Hai bất cập khác của chữ quốc ngữ: GH và NGH
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Hai bất cập khác của chữ quốc ngữ: GH và NGH
Giới thiệu
Nguyên nhân sâu xa nào chữ quốc ngữ có 2 điểm bất cập:
- Cùng đọc "gờ" /g/ mà phải dùng đến 2 chữ cái G và GH?
- Cùng đọc "ngờ" /ng/ mà phải dùng đến 2 chữ cái NG và NGH?
Mời các bạn xem bài viết rất thú vị và dễ hiểu của anh Phạm Duy Thái Phạm Duy Thái (bạn học cùng lớp, khóa Sư Phạm Đà Nẵng, niên khóa 72-74).
Sau khi tìm hiểu về C, K, Q, mình lại thắc mắc muốn biết vì sao đã có chữ jê / G / ghi âm GỜ , lại có thêm chữ kép jê-hát /GH / cũng ghi âm GỜ, đã có chữ anh-nờ-jê / NG /ghi âm ngờ, lại có thêm 3 chữ anh-nờ-jê-hát / NGH / cũng ghi âm ngờ (trong Tiếng Việt, đây là âm duy nhất được ghi bằng 3 con chữ ?). Phải chăng chữ H trong GH và NGH bị thừa? Vậy thì vì sao chúng có mặt? Chúng đóng vai trò gì?
Lại phải truy tìm “thủ phạm” ở tận bên nước Pháp, quê hương của Ngài A. DE RHODES. Và thật ngạc nhiên, tội đồ chẳng phải ai xa lạ, cũng chính là 3 hung thủ I, E, É (ER). Chẳng hiểu vì sao, hễ đụng tới 3 âm này là sinh chuyện?
- Này nhé, trong Tiếng Pháp âm GỜ được ghi bằng chữ cái jê / G /như Tiếng Việt mình: galant, galerie, gare, gamme, garder, gargote, gauche, gaulois, gonfler, gomme, gothique, gourmet, gouverner, goutte, guérilla, guérir, guide, gueule, guerre, guillotine, guitare…
- Nhưng ác nỗi, mỗi khi có 3 thằng I, E, É (ER) đòi đi kèm thì phụ âm G đứng trước nó phải chuyển ngay (chẳng khác chi âm CỜ /C/ mà mình đã đề cập ở bài trước). Lúc đó chữ jê /G/ không còn ghi âm GỜ nữa mà lập tức biến thành âm JỜ, đọc giống như chữ J: manger (mâng-jê, không đọc là mâng-gê), gendre (jâng-đờ-rờ, không đọc là gâng-đờ-rờ), général (jê-nê-ran), gène, génie, géologie, gentil, germe, gérer, gibier, girafe, origine, gibecière, gymnastique...
- Lại xuất hiện trường hợp là ngay trong 1 chữ có nhiều âm tiết trong đó có 2, 3 chữ G, nhưng mỗi chữ G đọc mỗi âm khác nhau: gigantesque (ji-gâng-têt-sờ-cờ, G đi với I đọc J; đi với A, đọc là G), gager (ga-jê), engagement (âng-ga-jờ-mâng)…
*Tóm lại, chữ G trong Tiếng Pháp vừa ghi âm GỜ, vừa ghi âm JỜ (khi đi với I, E, É (ER) ).
- Thế có trường hợp nào âm GỜ kết hợp với I, E, É (ER) không ? Xin thưa là không có. Vậy thì trong Tiếng Pháp, âm GỜ được ghi bằng con chữ duy nhất là JÊ /G/ và chỉ đi với các nguyên âm không phải I, E, É (ER).
- Từ đó, khi ghi âm GỜ của Tiếng Việt, người Pháp cũng dùng chữ cái JÊ (G): gà gô, gả, gụ, gỗ, gặp gỡ, gớm, gật, gặt, gần gũi, gùi, gạo, gâu gâu, gờm, gập, gương, găm, gằm… Nhưng khi đi với I, E, Ê thì làm sao đây? Thế là họ lại phải tìm một con chữ nào đó ghi thêm vào ở sau để cho khỏi nhầm khi phát âm. Chữ cái được chọn là chữ HÁT (H) (chữ H trong Tiếng Pháp là câm-muet nên họ thêm vào mà không sợ ảnh hưởng đến cách phát âm). Từ đó, lại có thêm chữ GH, chỉ đi với I, E, Ê: ghi, ghì, ghe, ghé, ghẻ, ghẹ, ghê, ghế, ghề...
- Lại xuất hiện trường hợp là trong một câu có nhiều âm GỜ nhưng lại có 2 cách ghi khác nhau, tuỳ theo nguyên âm đi sau nó: “Trên chiếc ghe, có ba cái ghế gỗ”.
Giả sử, nếu bỏ chữ H đi mà chỉ sử dụng chữ G không thôi thì người Pháp sẽ đọc câu ni như sau: “Trên chiếc ge, có ba cái gế gỗ” (trên chiếc je, có ba cái jế gỗ ) và sẽ không hiểu gì cả vì vô nghĩa. Đó là lý do họ không thể bỏ chữ H trong GH được.
- Rõ ràng là thêm chữ H vào sau G khi âm G đi với I, E, Ê chỉ nhằm mục đích phục vụ cho việc phát âm Tiếng Việt của người Pháp hoặc có thể là người Bồ, người Ý nữa (?) - cho nên mới có tự điển Việt-Bồ-La. Rất tiếc là mình không biết gì về 2 thứ tiếng vừa kể.
- Còn đối với người Việt mình thì sao? Bỏ H có gì trở ngại gì không? Bạn cùng mình đọc thử câu trên nhé: “Trên chiếc ge, có ba cái gế gỗ”. Mình thấy không ảnh hưởng gì cả. Đối với người Việt Nam, chữ H trong trường hợp này là dư thừa, không cần thiết, bỏ đi vẫn được, vẫn phát âm chính xác âm GỜ.
- Vậy thì, nguyên nhân có đến 2 cách ghi âm GỜ (G và GH) đã quá rõ.
-Từ G và GH, họ chỉ thêm chữ anh-nờ /N/ đứng trước để ghi âm ngờ. Thế là xuất hiện các chữ NG và NGH (chỉ đi với I, E, Ê mà thôi). Lại dư chữ H trong âm NGỜ đối với người Việt. Viết như thế này, chúng ta đọc được không? Có gì trở ngại?: “Những con ngé đang vui đùa, ngịch ngợm trên đồi cao”. Được chứ sao không ? Nhưng người Pháp sẽ đọc là: ngé = nờ-jé ; ngịch = nờ-jịch (G đi với I, E, Ê biến thành J như đã nói ở trên) và lại không hiểu. Chính vì vậy, họ không thể bỏ chữ H trong NGH được.
*KẾT LUẬN:
- Chỉ vì sự tiện dụng cho các giáo sĩ phương Tây mà hàng trăm triệu người Việt mình từ mấy thế kỷ qua phải chịu, mỗi người phải viết, phải đánh máy hàng trăm ngàn chữ H dư thừa ở GH và NGH trong suốt đời mình. Đến bây giờ, mình dạy 2 đứa cháu ngoại, một đứa lớp 1 và một đứa lớp 4 mà cứ la hoài, phạt hoài vì cái tội sai chính tả, cứ nhắc mãi điệp khúc: “Chữ gờ ghép /GH/, ngờ ghép /NGH/ này này chỉ đi với I, E, Ê thôi, còn gờ đơn /G/, ngờ đơn /NG/ thì đi với mấy nguyên âm khác, nghe chưa?” Ngày mai chúng lại quên, lại nhớ lộn. Cũng thông cảm thôi, còn nhỏ quá mà! Người lớn mình có khi còn lộn, huống hồ!
- Đó là lý do mà đã từ rất lâu rồi, từ hàng trăm năm qua (1906 đến nay), các nhà ngôn ngữ học Việt Nam và Pháp muốn cải tiến chữ Quốc Ngữ, có thể có nhiều bất đồng lớn, nhưng khi đụng đến 2 chữ ghép GH và NGH này, thì hầu như ai cũng đều muốn bỏ hẳn chữ H đi cho tiện, gọn.
- Riêng mình, mình chỉ thử tìm cách giải thích để thoả óc tò mò, tự giải đáp thắc mắc chứ chưa chắc đã đúng, nên không dám đề xuất bỏ cái gì, thay cái gì đâu. Việc đó hãy để cho các nhà ngôn ngữ học có trình độ và có thẩm quyền lo. Mình thì nghĩ rằng, mặc dù có nhiều bất hợp lý, song, để thay đổi chữ Việt, dù chỉ là một chi tiết nhỏ, là điều cực kỳ khó, bởi vì mọi thứ đã hằn sâu trong tâm khảm người Việt từ bao đời nay rồi, trở thành bất khả xâm phạm rồi, cứ thế mà dùng! Từ nay về sau, khi đánh máy hoặc viết bài, mình cũng chịu khó gõ chữ H khi gặp GH Hoặc NGH thôi ! Gần 60 năm nay đã thế rồi, thêm một chút nữa, nhằm nhò gì? Chỉ có tội cho mấy đứa nhỏ!
PHẠM DUY THÁI
9/2018
------
Nguồn: =68.ARBUdVsL8EGPi3d1lylTnQMPozsMNIzpZ_7LsjAOLVelWDpfWGTpFEtJtx0R-j0Rbim2CSRuI5p69gVzYtzdEK4TzxU412l4UweLDGL3cJP7Vcgul-tu-pPweLslBBe1XK3V4Aw3Dc6FywF2MgDb4ehHmwxy_rAAGU17UwyfmF_Lm6sQYRxpLw&__tn__=-R]https://www.facebook.com/thai.phamduy.7927/posts/2132339710348806?__xts__[0]=68.ARBUdVsL8EGPi3d1lylTnQMPozsMNIzpZ_7LsjAOLVelWDpfWGTpFEtJtx0R-j0Rbim2CSRuI5p69gVzYtzdEK4TzxU412l4UweLDGL3cJP7Vcgul-tu-pPweLslBBe1XK3V4Aw3Dc6FywF2MgDb4ehHmwxy_rAAGU17UwyfmF_Lm6sQYRxpLw&__tn__=-R
Nguyên nhân sâu xa nào chữ quốc ngữ có 2 điểm bất cập:
- Cùng đọc "gờ" /g/ mà phải dùng đến 2 chữ cái G và GH?
- Cùng đọc "ngờ" /ng/ mà phải dùng đến 2 chữ cái NG và NGH?
Mời các bạn xem bài viết rất thú vị và dễ hiểu của anh Phạm Duy Thái Phạm Duy Thái (bạn học cùng lớp, khóa Sư Phạm Đà Nẵng, niên khóa 72-74).
---------
CHỮ JÊ /G/ CŨNG ĐÃ ĐƯỢC RỒI,
CỚ CHI THÊM HÁT /H/ LÔI THÔI THẾ NÀY???
Sau khi tìm hiểu về C, K, Q, mình lại thắc mắc muốn biết vì sao đã có chữ jê / G / ghi âm GỜ , lại có thêm chữ kép jê-hát /GH / cũng ghi âm GỜ, đã có chữ anh-nờ-jê / NG /ghi âm ngờ, lại có thêm 3 chữ anh-nờ-jê-hát / NGH / cũng ghi âm ngờ (trong Tiếng Việt, đây là âm duy nhất được ghi bằng 3 con chữ ?). Phải chăng chữ H trong GH và NGH bị thừa? Vậy thì vì sao chúng có mặt? Chúng đóng vai trò gì?
Lại phải truy tìm “thủ phạm” ở tận bên nước Pháp, quê hương của Ngài A. DE RHODES. Và thật ngạc nhiên, tội đồ chẳng phải ai xa lạ, cũng chính là 3 hung thủ I, E, É (ER). Chẳng hiểu vì sao, hễ đụng tới 3 âm này là sinh chuyện?
- Này nhé, trong Tiếng Pháp âm GỜ được ghi bằng chữ cái jê / G /như Tiếng Việt mình: galant, galerie, gare, gamme, garder, gargote, gauche, gaulois, gonfler, gomme, gothique, gourmet, gouverner, goutte, guérilla, guérir, guide, gueule, guerre, guillotine, guitare…
- Nhưng ác nỗi, mỗi khi có 3 thằng I, E, É (ER) đòi đi kèm thì phụ âm G đứng trước nó phải chuyển ngay (chẳng khác chi âm CỜ /C/ mà mình đã đề cập ở bài trước). Lúc đó chữ jê /G/ không còn ghi âm GỜ nữa mà lập tức biến thành âm JỜ, đọc giống như chữ J: manger (mâng-jê, không đọc là mâng-gê), gendre (jâng-đờ-rờ, không đọc là gâng-đờ-rờ), général (jê-nê-ran), gène, génie, géologie, gentil, germe, gérer, gibier, girafe, origine, gibecière, gymnastique...
- Lại xuất hiện trường hợp là ngay trong 1 chữ có nhiều âm tiết trong đó có 2, 3 chữ G, nhưng mỗi chữ G đọc mỗi âm khác nhau: gigantesque (ji-gâng-têt-sờ-cờ, G đi với I đọc J; đi với A, đọc là G), gager (ga-jê), engagement (âng-ga-jờ-mâng)…
*Tóm lại, chữ G trong Tiếng Pháp vừa ghi âm GỜ, vừa ghi âm JỜ (khi đi với I, E, É (ER) ).
- Thế có trường hợp nào âm GỜ kết hợp với I, E, É (ER) không ? Xin thưa là không có. Vậy thì trong Tiếng Pháp, âm GỜ được ghi bằng con chữ duy nhất là JÊ /G/ và chỉ đi với các nguyên âm không phải I, E, É (ER).
- Từ đó, khi ghi âm GỜ của Tiếng Việt, người Pháp cũng dùng chữ cái JÊ (G): gà gô, gả, gụ, gỗ, gặp gỡ, gớm, gật, gặt, gần gũi, gùi, gạo, gâu gâu, gờm, gập, gương, găm, gằm… Nhưng khi đi với I, E, Ê thì làm sao đây? Thế là họ lại phải tìm một con chữ nào đó ghi thêm vào ở sau để cho khỏi nhầm khi phát âm. Chữ cái được chọn là chữ HÁT (H) (chữ H trong Tiếng Pháp là câm-muet nên họ thêm vào mà không sợ ảnh hưởng đến cách phát âm). Từ đó, lại có thêm chữ GH, chỉ đi với I, E, Ê: ghi, ghì, ghe, ghé, ghẻ, ghẹ, ghê, ghế, ghề...
- Lại xuất hiện trường hợp là trong một câu có nhiều âm GỜ nhưng lại có 2 cách ghi khác nhau, tuỳ theo nguyên âm đi sau nó: “Trên chiếc ghe, có ba cái ghế gỗ”.
Giả sử, nếu bỏ chữ H đi mà chỉ sử dụng chữ G không thôi thì người Pháp sẽ đọc câu ni như sau: “Trên chiếc ge, có ba cái gế gỗ” (trên chiếc je, có ba cái jế gỗ ) và sẽ không hiểu gì cả vì vô nghĩa. Đó là lý do họ không thể bỏ chữ H trong GH được.
- Rõ ràng là thêm chữ H vào sau G khi âm G đi với I, E, Ê chỉ nhằm mục đích phục vụ cho việc phát âm Tiếng Việt của người Pháp hoặc có thể là người Bồ, người Ý nữa (?) - cho nên mới có tự điển Việt-Bồ-La. Rất tiếc là mình không biết gì về 2 thứ tiếng vừa kể.
- Còn đối với người Việt mình thì sao? Bỏ H có gì trở ngại gì không? Bạn cùng mình đọc thử câu trên nhé: “Trên chiếc ge, có ba cái gế gỗ”. Mình thấy không ảnh hưởng gì cả. Đối với người Việt Nam, chữ H trong trường hợp này là dư thừa, không cần thiết, bỏ đi vẫn được, vẫn phát âm chính xác âm GỜ.
- Vậy thì, nguyên nhân có đến 2 cách ghi âm GỜ (G và GH) đã quá rõ.
-Từ G và GH, họ chỉ thêm chữ anh-nờ /N/ đứng trước để ghi âm ngờ. Thế là xuất hiện các chữ NG và NGH (chỉ đi với I, E, Ê mà thôi). Lại dư chữ H trong âm NGỜ đối với người Việt. Viết như thế này, chúng ta đọc được không? Có gì trở ngại?: “Những con ngé đang vui đùa, ngịch ngợm trên đồi cao”. Được chứ sao không ? Nhưng người Pháp sẽ đọc là: ngé = nờ-jé ; ngịch = nờ-jịch (G đi với I, E, Ê biến thành J như đã nói ở trên) và lại không hiểu. Chính vì vậy, họ không thể bỏ chữ H trong NGH được.
*KẾT LUẬN:
- Chỉ vì sự tiện dụng cho các giáo sĩ phương Tây mà hàng trăm triệu người Việt mình từ mấy thế kỷ qua phải chịu, mỗi người phải viết, phải đánh máy hàng trăm ngàn chữ H dư thừa ở GH và NGH trong suốt đời mình. Đến bây giờ, mình dạy 2 đứa cháu ngoại, một đứa lớp 1 và một đứa lớp 4 mà cứ la hoài, phạt hoài vì cái tội sai chính tả, cứ nhắc mãi điệp khúc: “Chữ gờ ghép /GH/, ngờ ghép /NGH/ này này chỉ đi với I, E, Ê thôi, còn gờ đơn /G/, ngờ đơn /NG/ thì đi với mấy nguyên âm khác, nghe chưa?” Ngày mai chúng lại quên, lại nhớ lộn. Cũng thông cảm thôi, còn nhỏ quá mà! Người lớn mình có khi còn lộn, huống hồ!
- Đó là lý do mà đã từ rất lâu rồi, từ hàng trăm năm qua (1906 đến nay), các nhà ngôn ngữ học Việt Nam và Pháp muốn cải tiến chữ Quốc Ngữ, có thể có nhiều bất đồng lớn, nhưng khi đụng đến 2 chữ ghép GH và NGH này, thì hầu như ai cũng đều muốn bỏ hẳn chữ H đi cho tiện, gọn.
- Riêng mình, mình chỉ thử tìm cách giải thích để thoả óc tò mò, tự giải đáp thắc mắc chứ chưa chắc đã đúng, nên không dám đề xuất bỏ cái gì, thay cái gì đâu. Việc đó hãy để cho các nhà ngôn ngữ học có trình độ và có thẩm quyền lo. Mình thì nghĩ rằng, mặc dù có nhiều bất hợp lý, song, để thay đổi chữ Việt, dù chỉ là một chi tiết nhỏ, là điều cực kỳ khó, bởi vì mọi thứ đã hằn sâu trong tâm khảm người Việt từ bao đời nay rồi, trở thành bất khả xâm phạm rồi, cứ thế mà dùng! Từ nay về sau, khi đánh máy hoặc viết bài, mình cũng chịu khó gõ chữ H khi gặp GH Hoặc NGH thôi ! Gần 60 năm nay đã thế rồi, thêm một chút nữa, nhằm nhò gì? Chỉ có tội cho mấy đứa nhỏ!
PHẠM DUY THÁI
9/2018
------
Nguồn: =68.ARBUdVsL8EGPi3d1lylTnQMPozsMNIzpZ_7LsjAOLVelWDpfWGTpFEtJtx0R-j0Rbim2CSRuI5p69gVzYtzdEK4TzxU412l4UweLDGL3cJP7Vcgul-tu-pPweLslBBe1XK3V4Aw3Dc6FywF2MgDb4ehHmwxy_rAAGU17UwyfmF_Lm6sQYRxpLw&__tn__=-R]https://www.facebook.com/thai.phamduy.7927/posts/2132339710348806?__xts__[0]=68.ARBUdVsL8EGPi3d1lylTnQMPozsMNIzpZ_7LsjAOLVelWDpfWGTpFEtJtx0R-j0Rbim2CSRuI5p69gVzYtzdEK4TzxU412l4UweLDGL3cJP7Vcgul-tu-pPweLslBBe1XK3V4Aw3Dc6FywF2MgDb4ehHmwxy_rAAGU17UwyfmF_Lm6sQYRxpLw&__tn__=-R
_________________
Chữ Việt Forum
www.chuviet.net
Similar topics
» Lớp tư vấn giám sát mới nhất tại Hà Nội và các tỉnh khác trên toàn quốc
» Chữ Quôc ngữ là gì? Cần thiết và có thể cải tiến chữ Quốc ngữ - Tác giả: TS. Bùi Hiền
» Tuyển sinh lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu và quản lý dự án tại Hà Nội và các tỉnh khác trên toàn quốc
» Máy lạnh Multi LG và điểm khác biệt với dòng máy lạnh khác
» Chuyển phát nhanh Quốc tế, Cpn Quốc tế, Gửi hàng Quốc Tế
» Chữ Quôc ngữ là gì? Cần thiết và có thể cải tiến chữ Quốc ngữ - Tác giả: TS. Bùi Hiền
» Tuyển sinh lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu và quản lý dự án tại Hà Nội và các tỉnh khác trên toàn quốc
» Máy lạnh Multi LG và điểm khác biệt với dòng máy lạnh khác
» Chuyển phát nhanh Quốc tế, Cpn Quốc tế, Gửi hàng Quốc Tế
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết