng lên tầm cao.
Với Nga là thời đại Pierre Đại Đế, chữ cái Nga hiện đại hóa khác hẳn các nước khối Slavian và ổn định cho tới nay. Chữ quốc ngữ đã có bước hiện đại hóa từ đầu thế kỷ 20, công đầu của các chí sĩ yêu nước nhóm Đông Kinh Nghĩa Thục và các nhà văn, nhà thơ, nhà báo và nhà giáo cùng toàn thể xã hội, bao lớp người vun đắp mới có được sự hoàn chỉnh như ngày nay.
Xem đó đủ biết khác với Nga, Chữ quốc ngữ ở Việt Nam chỉ được thay đổi khi phần đông giới trí thức, nghệ sĩ yêu nước với sự ủng hộ của toàn dân, đồng lòng vận động nhau thay đổi, chứ không phải do chính quyền hay cá nhân ai xưng danh là nhà KH đưa ra mà được!!!
Ngôn ngữ và chữ viết – từ hồn cốt tới vẻ đẹp
Từ khi thành “quốc ngữ” cho tới nay, Chữ quốc ngữ đã có công cực kỳ to lớn trong việc mở mang, nâng cao dân trí, truyền tải lượng tri thức, thông tin nhanh chóng và rộng rãi tới toàn dân, giúp cho tiến trình hiện đại hóa và hội nhập của Việt Nam nhanh và sâu hơn bao giờ hết…
Trước kia, tôi cứ nghĩ mấy cái râu các chữ ư/ ơ hay nón các chữ ă/â và dấu thanh huyền/sắc/nặng/hỏi/ngã là rắc rối, không giống ai. Sau này đối chiếu các ngôn ngữ hay khi luyện viết thư pháp, tôi mới thấy mấy cái râu và dấu thanh mới là cái Hay, cái Đặc thù của Chữ quốc ngữ, thể hiện rõ cái độc đáo của tiếng Việt!!!
Nếu không có chúng, tiếng ta, văn hóa ta bị nhòe hẳn trên bản đồ văn minh thế giới. Chỉ nhờ chút đó thôi mà Tây hay Tàu, Nhật hay Mỹ… cũng phải ngả mũ chào nhau với ta ngang bằng!
F. De Saussure có lý khi nói về tính “võ đoán” của ngôn ngữ, vì sự phát triển của ngôn ngữ, văn tự nằm trong tương tác thực tiễn (Interation) giữa các nhân tố ngôn ngữ, văn tự với nhau cũng như với các nhân tố kinh tế - chính trị xã hội, khoa học kỹ thuật và văn hóa…
Mặt khác, tiếng nói có trước, chữ viết là cái có sau dùng để ghi lại tiếng nói, thế nên có hiện tượng không thống nhất, hoặc “lỗi” sai, dư trong ngôn ngữ, văn tự là bình thường.
Ai có chút ngoại ngữ (để tiện so sánh) cũng biết điều đó và phải chấp nhận! Trong tiếng Anh, cùng một âm “a” có rất nhiều cách viết khác nhau, trong khi chữ cái “a” thì ít khi được đọc đúng. Người Anh, Mỹ, Úc và các cộng đồng nói tiếng Anh thấy điều đó, sao họ không chịu đề xuất “cải tiến” kiểu ông BH?
Người ta băn khoăn: i/ y khi chữ ghi khác nhau, ví như “lí/ lý, sĩ/ sỹ…” thôi thì hãy chấp nhận tùy người, tùy địa phương.
Nhưng tiếng Việt phổ thông xưa nay phân biệt rõ “ch/ tr, s/x…”, ông BH đòi xóa đi khác gì người đang lành lặn chọc mắt thành đui? Đề xuất của BH chỉ lấy tiếng nói Hà Nội làm chuẩn (Hà Nội trung tâm luận) là thiếu căn cứ KH và đạo đức, làm nghèo đi tiếng Việt và Chữ quốc ngữ. Ở đây, ta chưa bàn tới lợi hay hại về chính trị, kinh tế và các vấn đề khác.
Chữ quốc ngữ xuất hiện với mục đích dịch Kinh Thánh để người Việt đọc được. Vậy nó gắn với tín điều thiêng liêng. Tuy nhiên phải tới khi các chí sĩ yêu nước Việt Nam xướng lớn lên rằng: “Chữ quốc ngữ là hồn trong Nước”, tức chấp nhận nó thật tự nguyện, coi là điều thiêng liêng đã ngấm sâu vào “Hồn” thì nó mới phát triển như hiện nay.
Phạm Quỳnh có lý khi khẳng định rằng: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn!” Lịch sử Việt Nam đã qua nhiều “đứt gãy”, các nhà lãnh đạo, các nhà KH, các trí thức, nghệ sỹ cho tới những công dân hãy biết giữ gìn và trân trọng!
Chữ quốc ngữ QN đã có bước hiện đại hóa từ đầu thế kỷ 20, công đầu của các chí sĩ yêu nước nhóm Đông Kinh Nghĩa Thục và các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà giáo cùng toàn thể xã hội… Bao lớp người vun đắp mới có được sự hoàn chỉnh như ngày nay. Xem đó đủ biết khác với Nga, Chữ quốc ngữ ở Việt Nam chỉ được thay đổi khi phần đông giới trí thức, nghệ sĩ yêu nước với sự ủng hộ của toàn dân đồng lòng vận động nhau thay đổi, chứ không phải do chính quyền hay cá nhân ai xưng danh là nhà KH đưa ra mà thay đổi được!!!
TAM DƯƠNG
___________
NGUỒN: https://baomoi.com/van-de-cai-tien-chu-quoc-ngu-va-quyen-nghien-cuu-khoa-hoc/c/24284227.epi
_________________
Chữ Việt Forum
www.chuviet.net
Similar topics
» Một Việt kiều cải tiến chữ quốc ngữ bằng 'Chữ Vịd Nhah' (phóng viên Mỹ Quyên)
» Khai giảng khóa học và cấp chứng chỉ bảo mẫu,cấp dưỡng có giá trị toàn quốc
» Chữ Quôc ngữ là gì? Cần thiết và có thể cải tiến chữ Quốc ngữ - Tác giả: TS. Bùi Hiền
» Cải tiến tối ưu chữ quốc ngữ ?
» Đăng ký khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy Toàn Quốc – 0912108985
» Khai giảng khóa học và cấp chứng chỉ bảo mẫu,cấp dưỡng có giá trị toàn quốc
» Chữ Quôc ngữ là gì? Cần thiết và có thể cải tiến chữ Quốc ngữ - Tác giả: TS. Bùi Hiền
» Cải tiến tối ưu chữ quốc ngữ ?
» Đăng ký khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy Toàn Quốc – 0912108985
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết