TIẾNG (NÓI) VIỆT CÒN - NƯỚC TA CÒN (Tác giả: Nguyễn Thiện Toàn)
Trang 1 trong tổng số 1 trang
TIẾNG (NÓI) VIỆT CÒN - NƯỚC TA CÒN (Tác giả: Nguyễn Thiện Toàn)
TIẾNG (NÓI) VIỆT CÒN - NƯỚC TA CÒN
(Tác giả: Nguyễn Thiện Toàn)
1/Nguyễn Phước Ánh hay Nguyễn Phúc Ánh?
Hầu hết các văn bản, sách báo hiện nay , chúng ta đều thấy khi nhắc đến vua Gia Long thì đều được ghi là Nguyễn Phúc Ánh, mặc dù tên đúng của ngài là Nguyễn Phước Ánh. Tại sao lại có chuyện như vậy? Phúc và Phước 2 chữ viết khác nhau rõ ràng thế mà?
福 (chữ Hán): PHÚC là 1 từ hán việt, còn 縛 (chữ Nôm): PHƯỚC , là 1 từ thuần Việt, trong hán tự chỉ có chữ Phúc không có chữ Phước, vì thế các tiền nhân đã sáng tạo chữ Nôm để kí âm những từ mà chữ Hán không có. Từ đây ta có thể suy ra rằng tiếng nói và chữ viết là 2 phạm trù riêng biệt. Ta có thể vẽ dấu mũi tên để hàm ý về hướng đi, người khác cũng có thể vẽ 1 ngón tay đang chỉ về 1 phía cũng dùng để chỉ hướng vậy. Đấy là quá trình tiến hoá của con người nói chung và người Việt nói riêng. (các bạn cũng có thể tự tìm hiểu thêm Phan Châu Trinh/Phan Chu Trinh xem tên nào viết đúng).
Vào cái thuở người Việt còn xài Hán tự (漢 字) thì những chữ như "mẹ con", "trời xanh", "mây trắng", "ăn cơm", "sông núi"..., không có cái chữ Hán nào phát âm, kí âm được . Chỉ có những chữ Hán đồng nghĩa nhưng đọc âm Việt-Hán, là "mẫu tử", "thanh thiên', "bạch vân", "thực phạn", "giang sơn".
"Mẹ con", "sông núi", "trời xanh", "ăn cơm"... tạo thành vốn liếng âm thuần Việt, kêu bằng là phải chịu cảnh lang thang bên ngoài văn tự chính thống (Hán tự). Thành thử giới sĩ phu người Việt mới nghĩ ra CHỮ NÔM, tức là một hệ thống văn tự ghi lại hết thảy các âm thuần Việt, chấm dứt tình cảnh lang thang của quốc âm thuần Việt!
Chữ Nôm, nói nào ngay, coi rắc rối lắm - nhưng có giá trị đáng ghi nhận. GIÁ TRỊ ở chỗ: Văn tự của một đất nước thì phải ghi cho bằng được tiếng nói của dân tộc!
Văn tự nói cho cùng chỉ là cái vỏ, TIẾNG NÓI mới là cái tinh túy nhứt, tạo nên sự khác biệt. Tiền nhân chúng ta KHÔNG nói tiếng Tàu, mà phát âm theo cách của người Việt ("âm Việt-Hán", tức nói tiếng Việt dựa trên cải vỏ Hán tự), hết sức độc đáo. Lại còn phát minh ra được chữ Nôm để kí âm những từ không có trong từ điển tiếng Tàu.
"Âm Việt-Hán", xin được nhắc đi nhắc lại để cùng nhau nhớ rằng, đó là Tiếng Việt, thuộc về một phong cách diễn ngôn của người Việt. Ví dụ: mượn chữ 水 trong Hán tự, mặc kệ người Tàu đọc "shuǐ", tiền nhân chúng ta đưa tiếng Việt vào, đọc thành "Thủy" (âm Việt-Hán). "Thủy" - có nghĩa là "nước". Nhưng "nước" lại không nằm trong những lớp chữ đọc theo "âm Việt-Hán", mà thuộc về "âm Việt". Những thứ trên gọi là Đa chuẩn ngôn ngữ (polycentric language) là hiện đại; còn đơn chuẩn ngôn ngữ (monocentric language) lạc hậu ít nhứt nửa thế kỷ! Giả dụ nếu chúng ta không tiếp thu thêm các chữ viết của nước khác , vậy chúng ta có thể tìm được từ nào thuần Việt để chỉ về các từ sau không như : khoa học, công nghệ, dân quân ....
2/ Quay trở lại với Chữ Quốc Ngữ, từ những ngày đầu manh nha hình thành cho tới khi được công nhận chính thức và được sử dụng cho tới ngày nay với 29 chữ cái và 52 vần, đã dần thay thế cho chữ Nôm, Chữ Hán khó học khó nhớ mà còn ghi lại được chính xác những gì được nói ra. Lại còn bổ sung thêm các từ tiếng nước ngoài như cái can , kí lô , xăng, laptop... để bổ sung thêm vào kho từ vựng tiếng Việt , góp phần phong phú thêm tiếng Việt.
Tuy được xem là hoàn chỉnh và chưa có nhu cầu cấp thiết cải tiến chữ Quốc ngữ nhưng việc tìm ra một cách ghi tối ưu, hợp lí và ngắn gọn hơn cho tiếng Việt vẫn là việc nên làm, vì thiết nghĩ đang vận hành hiệu quả không có nghĩa là không thể vận hành hiệu quả hơn hiện nay.
Trước đây phong trào cải tiến chữ Quốc ngữ đã được thực hiện nhiều nhưng không hiệu quả và thành công vì vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, hiện nay có 1 kiểu chữ mới ra đời, đáp ứng được kì vọng đó là Chữ VN Song Song 4.0 (CVNSS4.0) có thể tham khảo thêm tại đây:
http://chuvietnhanh.sourceforge.net/CongThucChuVNSongSong4.0VaViDu.htm
Với việc có dấu mũ và 5 thanh âm, chữ viết hiện nay gây trở ngại khi làm việc với máy vi tính, nhất là lập trình, cơ bản là máy tính xài ngôn ngữ nhị phân, vậy nếu muốn tiến xa về ngành công nghệ thông tin, chúng ta phải tạo ra chữ viết mới loại bỏ được dấu mũ và thanh âm. Hiện nay có 2 tác giả đã làm được việc ấy bằng việc ra đời của bộ chữ Việt Nam song song 4.0.
Độc giả nào quan tâm, có thể trải nghiệm kiểu chữ mới trên máy vi tính bằng việc kết hợp vào bộ gõ EVKEY trên hệ điều hành window tại đây:
http://chuvietnhanh.sourceforge.net/GoNhanhChuVietTrenMayViTinhBangKieuGoCVNSS4.0VoiBoGoEVKey.htm
Tuy tiện lợi và khả dụng nhưng vẫn vấp phải ý kiến trái chiều rằng kiểu chữ này không đánh vần được, không đáp ứng về mặt âm vị. Tuy nhiên vấn đề đã được giải đáp tại đây:
http://chuvietnhanh.sourceforge.net/ChuVietNhanhVaChuVNSongSongCoDungNguyenTacAmViHocKhong.htm
Nếu ngày xưa cụ Nguyễn Du viết truyện kiều bằng chữ Hán thì ngày nay chúng ta có những vần thơ bất hủ ấy không? Chính nhờ viết bằng chữ Nôm, là âm tiếng Việt, phương ngữ Việt nên nhờ thế ta mới thấy được cái tài cái hay của cụ. Nếu cụ viết bằng chữ Hán, nay dịch lại thì giọng văn sẽ giống thơ Đường, sẽ không còn "Trăm năm trong cõi người ta" nữa mà thành "Nhân thọ dĩ bách niên vi kì". Trong khi đó, nếu các nhà truyền giáo nghĩ ra CVN hoặc CVNSS vào thế kỷ 17 chẳng hạn, khi ấy Nguyễn Du sẽ viết "Trăm năm trog cõi wừj ta / Tramo namo trogp cois wujk ta" ngữ nghĩa vẫn không thay đổi.
Cũng thế, Chữ Quốc Ngữ hiện nay không đáp ứng được với những người làm về CNTT, không thể mã hoá trong thời đại Big Data này được, cần phải có 1 cách tiếp cận khác để máy tính hiểu được người mới thành công trong môi trường số hoá này, không cải tiến là lùi. Vậy còn chờ chi mà không công nhận CVNSS4.0.
Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn, có gì mà lo, có gì mà sợ, có điều chi nữa mà ngờ!.
____________
Tham khảo:
https://thoixua.vn/sai-gon-xua/a-be-xe-hay-a-bo-co-su-phong-phu-trong-ngon-ngu-cua-viet-nam-xua-va-nay.html
http://chuvietnhanh.sourceforge.net/ChuVietNhanhKieuChuVietCucNgan.htm
http://chuvietnhanh.sourceforge.net/CongThucChuVNSongSong4.0VaViDu.htm
http://chuvietnhanh.sourceforge.net/ChuVietNhanhVaChuVNSongSongCoDungNguyenTacAmViHocKhong.htm
https://www.giaoduc.edu.vn/bat-hop-ly-cua-chu-quoc-ngu.htm
https://www.facebook.com/nguyenchuong158/posts/1274876082946369
https://www.facebook.com/nguyenchuong158/posts/1275539126213398
https://www.facebook.com/nguyenchuong158/posts/1270819910018653
https://www.facebook.com/nguyenchuong158/posts/1281446932289284
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1272116289889015
------------
Email: nguyenthientoan200@gmail.com
FB:
https://www.facebook.com/tinhyeuvatien
NGUỒN:
https://www.facebook.com/groups/toiyeuchuviet4.0/permalink/701429317937852/
_________________
Chữ Việt Forum
www.chuviet.net
Similar topics
» Chữ Việt Sơ Khởi - Hiện Tại - Tương Lai (Tác giả Nguyễn Thiện Toàn)
» Nếu đủ sức thuyết phục, Tiếng Việt viết thành Tiếq Việt cũng có sao? (Tác giả: nhà báo Đăng Nguyên)
» Cải Tiến Chữ Việt - Hướng Đi Nào Cho Những Nhà Tiên Phong ? (Tác giả Nguyễn Thiện Toàn)
» Tiếng Nói và Chữ Viết của người Việt Nam qua các thời đại
» Tiếng Việt kỳ diệu - Tác giả: Nguyễn Văn Luận
» Nếu đủ sức thuyết phục, Tiếng Việt viết thành Tiếq Việt cũng có sao? (Tác giả: nhà báo Đăng Nguyên)
» Cải Tiến Chữ Việt - Hướng Đi Nào Cho Những Nhà Tiên Phong ? (Tác giả Nguyễn Thiện Toàn)
» Tiếng Nói và Chữ Viết của người Việt Nam qua các thời đại
» Tiếng Việt kỳ diệu - Tác giả: Nguyễn Văn Luận
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết