GS Hoàng Phê đã đề nghị cải tiến chữ quốc ngữ như thế nào?
Trang 1 trong tổng số 1 trang
GS Hoàng Phê đã đề nghị cải tiến chữ quốc ngữ như thế nào?
GS Hoàng Phê đã đề nghị cải tiến chữ quốc ngữ như thế nào?
30/11/2017 13:41 GMT+7
VietNamNet - Năm 1961, Hoàng Phê viết chuyên khảo Vấn đề chữ quốc ngữ đề nghị cải tiến chữ quốc ngữ trong bước đầu. Và sau đó đến năm 1998, ông đã đăng hàng loạt bài xung quanh vấn đề chữ quốc ngữ.
GS Hoàng Phê (1919-2005) sinh tại xã Ðiện Quang, huyện Ðiện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Thuở thiếu thời, ông học tại quê nhà rồi theo học ở Hội An, Huế, Sài Gòn. Sau cách mạng Tháng 8 năm 1945, ông tham gia kháng chiến chống Pháp ở Hà Nội, Việt Bắc.
Sau năm 1954, ông làm cán bộ nghiên cứu ở Viện Ngôn ngữ học, và tạp chí Ngôn ngữ học, giảng dạy tại Đại học Tổng hợp Hà Nội.
GS Hoàng Phê (1919-2005)
Từ tháng 10/1959 đến năm 1968, ông là tổ trưởng tổ Ngôn ngữ học, Viện Văn học, thuộc Uỷ ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước. Từ năm 1968, ông là một trong bốn cán bộ được giao trọng trách thành lập Viện Ngôn ngữ học. Kể từ đó cho đến lúc nghỉ hưu năm 1997, ông là cán bộ nghiên cứu, nghiên cứu viên cao cấp Viện Ngôn ngữ học.
Ông còn là Phó Tổng biên tập đầu tiên của Tạp chí Ngôn ngữ và đã có nhiều đóng góp trong việc xây dựng và phát triển Tạp chí. Ông cũng là Chủ tịch đầu tiên của Hội Ngôn ngữ học Việt Nam.
Sau khi nghỉ hưu, ông đứng ra thành lập Trung tâm từ điển học, giữ cương vị Giám đốc, Chủ tịch Ban điều hành Trung tâm và tham gia công tác ở Trung tâm cho đến tận những ngày cuối cùng.
Năm 1980, ngay từ đợt phong học hàm đầu tiên của nước ta, ông đã được phong học hàm Phó Giáo sư. Năm 1984, ông được phong học hàm Giáo sư...
Năm 1961, GS Hoàng Phê viết chuyên khảo Vấn đề chữ quốc ngữ và sau đó đến năm 1998 đã đăng hàng loạt bài xung quanh vấn đề chữ quốc ngữ.
Tại chuyên khảo nói trên, ông đã đề cập tới vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ từ khi xuất hiện tới thời điểm đó, xét về nhiều mặt khác nhau là: Thay đổi các con chữ và sửa đổi các vần không hợp lí; Sửa bỏ các dấu phụ không giản tiện; Viết liền và bỏ gạch nối; Thêm một số vần mới để tiện việc phiên âm các tiếng nước ngoài.
Theo ông, "cải tiến chữ quốc ngữ là một yêu cầu cấp thiết hiện nay, vì cải tiến chữ quốc ngữ sẽ giúp rất nhiều cho việc phổ cập giáo dục, phổ cập văn hoá. Chữ quốc ngữ cải tiến sẽ trở thành giản tiện hơn và dễ học hơn. Điều đó sẽ tiết kiệm một phần không nhỏ công sức của nhân dân ta trong việc học chữ.
Cải tiến chữ quốc ngữ sẽ có tác dụng tốt đối với việc phát triển văn hoá, phát triển khoa học. Chữ quốc ngữ cải tiến và được bổ sung thêm một số vần mới cần thiết sẽ là một công cụ càng đắc lực hơn trong việc phổ biến và phát triển khoa học...".
Ông cho rằng "cải tiến chữ quốc ngữ từ lâu là một yêu cầu chung của nhân dân ta trong cả nước. Việc cải tiến chữ quốc ngữ một cách hợp lí, thích đáng, nhất định sẽ được đông đảo nhân dân ta từ Nam chí Bắc hoan nghênh.
Ngoài ra, cải tiến chữ quốc ngữ sẽ có những ích lợi khác, tuy phụ nhưng cũng không phải là nhỏ. Chữ quốc ngữ cải tiến sẽ đơn giản hơn, do đó hàng năm sẽ tiết kiệm được một khoản khá lớn về giấy in và về công ấn loát. Chữ quốc ngữ cải tiến sẽ hợp lí hơn, do đó việc học tiếng Việt phần nào sẽ dễ dàng hơn đối với các bạn ta ở các nước ngoài (quan hệ quốc tế của ta càng phát triển thì số người nước ngoài muốn học tiếng Việt cũng ngày càng tăng)"...
Cuối cùng, để cụ thể hoá một số ý kiến về nguyên tắc đã trình bày, ông nêu tóm tắt mấy điểm đề nghị cải tiến chữ quốc ngữ trong bước đầu:
1) Bỏ H vô lí trong GH và NGH.
2) Dùng F thay PH; D thay Đ; Z thay GI.
3) Nhất luật viết phụ âm k bằng K trong mọi trường hợp, thay cho C (và nghiên cứu thay cả cho Q).
4) Nhất luật viết nguyên âm i bằng I trong mọi trường hợp: i (học), iêu (thương), iết (kiến), kì (lạ), mĩ (thuật). v.v. Chỉ dùng Y để viết bán nguyên âm i trong ay và ây.
5) Thêm W để viết bán nguyên âm u trong uy:uy, uya, uynh sẽ viết WI, WIA, WINH, và qui sẽ viết KWI (còn cuisẽ viết KUI).
Thêm W là để có thể bỏ vần bất hợp lí UY; đồng thời cũng để chuẩn bị để dần dần, trong bước sau, dùng W viết bán nguyên âm U đứng trước nguyên âm, thay cho các con chữ O và U: oa, oe, uê, ươ, uy viết WA, WE, WÊ, WƠ, WI.
6) Thực hiện viết liền những trường hợp rõ ràng là một từ (xãhội, káchmạng, chiếnsĩ, thiđua, chuẩnbị, fấnkhởi, vuivẻ, v.v.).
Nói chung, các danh từ riêng cũng viết liền, trường hợp là tên người thì viết rời tên và họ (Việtnam, Hànội, Nguyễn Du, Trần Hưngđạo).
7) Thêm:
- Những vần như PA, PE, v.v. (viết phụ âm p đứng đầu âm tiết).
- Những vần như XTA, XMA, v.v. (thay cho STA, SMA, v.v.), và những vần như GLA, PLA, BRA, KRA, v.v. (viết hai phụ âm ghép liền nhau).
Hoàng Phê cũng nhấn mạnh "Lẽ tất nhiên, đây chỉ mới là một vài ý kiến sơ lược, hơn nữa, cũng chỉ mới là những ý kiến cá nhân; nhưng chúng tôi mong rằng với sự tham gia ý kiến của các bạn quan tâm đến vấn đề, rồi đây chúng ta sẽ thật sự xây dựng được một bản đề án cải tiến chữ quốc ngữ hợp lí trong điều kiện hiện nay. Chúng tôi tin rằng đó là điều mong mỏi chung của chúng ta".
Xem nguyên văn chuyên khảo Vấn đề chữ quốc ngữ tại đây.
Phương Chi giới thiệu
_______________
NGUỒN: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/kh...cai-tien-chu-quoc-ngu-nhu-the-nao-413901.html
30/11/2017 13:41 GMT+7
VietNamNet - Năm 1961, Hoàng Phê viết chuyên khảo Vấn đề chữ quốc ngữ đề nghị cải tiến chữ quốc ngữ trong bước đầu. Và sau đó đến năm 1998, ông đã đăng hàng loạt bài xung quanh vấn đề chữ quốc ngữ.
GS Hoàng Phê (1919-2005) sinh tại xã Ðiện Quang, huyện Ðiện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Thuở thiếu thời, ông học tại quê nhà rồi theo học ở Hội An, Huế, Sài Gòn. Sau cách mạng Tháng 8 năm 1945, ông tham gia kháng chiến chống Pháp ở Hà Nội, Việt Bắc.
Sau năm 1954, ông làm cán bộ nghiên cứu ở Viện Ngôn ngữ học, và tạp chí Ngôn ngữ học, giảng dạy tại Đại học Tổng hợp Hà Nội.
GS Hoàng Phê (1919-2005)
Từ tháng 10/1959 đến năm 1968, ông là tổ trưởng tổ Ngôn ngữ học, Viện Văn học, thuộc Uỷ ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước. Từ năm 1968, ông là một trong bốn cán bộ được giao trọng trách thành lập Viện Ngôn ngữ học. Kể từ đó cho đến lúc nghỉ hưu năm 1997, ông là cán bộ nghiên cứu, nghiên cứu viên cao cấp Viện Ngôn ngữ học.
Ông còn là Phó Tổng biên tập đầu tiên của Tạp chí Ngôn ngữ và đã có nhiều đóng góp trong việc xây dựng và phát triển Tạp chí. Ông cũng là Chủ tịch đầu tiên của Hội Ngôn ngữ học Việt Nam.
Sau khi nghỉ hưu, ông đứng ra thành lập Trung tâm từ điển học, giữ cương vị Giám đốc, Chủ tịch Ban điều hành Trung tâm và tham gia công tác ở Trung tâm cho đến tận những ngày cuối cùng.
Năm 1980, ngay từ đợt phong học hàm đầu tiên của nước ta, ông đã được phong học hàm Phó Giáo sư. Năm 1984, ông được phong học hàm Giáo sư...
Năm 1961, GS Hoàng Phê viết chuyên khảo Vấn đề chữ quốc ngữ và sau đó đến năm 1998 đã đăng hàng loạt bài xung quanh vấn đề chữ quốc ngữ.
Tại chuyên khảo nói trên, ông đã đề cập tới vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ từ khi xuất hiện tới thời điểm đó, xét về nhiều mặt khác nhau là: Thay đổi các con chữ và sửa đổi các vần không hợp lí; Sửa bỏ các dấu phụ không giản tiện; Viết liền và bỏ gạch nối; Thêm một số vần mới để tiện việc phiên âm các tiếng nước ngoài.
Theo ông, "cải tiến chữ quốc ngữ là một yêu cầu cấp thiết hiện nay, vì cải tiến chữ quốc ngữ sẽ giúp rất nhiều cho việc phổ cập giáo dục, phổ cập văn hoá. Chữ quốc ngữ cải tiến sẽ trở thành giản tiện hơn và dễ học hơn. Điều đó sẽ tiết kiệm một phần không nhỏ công sức của nhân dân ta trong việc học chữ.
Cải tiến chữ quốc ngữ sẽ có tác dụng tốt đối với việc phát triển văn hoá, phát triển khoa học. Chữ quốc ngữ cải tiến và được bổ sung thêm một số vần mới cần thiết sẽ là một công cụ càng đắc lực hơn trong việc phổ biến và phát triển khoa học...".
Ông cho rằng "cải tiến chữ quốc ngữ từ lâu là một yêu cầu chung của nhân dân ta trong cả nước. Việc cải tiến chữ quốc ngữ một cách hợp lí, thích đáng, nhất định sẽ được đông đảo nhân dân ta từ Nam chí Bắc hoan nghênh.
Ngoài ra, cải tiến chữ quốc ngữ sẽ có những ích lợi khác, tuy phụ nhưng cũng không phải là nhỏ. Chữ quốc ngữ cải tiến sẽ đơn giản hơn, do đó hàng năm sẽ tiết kiệm được một khoản khá lớn về giấy in và về công ấn loát. Chữ quốc ngữ cải tiến sẽ hợp lí hơn, do đó việc học tiếng Việt phần nào sẽ dễ dàng hơn đối với các bạn ta ở các nước ngoài (quan hệ quốc tế của ta càng phát triển thì số người nước ngoài muốn học tiếng Việt cũng ngày càng tăng)"...
Cuối cùng, để cụ thể hoá một số ý kiến về nguyên tắc đã trình bày, ông nêu tóm tắt mấy điểm đề nghị cải tiến chữ quốc ngữ trong bước đầu:
1) Bỏ H vô lí trong GH và NGH.
2) Dùng F thay PH; D thay Đ; Z thay GI.
3) Nhất luật viết phụ âm k bằng K trong mọi trường hợp, thay cho C (và nghiên cứu thay cả cho Q).
4) Nhất luật viết nguyên âm i bằng I trong mọi trường hợp: i (học), iêu (thương), iết (kiến), kì (lạ), mĩ (thuật). v.v. Chỉ dùng Y để viết bán nguyên âm i trong ay và ây.
5) Thêm W để viết bán nguyên âm u trong uy:uy, uya, uynh sẽ viết WI, WIA, WINH, và qui sẽ viết KWI (còn cuisẽ viết KUI).
Thêm W là để có thể bỏ vần bất hợp lí UY; đồng thời cũng để chuẩn bị để dần dần, trong bước sau, dùng W viết bán nguyên âm U đứng trước nguyên âm, thay cho các con chữ O và U: oa, oe, uê, ươ, uy viết WA, WE, WÊ, WƠ, WI.
6) Thực hiện viết liền những trường hợp rõ ràng là một từ (xãhội, káchmạng, chiếnsĩ, thiđua, chuẩnbị, fấnkhởi, vuivẻ, v.v.).
Nói chung, các danh từ riêng cũng viết liền, trường hợp là tên người thì viết rời tên và họ (Việtnam, Hànội, Nguyễn Du, Trần Hưngđạo).
7) Thêm:
- Những vần như PA, PE, v.v. (viết phụ âm p đứng đầu âm tiết).
- Những vần như XTA, XMA, v.v. (thay cho STA, SMA, v.v.), và những vần như GLA, PLA, BRA, KRA, v.v. (viết hai phụ âm ghép liền nhau).
Hoàng Phê cũng nhấn mạnh "Lẽ tất nhiên, đây chỉ mới là một vài ý kiến sơ lược, hơn nữa, cũng chỉ mới là những ý kiến cá nhân; nhưng chúng tôi mong rằng với sự tham gia ý kiến của các bạn quan tâm đến vấn đề, rồi đây chúng ta sẽ thật sự xây dựng được một bản đề án cải tiến chữ quốc ngữ hợp lí trong điều kiện hiện nay. Chúng tôi tin rằng đó là điều mong mỏi chung của chúng ta".
Xem nguyên văn chuyên khảo Vấn đề chữ quốc ngữ tại đây.
Phương Chi giới thiệu
_______________
NGUỒN: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/kh...cai-tien-chu-quoc-ngu-nhu-the-nao-413901.html
_________________
Chữ Việt Forum
www.chuviet.net
Similar topics
» Tham luận của Giáo sư Hoàng Tụy - tại Hội nghị bàn về “Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ”, Hà Nội, năm 1960.
» Sở hữu căn hộ tiện nghi tại Eco Green City 282 Nguyễn Xiển
» Chữ Quôc ngữ là gì? Cần thiết và có thể cải tiến chữ Quốc ngữ - Tác giả: TS. Bùi Hiền
» Điều hòa âm trần Mitsubishi Heavy mang đến sự tiện nghi
» Xây dựng nhà trọn gói Đà Nẵng – Giải pháp tiện nghi cho gia đình
» Sở hữu căn hộ tiện nghi tại Eco Green City 282 Nguyễn Xiển
» Chữ Quôc ngữ là gì? Cần thiết và có thể cải tiến chữ Quốc ngữ - Tác giả: TS. Bùi Hiền
» Điều hòa âm trần Mitsubishi Heavy mang đến sự tiện nghi
» Xây dựng nhà trọn gói Đà Nẵng – Giải pháp tiện nghi cho gia đình
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết