Luật gia Lê Hiếu Đằng : Bỏ đảng Cộng sản để trở thành công dân tự do đấu tranh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Luật gia Lê Hiếu Đằng : Bỏ đảng Cộng sản để trở thành công dân tự do đấu tranh
Thụy My
Thứ năm 05 Tháng Mười Hai 2013
Luật gia Lê Hiếu Đằng. RFI/Capdevielle
Hôm nay 05/12/2013, luật gia Lê Hiếu Đằng, Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ra tuyên bố rời bỏ Đảng Cộng sản.
Người đảng viên hơn 40 tuổi đảng đã từng bị chính quyền Việt Nam Cộng Hòa kết án tử vì những hoạt động đấu tranh trong thời chiến đầy gian khổ trước đây. Nay khi đảng Cộng sản đang trên đỉnh cao quyền lực lại quyết định rời bỏ vì theo ông, đảng bây giờ thực chất là của các tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản và đi ngược lại quyền lợi của lợi ích dân tộc.
Cũng như lời đề nghị thành lập đảng Dân chủ Xã hội trước đây, tuyên bố rời bỏ đảng Cộng sản Việt Nam của luật gia Lê Hiếu Đằng một lần nữa đã gây bão dư luận. Hôm nay trên các mạng xã hội đã có rất nhiều lời bàn tán về sự kiện này.
Từ giường bệnh tại bệnh viện 115 ở Thành phố Hồ Chí Minh, luật gia Lê Hiếu Đằng dù đang phải chống chọi với căn bệnh nan y, vẫn cố gắng trả lời RFI Việt ngữ. Xin quý thính giả vui lòng thông cảm về chất lượng âm thanh của cuộc phỏng vấn.
Nghe bài này (05:08)
http://telechargement.rfi.fr.edgesuite.net/rfi/vietnamien/audio/modules/actu/201312/LE_HIEU_DANG_Net_05_12_2013.mp3
RFI : Thưa anh, vì sao anh quyết định rời bỏ đảng Cộng sản Việt Nam ?
Trong bài viết khi nằm trên giường bệnh, về việc bỏ đảng có một thời gian tôi chưa làm được, bây giờ phải làm. Đó là hệ quả tất yếu thôi. Còn lý do bỏ đảng là vì bây giờ đảng không còn như thời kỳ giải phóng dân tộc nữa, mà trở thành một nhóm lợi ích đặt quyền lợi của gia đình, của cá nhân lên trên, chứ không phải quyền lợi của đất nước, của Tổ quốc. Đảng trở thành sức cản cho sự phát triển của đất nước, tiền của của dân bị lãng phí không biết bao nhiêu.
Điều làm tôi đau lòng nhất là người dân mất đất, mất ruộng, phải ly hương, ly tán, trong khi họ là những người chịu hy sinh rất nhiều trong chiến tranh. Thế bây giờ thì ai phản bội ai ? Rõ ràng là các ông ấy phản bội nông dân, phản bội dân tộc Việt Nam. Nói chung là phản bội lại những gì đã hứa hẹn trước kia.
Khi tôi vào đảng, tôi hy vọng là sau khi giải phóng dân tộc rồi thì sẽ xây dựng một chế độ tốt đẹp hơn. Nhưng bây giờ chế độ lại tồi tệ hơn xưa, mọi thứ đều xuống cấp, từ giáo dục, y tế cho đến đạo đức con người. Đảng Cộng sản trở thành sức cản của đất nước, của dân tộc, mà thực chất đây chỉ là tập đoàn lợi ích thôi. Thành ra tôi nghĩ phải từ bỏ, vì nếu là thành viên của đảng dù sao cũng là trách nhiệm. Trở thành một người công dân tự do để đấu tranh.
Chứ còn chủ nghĩa xã hội thì nó đã tanh bành ở Liên Xô rồi, nước nào người ta cũng đã từ bỏ…
RFI : Thưa anh, anh có nuối tiếc khi từ bỏ một tổ chức mà mình đã cống hiến bao nhiêu năm tuổi thanh xuân không ?
Tất nhiên là mình cũng thấy tiếc, nhưng không thể nào không từ bỏ được vì nó trở thành xấu xa. Chứ nếu vẫn còn là thành viên thì mình phải có trách nhiệm, vì vậy thôi bây giờ rút ra để mình trở thành công dân tự do; để đấu tranh cho chủ quyền, dân chủ, bảo vệ môi trường.
Đó là ba yếu tố thực chất vì con người, chứ còn chủ nghĩa xã hội cuối thế kỷ này như thế nào thì ai cũng biết. Trong khi con cái mấy ông (lãnh đạo) đi các nước tư bản, mấy ông lại bắt cả dân tộc phải đi theo con đường xã hội chủ nghĩa là một con đường hiện nay chẳng có lối ra, và ngay trên quê hương sinh ra nó người ta đã chối từ, đã phủ nhận.
RFI : Còn những đảng viên khác thì sao, và anh có nhắn nhủ gì với những người đang đấu tranh cho dân chủ không ?
Nhiều đảng viên người ta cũng thất vọng. Nhiều người trong đảng cũng rất tâm huyết, nhưng vì lý do gia đình hoặc những lý do khác…Tôi nghĩ nếu ai cũng vì lý do gia đình, vì lợi ích cá nhân mà không đặt lợi ích đất nước lên trên thì đất nước này sẽ đi về đâu ?
Do đó tôi hy vọng sau khi tôi từ bỏ đảng, thì những người khác cũng sẽ hưởng ứng.
RFI : Không chỉ trong đối nội, có lẽ cũng có những thất vọng về đối ngoại, như cách đối phó với Trung Quốc tại Biển Đông ?
Đúng vậy. Chính sách của ta nó nhu nhược, nói cách khác là hèn yếu trước sự hung hãn của bọn bành trướng Bắc Kinh. Thật ra nguy hiểm nhất là hiện nay Trung Quốc đã tràn lan khắp nơi, điển hình là ở huyện Kỳ Anh ở Nghệ An. Biển Đông thì còn lúc này lúc kia, chứ còn trên đất liền có biết bao nhiêu là nhân viên quân sự cũng như dân sự Trung Quốc. Tội lỗi là tại sao lại để cho tình hình xảy ra như thế.
Tôi nhắc lại, tôi từ bỏ để không còn là thành viên có trách nhiệm, là một đảng viên của đảng nữa, mà trở thành một công dân tự do. Khi ra khỏi đảng, tôi được tự do đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ ; bảo vệ nhân quyền và dân quyền ; bảo vệ môi trường. Đó là những vấn đề thiết thực cho con người, vì con người đối với người Việt, chứ còn cái thứ chủ nghĩa xã hội rất là mơ hồ.
RFI : Tức là dù đang trên giường bệnh, nhưng anh vẫn bức xúc khi cả dân tộc phải đi theo một chủ nghĩa mà tương lai có vẻ vẫn còn mù mịt ?
Đúng rồi, một tương lai mù mịt, chẳng đi đến đâu cả.
RFI : RFI Việt ngữ xin chân thành cảm ơn luật gia Lê Hiếu Đằng, kính chúc luật gia sức khỏe.
--------------------
NGUỒN: http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20131205-luat-gia-le-hieu-dang-tu-bo-dang-cong-san-de-tro-thanh-cong-dan-tu-do-dau-tranh
Thứ năm 05 Tháng Mười Hai 2013
Luật gia Lê Hiếu Đằng. RFI/Capdevielle
Hôm nay 05/12/2013, luật gia Lê Hiếu Đằng, Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ra tuyên bố rời bỏ Đảng Cộng sản.
Người đảng viên hơn 40 tuổi đảng đã từng bị chính quyền Việt Nam Cộng Hòa kết án tử vì những hoạt động đấu tranh trong thời chiến đầy gian khổ trước đây. Nay khi đảng Cộng sản đang trên đỉnh cao quyền lực lại quyết định rời bỏ vì theo ông, đảng bây giờ thực chất là của các tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản và đi ngược lại quyền lợi của lợi ích dân tộc.
Cũng như lời đề nghị thành lập đảng Dân chủ Xã hội trước đây, tuyên bố rời bỏ đảng Cộng sản Việt Nam của luật gia Lê Hiếu Đằng một lần nữa đã gây bão dư luận. Hôm nay trên các mạng xã hội đã có rất nhiều lời bàn tán về sự kiện này.
Từ giường bệnh tại bệnh viện 115 ở Thành phố Hồ Chí Minh, luật gia Lê Hiếu Đằng dù đang phải chống chọi với căn bệnh nan y, vẫn cố gắng trả lời RFI Việt ngữ. Xin quý thính giả vui lòng thông cảm về chất lượng âm thanh của cuộc phỏng vấn.
Nghe bài này (05:08)
http://telechargement.rfi.fr.edgesuite.net/rfi/vietnamien/audio/modules/actu/201312/LE_HIEU_DANG_Net_05_12_2013.mp3
RFI : Thưa anh, vì sao anh quyết định rời bỏ đảng Cộng sản Việt Nam ?
Trong bài viết khi nằm trên giường bệnh, về việc bỏ đảng có một thời gian tôi chưa làm được, bây giờ phải làm. Đó là hệ quả tất yếu thôi. Còn lý do bỏ đảng là vì bây giờ đảng không còn như thời kỳ giải phóng dân tộc nữa, mà trở thành một nhóm lợi ích đặt quyền lợi của gia đình, của cá nhân lên trên, chứ không phải quyền lợi của đất nước, của Tổ quốc. Đảng trở thành sức cản cho sự phát triển của đất nước, tiền của của dân bị lãng phí không biết bao nhiêu.
Điều làm tôi đau lòng nhất là người dân mất đất, mất ruộng, phải ly hương, ly tán, trong khi họ là những người chịu hy sinh rất nhiều trong chiến tranh. Thế bây giờ thì ai phản bội ai ? Rõ ràng là các ông ấy phản bội nông dân, phản bội dân tộc Việt Nam. Nói chung là phản bội lại những gì đã hứa hẹn trước kia.
Khi tôi vào đảng, tôi hy vọng là sau khi giải phóng dân tộc rồi thì sẽ xây dựng một chế độ tốt đẹp hơn. Nhưng bây giờ chế độ lại tồi tệ hơn xưa, mọi thứ đều xuống cấp, từ giáo dục, y tế cho đến đạo đức con người. Đảng Cộng sản trở thành sức cản của đất nước, của dân tộc, mà thực chất đây chỉ là tập đoàn lợi ích thôi. Thành ra tôi nghĩ phải từ bỏ, vì nếu là thành viên của đảng dù sao cũng là trách nhiệm. Trở thành một người công dân tự do để đấu tranh.
Chứ còn chủ nghĩa xã hội thì nó đã tanh bành ở Liên Xô rồi, nước nào người ta cũng đã từ bỏ…
RFI : Thưa anh, anh có nuối tiếc khi từ bỏ một tổ chức mà mình đã cống hiến bao nhiêu năm tuổi thanh xuân không ?
Tất nhiên là mình cũng thấy tiếc, nhưng không thể nào không từ bỏ được vì nó trở thành xấu xa. Chứ nếu vẫn còn là thành viên thì mình phải có trách nhiệm, vì vậy thôi bây giờ rút ra để mình trở thành công dân tự do; để đấu tranh cho chủ quyền, dân chủ, bảo vệ môi trường.
Đó là ba yếu tố thực chất vì con người, chứ còn chủ nghĩa xã hội cuối thế kỷ này như thế nào thì ai cũng biết. Trong khi con cái mấy ông (lãnh đạo) đi các nước tư bản, mấy ông lại bắt cả dân tộc phải đi theo con đường xã hội chủ nghĩa là một con đường hiện nay chẳng có lối ra, và ngay trên quê hương sinh ra nó người ta đã chối từ, đã phủ nhận.
RFI : Còn những đảng viên khác thì sao, và anh có nhắn nhủ gì với những người đang đấu tranh cho dân chủ không ?
Nhiều đảng viên người ta cũng thất vọng. Nhiều người trong đảng cũng rất tâm huyết, nhưng vì lý do gia đình hoặc những lý do khác…Tôi nghĩ nếu ai cũng vì lý do gia đình, vì lợi ích cá nhân mà không đặt lợi ích đất nước lên trên thì đất nước này sẽ đi về đâu ?
Do đó tôi hy vọng sau khi tôi từ bỏ đảng, thì những người khác cũng sẽ hưởng ứng.
RFI : Không chỉ trong đối nội, có lẽ cũng có những thất vọng về đối ngoại, như cách đối phó với Trung Quốc tại Biển Đông ?
Đúng vậy. Chính sách của ta nó nhu nhược, nói cách khác là hèn yếu trước sự hung hãn của bọn bành trướng Bắc Kinh. Thật ra nguy hiểm nhất là hiện nay Trung Quốc đã tràn lan khắp nơi, điển hình là ở huyện Kỳ Anh ở Nghệ An. Biển Đông thì còn lúc này lúc kia, chứ còn trên đất liền có biết bao nhiêu là nhân viên quân sự cũng như dân sự Trung Quốc. Tội lỗi là tại sao lại để cho tình hình xảy ra như thế.
Tôi nhắc lại, tôi từ bỏ để không còn là thành viên có trách nhiệm, là một đảng viên của đảng nữa, mà trở thành một công dân tự do. Khi ra khỏi đảng, tôi được tự do đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ ; bảo vệ nhân quyền và dân quyền ; bảo vệ môi trường. Đó là những vấn đề thiết thực cho con người, vì con người đối với người Việt, chứ còn cái thứ chủ nghĩa xã hội rất là mơ hồ.
RFI : Tức là dù đang trên giường bệnh, nhưng anh vẫn bức xúc khi cả dân tộc phải đi theo một chủ nghĩa mà tương lai có vẻ vẫn còn mù mịt ?
Đúng rồi, một tương lai mù mịt, chẳng đi đến đâu cả.
RFI : RFI Việt ngữ xin chân thành cảm ơn luật gia Lê Hiếu Đằng, kính chúc luật gia sức khỏe.
--------------------
NGUỒN: http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20131205-luat-gia-le-hieu-dang-tu-bo-dang-cong-san-de-tro-thanh-cong-dan-tu-do-dau-tranh
Việt Nhân- Tổng số bài gửi : 117
Join date : 04/12/2012
Thêm một đảng viên từ bỏ đảng Cộng sản
Gia Minh, biên tập viên RFA
2013-12-05
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/another-vcp-member-quit-party-gm-12052013162114.html/000_APH2001041144009-305.jpg/image
Màn hình máy tính của nhân viên nhà nước, ảnh minh họa. AFP photo
Nghe bài này
Vừa có thêm một đảng viên Cộng sản tại Việt Nam công khai từ bỏ đảng. Đó là ông Phạm Chí Dũng, một nhà báo độc lập, người vào đảng từ năm 1993. Lý do ông nêu ra là Đảng Cộng sản không còn đại diện và phục vụ cho quyền lợi của đại đa số nhân dân. Gia Minh hỏi chuyện ông và ông cho biết:
Tôi cũng đau khổ khi nghĩ đến chuyện này anh ạ. Vấn đề là người ta đã đau khổ nhiều năm và còn lại những đau khổ thì vẫn phải tiếp tục nỗi đau khổ để chiêm nghiệm trong tương lai còn có những đau khổ tiếp nối nào. Khi phải bỏ Đảng Cộng sản đối với tôi đó là sự đau nhức giống như là anh Hiếu Đằng, anh ấy cũng rất buồn.
Chiều nay, chúng tôi vào thăm anh ấy ở trong bệnh viện 115. Anh ấy đang bị cơn bạo bệnh ung thư tiền liệt tuyến hành hạ mà bác sĩ thì bảo là khó rồi. Khi thấy anh ấy nói về quá khứ, về hiện tại và cả tương lai mà giọng anh ấy nghèn nghẹn, không rõ nữa và ngân ngấn nước mắt. Lúc đó thì tôi có quyết định ngay. Từ bỏ không phải vì một công thức nhất thời mà tôi đã suy nghĩ từ lâu. Tôi làm điều đó và mong muốn cũng như anh Hiếu Đằng là mọi người còn có cốt cách, còn có lương tâm, còn có suy nghĩ, nhìn lại để thấu hiểu đằng sau, điều gì, nguyên nhân nào, những nguồn cơn nào đã đẩy đất nước đến tình trạng ngày hôm nay.
Quá xấu, quá tệ, quá suy đồi. Tất cả mọi thứ đều xuống cấp một cách trầm trọng. Thật sự tôi cũng cầu mong những người Việt ở hải ngoại như các anh thấu hiểu được phần nào tâm trạng của người dân ở Việt Nam, một đất nước khốn khổ như thế nào - khó khăn từ kinh tế, suy thoái đến đạo đức. Vậy ai làm ra những điều đó?
Không còn ai khác ngoài sự lãnh đạo toàn diện của đảng thôi. Đảng chỉ đạo làm được cái gì? Trong khi đó, người ta chấp nhận những đối trọng chính trị có phải tốt hơn không. Người ta có cơ chế tam quyền phân lập và đồng thời cơ chế này có thể giám sát người dân từ ngoài xã hội đến trong nội bộ để làm tốt hơn. Những người đảng viên cần nhận thức ra điều đó để thấy là đã đến lúc cần phải có cơ chế mới thay cho cơ chế cũ.
Ai sẽ quyết định số phận của ĐCS
Gia Minh: Như ông nói cái việc này cũng đã được ấp ủ suy nghĩ từ lâu nay và cần phải có một cơ chế mới thay thế cho cái cũ. Theo ông thì cơ chế như thế nào có thể đáp ứng được cho tình hình hiện nay mà mọi người cần nên theo ạ?
Ông Phạm Chí Dũng: Dứt khoát là phải có đối trọng về mặt chính trị. Có điều là đối trọng như thế nào, đó là cơ chế hoàn toàn sương mù trong thời điểm hiện nay tại Việt Nam. Cho đến lúc này thì nhà nước Việt Nam mới đặt ra vấn đề nhà nước pháp quyền nhưng vẫn chưa thừa nhận chuyện tam quyền phân lập. Không tam quyền phân lập thì làm sao có được nhà nước pháp quyền. Thực ra chỉ là trò chơi chữ để người ta kéo dài thời gian. Kéo dài thời gian thì được lợi cho ai? Chẳng được lợi cho ai cả, lẫn nhà nước và người dân. Tất cả đều khủng hoảng từ xã hội đến kinh tế trong những năm sắp tới. Tất cả đều bị kéo theo. Vì vậy vấn đề là cần phải hành động ngay, cần phải giải quyết ngay. Rất may mắn là Việt Nam đã có một tiền lệ đó là kịch bản Myanmar.
Vấn đề đặt ra là Myanmar có thuận tiện, thuận lợi và những ứng lợi nào đối với Việt Nam trong thời gian tới. Chính lãnh đạo nhà nước Việt Nam cần rút ra điều đó vì kết quả của Myanmar đã thấy rõ rằng chính quyền tổng thống Thein Sein gần như không mất gì cả. Họ giữ nguyên được quyền lực, quyền lợi và những chiến công mà không gặp phải sự phản đối của cộng đồng Myamar ở nước ngoài.
Tôi cho là giới lãnh đạo nhà nước Việt Nam đã biết tự quyết định số phận của họ, ngay từ bây giờ chứ không phải là dân chúng, nhưng trong những năm tới thì chính dân chúng sẽ là người quyết định số phận của họ.
- Ông Phạm Chí Dũng
Họ chỉ cần thêm một chút dân chủ và nhân quyền cho người dân mà thôi. Những người lãnh đạo Việt Nam nên nhìn đó để có được phương án và giải pháp tối ưu cho Việt Nam trong thời gian sắp tới. Còn lại như thế nào thì tùy thuộc vào bản lĩnh và trí khôn của họ. Tuy nhiên tôi e rằng trong hoàn cảnh này thì khó có thể có được sự sáng tạo đột biến nào trong giới lãnh đạo chính trị của Việt Nam
Người dân TPHCM ngồi dưới những panô tuyên truyền cho đảng và bác Hồ hôm 19/11/2013. AFP photo
Gia Minh: Vừa qua thì giới nhân sĩ trí thức cũng như một số tầng lớp người dân đã có ý kiến nhưng qua việc sửa đổi hiến pháp thì tất cả những ý kiến đều đã được không nghe. Vậy ông có thấy cần phải có những mức độ như thế nào nữa thì mới có thế tác động để có được mọi người đang mong đợi, thưa ông?
Ông Phạm Chí Dũng: Không cần điều gì nữa anh ạ vì bản hiến pháp đã đóng khung và đã được đồng thuận 98%. Tuyệt đại đa số như vậy cho thấy Quốc hội không còn của dân, do dân và vì dân nữa. Đó không còn là đại diện do người dân bầu ra nữa. Tôi cho đó là tiền đề chấm dứt cho một triều đại. Vì thế sự kiến nghị đối với chính phủ, đối với nhà nước Việt Nam hiện nay không còn quá cần thiết nữa.
Đặc biệt những vấn đề liên quan đến những vấn đề trọng yếu như là hiến pháp thì không có gì thay đổi cả. Điều này cho thấy một sự bảo thủ gần như là tuyệt đối và như vậy có thể dẫn đến cực đoan. Theo qui luật thì tất cả những gì cực đoan đều có thể nhanh chóng dẫn đến sự sụp đổ, càng cực đoan thì càng sụp đổ nhanh chóng.
Tôi cho là giới lãnh đạo nhà nước Việt Nam đã biết tự quyết định số phận của họ, ngay từ bây giờ chứ không phải là dân chúng, nhưng trong những năm tới thì chính dân chúng sẽ là người quyết định số phận của họ. Còn giới nhân sĩ trí thức Việt Nam thì tôi cho là những vấn đề mà họ kiến nghị những tâm thư, những tâm huyết thư mà họ kiến nghị thì sắp tới thì chỉ có thể là chữa cháy thôi. Chữa cháy thì vẫn phải làm vì nhờ vào đó người dân sẽ hiểu, biết thêm thông tin. Đặc biệt là tầng lớp dân chúng, họ là những nạn nhân về môi trường và thiệt thòi về đất đai....Họ hiểu thêm và biết thêm về cách thức để đấu tranh để bảo vệ quyền sinh tồn, quyền sống của mình, đặc biệt là vấn đề nhân quyền mà vừa qua nhà nước Việt Nam đã chính thức tham gia vào Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Chính yếu là người dân. Và từ đó kết tựu với nhau để tạo ra những tiền đề, những manh nha hầu mong có thể dẫn đến một mô hình nào đó, một mảnh ghép nào đó của xã hội dân sự Việt Nam trong tương lai.
Liệu có ánh sáng cuối đuờng hầm?
Gia Minh: Những hành động như là công khai ra khỏi đảng Cộng sản Việt nam rồi kêu gọi thành lập xã hội dân sự...theo ông thì cần có thêm những gì và thời gian bao lâu nữa thì mọi người có thể đoàn kết chung tay để đạt được những điều mong muốn lâu nay, thưa ông?
Ông Phạm Chí Dũng: Tôi thấy cần có một sự kết đoàn anh ạ. Chúng ta cần có một vòng tay lớn giữa những tầng lớp nhân sĩ trí thức và người dân. Điều đặc biệt là không nên bỏ qua thành phần trí thức trong đảng. Đó là nguồn lực và nhân lực chính có thể làm dịch chuyển cả một quả núi bị trì trệ như hiện nay. Tôi muốn nói là năm 2013 là một năm đặc biệt, khác hẳn với những năm trước. Khởi đầu của năm nay là nhóm kiến nghị 72 với những kiến nghị động trời liên quan đến những vấn đề nhạy cảm đặc biệt là liên quan đến nay đổi hiến pháp mà trước đây chưa từng xảy ra. Cho đến cuối năm tôi hy vọng thấy điều được coi là phát pháo hiệu nổ ra được coi là của anh Lê Hiếu Đằng khi anh ấy từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam thì sẽ có một cơn sóng nhỏ dẫn đến một rừng sóng trí thức đảng viên của đảng và người ta tự quyết định xem người ta còn có trách nhiệm đối với đảng hay là nên có trách nhiệm đối với nhân dân. Nếu những cơn sóng nhỏ kết tụ lại với nhau thì có thể dẫn đến một cơn sóng lớn và nó sẽ tốt hơn cho xã hội dân chủ của Việt Nam trong tương lai. Theo tôi thì ít nhất là hai năm nữa mới có thể nhìn ra được ánh sáng.
Gia Minh: Trong giờ khắc mà có những trăn trở và khắc khoải và phải đi đến một quyết định mà ông cho rằng là đau khổ như thế thì ông còn có những tâm tư muốn chia sẻ gì với mọi người ạ?
Các bạn trẻ thế hệ sau này lớn lên sẽ tiếp quản đất nước trong tương lai và các bạn cũng phải trả nợ cho đất nước trong tương lai. Đó là nợ công mà hiện nay ít nhất đã lên đến % GDP. Do vậy các bạn cũng nên xem xét lại chọn lực như thế nào cho xứng đáng: chọn lựa đảng cộng sản hay chọn lựa điều gì tốt đẹp hơn. Tôi không muốn nói là một đảng phái khác vì hiện nay chỉ có đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên ngoài đảng cộng sản ra bạn còn có thể lựa chọn điều gì khác? Các bạn có thể lựa chọn nhân dân hoặc các bạn có thể lựa chọn điều gì đó đại diện cho nhân dân chẳng hạn như Xã hội Dân sự, bất cứ điều gì có thể làm nên dân chủ ở Việt Nam thay vì một chế độ đóng kín.
Gia Minh: Chân thành cảm ơn ông Phạm Chí Dũng đã dành cho quý thính giả của đài Á châu Tự do cuộc nói chuyện này mặc dầu lúc này đã là 1:05AM rồi. Một lần nữa xin chúc ông khỏe ạ.
----------------------
NGUỒN: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/another-vcp-member-quit-party-gm-12052013162114.html
2013-12-05
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/another-vcp-member-quit-party-gm-12052013162114.html/000_APH2001041144009-305.jpg/image
Màn hình máy tính của nhân viên nhà nước, ảnh minh họa. AFP photo
Nghe bài này
Vừa có thêm một đảng viên Cộng sản tại Việt Nam công khai từ bỏ đảng. Đó là ông Phạm Chí Dũng, một nhà báo độc lập, người vào đảng từ năm 1993. Lý do ông nêu ra là Đảng Cộng sản không còn đại diện và phục vụ cho quyền lợi của đại đa số nhân dân. Gia Minh hỏi chuyện ông và ông cho biết:
Tôi cũng đau khổ khi nghĩ đến chuyện này anh ạ. Vấn đề là người ta đã đau khổ nhiều năm và còn lại những đau khổ thì vẫn phải tiếp tục nỗi đau khổ để chiêm nghiệm trong tương lai còn có những đau khổ tiếp nối nào. Khi phải bỏ Đảng Cộng sản đối với tôi đó là sự đau nhức giống như là anh Hiếu Đằng, anh ấy cũng rất buồn.
Chiều nay, chúng tôi vào thăm anh ấy ở trong bệnh viện 115. Anh ấy đang bị cơn bạo bệnh ung thư tiền liệt tuyến hành hạ mà bác sĩ thì bảo là khó rồi. Khi thấy anh ấy nói về quá khứ, về hiện tại và cả tương lai mà giọng anh ấy nghèn nghẹn, không rõ nữa và ngân ngấn nước mắt. Lúc đó thì tôi có quyết định ngay. Từ bỏ không phải vì một công thức nhất thời mà tôi đã suy nghĩ từ lâu. Tôi làm điều đó và mong muốn cũng như anh Hiếu Đằng là mọi người còn có cốt cách, còn có lương tâm, còn có suy nghĩ, nhìn lại để thấu hiểu đằng sau, điều gì, nguyên nhân nào, những nguồn cơn nào đã đẩy đất nước đến tình trạng ngày hôm nay.
Quá xấu, quá tệ, quá suy đồi. Tất cả mọi thứ đều xuống cấp một cách trầm trọng. Thật sự tôi cũng cầu mong những người Việt ở hải ngoại như các anh thấu hiểu được phần nào tâm trạng của người dân ở Việt Nam, một đất nước khốn khổ như thế nào - khó khăn từ kinh tế, suy thoái đến đạo đức. Vậy ai làm ra những điều đó?
Không còn ai khác ngoài sự lãnh đạo toàn diện của đảng thôi. Đảng chỉ đạo làm được cái gì? Trong khi đó, người ta chấp nhận những đối trọng chính trị có phải tốt hơn không. Người ta có cơ chế tam quyền phân lập và đồng thời cơ chế này có thể giám sát người dân từ ngoài xã hội đến trong nội bộ để làm tốt hơn. Những người đảng viên cần nhận thức ra điều đó để thấy là đã đến lúc cần phải có cơ chế mới thay cho cơ chế cũ.
Ai sẽ quyết định số phận của ĐCS
Gia Minh: Như ông nói cái việc này cũng đã được ấp ủ suy nghĩ từ lâu nay và cần phải có một cơ chế mới thay thế cho cái cũ. Theo ông thì cơ chế như thế nào có thể đáp ứng được cho tình hình hiện nay mà mọi người cần nên theo ạ?
Ông Phạm Chí Dũng: Dứt khoát là phải có đối trọng về mặt chính trị. Có điều là đối trọng như thế nào, đó là cơ chế hoàn toàn sương mù trong thời điểm hiện nay tại Việt Nam. Cho đến lúc này thì nhà nước Việt Nam mới đặt ra vấn đề nhà nước pháp quyền nhưng vẫn chưa thừa nhận chuyện tam quyền phân lập. Không tam quyền phân lập thì làm sao có được nhà nước pháp quyền. Thực ra chỉ là trò chơi chữ để người ta kéo dài thời gian. Kéo dài thời gian thì được lợi cho ai? Chẳng được lợi cho ai cả, lẫn nhà nước và người dân. Tất cả đều khủng hoảng từ xã hội đến kinh tế trong những năm sắp tới. Tất cả đều bị kéo theo. Vì vậy vấn đề là cần phải hành động ngay, cần phải giải quyết ngay. Rất may mắn là Việt Nam đã có một tiền lệ đó là kịch bản Myanmar.
Vấn đề đặt ra là Myanmar có thuận tiện, thuận lợi và những ứng lợi nào đối với Việt Nam trong thời gian tới. Chính lãnh đạo nhà nước Việt Nam cần rút ra điều đó vì kết quả của Myanmar đã thấy rõ rằng chính quyền tổng thống Thein Sein gần như không mất gì cả. Họ giữ nguyên được quyền lực, quyền lợi và những chiến công mà không gặp phải sự phản đối của cộng đồng Myamar ở nước ngoài.
Tôi cho là giới lãnh đạo nhà nước Việt Nam đã biết tự quyết định số phận của họ, ngay từ bây giờ chứ không phải là dân chúng, nhưng trong những năm tới thì chính dân chúng sẽ là người quyết định số phận của họ.
- Ông Phạm Chí Dũng
Họ chỉ cần thêm một chút dân chủ và nhân quyền cho người dân mà thôi. Những người lãnh đạo Việt Nam nên nhìn đó để có được phương án và giải pháp tối ưu cho Việt Nam trong thời gian sắp tới. Còn lại như thế nào thì tùy thuộc vào bản lĩnh và trí khôn của họ. Tuy nhiên tôi e rằng trong hoàn cảnh này thì khó có thể có được sự sáng tạo đột biến nào trong giới lãnh đạo chính trị của Việt Nam
Người dân TPHCM ngồi dưới những panô tuyên truyền cho đảng và bác Hồ hôm 19/11/2013. AFP photo
Gia Minh: Vừa qua thì giới nhân sĩ trí thức cũng như một số tầng lớp người dân đã có ý kiến nhưng qua việc sửa đổi hiến pháp thì tất cả những ý kiến đều đã được không nghe. Vậy ông có thấy cần phải có những mức độ như thế nào nữa thì mới có thế tác động để có được mọi người đang mong đợi, thưa ông?
Ông Phạm Chí Dũng: Không cần điều gì nữa anh ạ vì bản hiến pháp đã đóng khung và đã được đồng thuận 98%. Tuyệt đại đa số như vậy cho thấy Quốc hội không còn của dân, do dân và vì dân nữa. Đó không còn là đại diện do người dân bầu ra nữa. Tôi cho đó là tiền đề chấm dứt cho một triều đại. Vì thế sự kiến nghị đối với chính phủ, đối với nhà nước Việt Nam hiện nay không còn quá cần thiết nữa.
Đặc biệt những vấn đề liên quan đến những vấn đề trọng yếu như là hiến pháp thì không có gì thay đổi cả. Điều này cho thấy một sự bảo thủ gần như là tuyệt đối và như vậy có thể dẫn đến cực đoan. Theo qui luật thì tất cả những gì cực đoan đều có thể nhanh chóng dẫn đến sự sụp đổ, càng cực đoan thì càng sụp đổ nhanh chóng.
Tôi cho là giới lãnh đạo nhà nước Việt Nam đã biết tự quyết định số phận của họ, ngay từ bây giờ chứ không phải là dân chúng, nhưng trong những năm tới thì chính dân chúng sẽ là người quyết định số phận của họ. Còn giới nhân sĩ trí thức Việt Nam thì tôi cho là những vấn đề mà họ kiến nghị những tâm thư, những tâm huyết thư mà họ kiến nghị thì sắp tới thì chỉ có thể là chữa cháy thôi. Chữa cháy thì vẫn phải làm vì nhờ vào đó người dân sẽ hiểu, biết thêm thông tin. Đặc biệt là tầng lớp dân chúng, họ là những nạn nhân về môi trường và thiệt thòi về đất đai....Họ hiểu thêm và biết thêm về cách thức để đấu tranh để bảo vệ quyền sinh tồn, quyền sống của mình, đặc biệt là vấn đề nhân quyền mà vừa qua nhà nước Việt Nam đã chính thức tham gia vào Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Chính yếu là người dân. Và từ đó kết tựu với nhau để tạo ra những tiền đề, những manh nha hầu mong có thể dẫn đến một mô hình nào đó, một mảnh ghép nào đó của xã hội dân sự Việt Nam trong tương lai.
Liệu có ánh sáng cuối đuờng hầm?
Gia Minh: Những hành động như là công khai ra khỏi đảng Cộng sản Việt nam rồi kêu gọi thành lập xã hội dân sự...theo ông thì cần có thêm những gì và thời gian bao lâu nữa thì mọi người có thể đoàn kết chung tay để đạt được những điều mong muốn lâu nay, thưa ông?
Ông Phạm Chí Dũng: Tôi thấy cần có một sự kết đoàn anh ạ. Chúng ta cần có một vòng tay lớn giữa những tầng lớp nhân sĩ trí thức và người dân. Điều đặc biệt là không nên bỏ qua thành phần trí thức trong đảng. Đó là nguồn lực và nhân lực chính có thể làm dịch chuyển cả một quả núi bị trì trệ như hiện nay. Tôi muốn nói là năm 2013 là một năm đặc biệt, khác hẳn với những năm trước. Khởi đầu của năm nay là nhóm kiến nghị 72 với những kiến nghị động trời liên quan đến những vấn đề nhạy cảm đặc biệt là liên quan đến nay đổi hiến pháp mà trước đây chưa từng xảy ra. Cho đến cuối năm tôi hy vọng thấy điều được coi là phát pháo hiệu nổ ra được coi là của anh Lê Hiếu Đằng khi anh ấy từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam thì sẽ có một cơn sóng nhỏ dẫn đến một rừng sóng trí thức đảng viên của đảng và người ta tự quyết định xem người ta còn có trách nhiệm đối với đảng hay là nên có trách nhiệm đối với nhân dân. Nếu những cơn sóng nhỏ kết tụ lại với nhau thì có thể dẫn đến một cơn sóng lớn và nó sẽ tốt hơn cho xã hội dân chủ của Việt Nam trong tương lai. Theo tôi thì ít nhất là hai năm nữa mới có thể nhìn ra được ánh sáng.
Gia Minh: Trong giờ khắc mà có những trăn trở và khắc khoải và phải đi đến một quyết định mà ông cho rằng là đau khổ như thế thì ông còn có những tâm tư muốn chia sẻ gì với mọi người ạ?
Ông Phạm Chí Dũng: Tâm tư thì tôi sẽ nói hết trong bức tâm thư nhưng điều mà tôi muốn nói thêm là các bạn trẻ ở lứa tuổi 20, 30 họ có thể lớn hơn nhiều. Những bạn trẻ đó có thể đã vào đảng, chưa vào đảng hoặc là đang cảm tình đảng hoặc đang được vận động vào đảng thì những bạn trẻ đó nên có những suy nghĩ và nhìn nhận lại. Vấn đề là thế này: chúng ta không chống đảng, chúng tôi ở trong nước chúng tôi không chống đảng nhưng chúng tôi nhìn nhận lại đảng xem là vai trò của đảng còn xứng đáng trong hiện tình đất nước như thế này hay không. 38 năm sau ngày đất nước thu về một mối, chưa bao giờ tình hình lại bi đát như hiện nay. Điều đó thì nguồn cơn tại ai, từ đâu.Nếu những cơn sóng nhỏ kết tụ lại với nhau thì có thể dẫn đến một cơn sóng lớn và nó sẽ tốt hơn cho xã hội dân chủ của Việt Nam trong tương lai. Theo tôi thì ít nhất là hai năm nữa mới có thể nhìn ra được ánh sáng.
- Ông Phạm Chí Dũng
Các bạn trẻ thế hệ sau này lớn lên sẽ tiếp quản đất nước trong tương lai và các bạn cũng phải trả nợ cho đất nước trong tương lai. Đó là nợ công mà hiện nay ít nhất đã lên đến % GDP. Do vậy các bạn cũng nên xem xét lại chọn lực như thế nào cho xứng đáng: chọn lựa đảng cộng sản hay chọn lựa điều gì tốt đẹp hơn. Tôi không muốn nói là một đảng phái khác vì hiện nay chỉ có đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên ngoài đảng cộng sản ra bạn còn có thể lựa chọn điều gì khác? Các bạn có thể lựa chọn nhân dân hoặc các bạn có thể lựa chọn điều gì đó đại diện cho nhân dân chẳng hạn như Xã hội Dân sự, bất cứ điều gì có thể làm nên dân chủ ở Việt Nam thay vì một chế độ đóng kín.
Gia Minh: Chân thành cảm ơn ông Phạm Chí Dũng đã dành cho quý thính giả của đài Á châu Tự do cuộc nói chuyện này mặc dầu lúc này đã là 1:05AM rồi. Một lần nữa xin chúc ông khỏe ạ.
----------------------
NGUỒN: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/another-vcp-member-quit-party-gm-12052013162114.html
Việt Nhân- Tổng số bài gửi : 117
Join date : 04/12/2012
Tâm thư từ bỏ đảng của Nhà báo Phạm Chí Dũng
Nhà báo Phạm Chí Dũng
Nhà báo Phạm Chí Dũng, cây bút bình luận sắc bén đồng thời là tiến sĩ kinh tế, hôm nay 05/11/2013 vừa viết lá tâm thư chính thức từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Thụy My xin giới thiệu với bạn đọc ở đây :
TÂM THƯ TỪ BỎ ĐẢNG
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 5 tháng 12 năm 2013
Tôi là nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, đảng viên từ năm 1993, viết tâm thư này nhằm khẳng định một quyết định khó khăn trong đời mình:
Tôi chính thức từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam.
Xuất thân trong một gia đình có truyền thống cách mạng, được đào tạo từ môi trường quân đội và nhiều năm công tác trong hệ thống chính quyền, đảng cùng nhiệm vụ bảo vệ an ninh, tôi đã từng tràn đầy nhiệt huyết đóng góp cho một đất nước xã hội chủ nghĩa công bằng và bác ái. Với trách nhiệm của một đảng viên, tôi đã chưa từng tham nhũng hoặc bị sa đọa lối sống.
Song tất cả những gì mà Đảng Cộng sản thể hiện vai trò “lãnh đạo toàn diện” trong ít nhất một phần tư thế kỷ qua đã khiến cho tôi, cũng như nhiều đảng viên khác, đi từ thất vọng đến tuyệt vọng về lý trí lẫn tình cảm.
Kết quả của cơ chế “lãnh đạo toàn diện” của Đảng Cộng sản, mà thực chất là tư tưởng một đảng cố hữu, chính là nguồn cơn sâu xa và nguồn dẫn trực tiếp khiến cho xã hội Việt Nam rơi vào tình trạng không thể khác hơn là thảm cảnh như ngày hôm nay.
Chưa bao giờ tham nhũng lại trở thành một quốc nạn ngập ngụa từ cấp trung ương đến tận cơ sở, từ trắng trợn đến vô liêm sỉ và dã man đến thế. Chưa bao giờ các nhóm lợi ích kinh tế và nhóm thân hữu chính trị, cũng như sự cấu kết giữa hai nhóm này lại biện chứng và sâu đậm đến mức bất chấp dân tình đến như vậy. Cũng chưa bao giờ hố phân hóa giàu nghèo trong xã hội ta lại thê thiết và tàn nhẫn như hiện thời.
Những độc đoán về chính trị đã tất yếu dẫn đến hậu quả nạn độc quyền, đặc quyền và đặc lợi, trục lợi. Hậu quả ấy đã đẩy nền kinh tế vào thế vong tồn và cạn kiệt hầu hết các nguồn tài nguyên của đất nước. Cuộc trục lợi không thương tiếc đó đã, đang và sẽ dồn ép hậu quả khủng khiếp của nó lên đầu 90 triệu người dân Việt và toàn bộ lực lượng vũ trang.
Chính vào lúc này, nền kinh tế Việt Nam đang đặt một chân vào vực thẳm khủng hoảng, và chỉ cần thêm ít năm nữa thôi, cơn ung hoại sẽ lan ra toàn thân để không thể một liều thuốc đặc trị nào còn tác dụng.
Ung hoại kinh tế lại đang phá nát cơ thể đạo đức xã hội. Xã hội suy đồi toàn diện. Chưa bao giờ đạo lý và văn hóa người Việt, dân tộc Việt lại trở nên thảm thương và bĩ cực như giờ đây. Tình người và mối dây ràng buộc lỏng lẻo còn lại giữa con người với nhau luôn và sẽ phải đối mặt với nguy cơ cắn xé lẫn nhau.
Ai và cơ chế nào đã gây ra thảm cảnh không thể cứu vãn như thế? Trong tâm trạng tuyệt vọng của một đảng viên, những người như tôi đã phải nhận chân rằng điều được xem là sự “lãnh đạo toàn diện” của Đảng Cộng sản đã thất bại, thất bại một cách cố ý và quá cay đắng. Không những không hướng đến tinh thần công bằng và bác ái, làm tròn nghĩa vụ một nhà nước “của dân, do dân và vì dân”, Đảng Cộng sản hiện thời chỉ còn mang bóng hình và hơi thở của các nhóm lợi ích.
Lời thề trung thành với Đảng Cộng sản của tôi đã bị thực tế đau đớn thẳng thừng phủ nhận.
Đảng và những người như tôi, tất cả đều sinh ra từ nhân dân và vì nhân dân. Nhưng một khi Đảng đã không còn đại diện cho quyền lợi của đại đa số người dân, vì sao chúng tôi phải tiếp tục trung thành với Đảng?
Có sinh có diệt, những người lãnh đạo Đảng Cộng sản ắt phải thấy quy luật trời đất đó đang ứng nghiệm vào chính họ. Bởi thái độ vô cảm, vô trách nhiệm và tư tưởng tư hữu bất chấp dân sinh, rất nhiều đảng viên cao cấp đã đẩy xã hội vào tâm thế phản lại ý nghĩa thiêng liêng của Tổ quốc.
Đã đến lúc những người như tôi cần nhận chân rằng vai trò của Đảng Cộng sản không phải là vĩnh viễn. Cũng không thể gìn giữ lòng trung thành tuyệt đối với một lý tưởng chỉ còn là câu chữ cửa miệng.
Không nhằm mục đích chống Đảng, tôi thành tâm cho rằng thái độ từ bỏ Đảng Cộng sản là một trong những con đường ngắn nhất để gần gũi hơn với nhân dân và quyền lợi người nghèo.
Trong tận cùng tâm thức, một công dân tốt có ý nghĩa hơn nhiều so với một đảng viên tồi.
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng
Địa chỉ: 298/4 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 1, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
ĐT: 01235459338
Email: vietleminhquan@gmail.com
ĐƠN XIN RA ĐẢNG
Kính gửi: Đảng ủy Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM
Tôi là Phạm Chí Dũng, đảng viên từ năm 1993, hiện công tác và sinh hoạt đảng tại Viện Nghiên cứu phát triển, trực thuộc Ủy ban nhân dân TP.HCM.
Tôi làm đơn này đề nghị Đảng ủy Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM hướng dẫn thủ tục và giải quyết cho tôi được ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam.
Lý do: Tôi tự nhận thấy Đảng Cộng sản không còn đại diện và phục vụ cho quyền lợi của đại đa số nhân dân, và điều đó đi ngược với tôn chỉ mục tiêu ban đầu của Đảng cùng lời thề của tôi khi vào Đảng. Do vậy tôi không còn phù hợp với vai trò và nghĩa vụ một đảng viên trong Đảng Cộng sản.
Trân trọng.
Ngày 5 tháng 12 năm 2013
Người làm đơn
Phạm Chí Dũng
------------------
NGUỒN: http://thuymyrfi.blogspot.com.au/2013/12/tam-thu-tu-bo-ang-cua-nha-bao-pham-chi.html
Việt Nhân- Tổng số bài gửi : 117
Join date : 04/12/2012
Thêm một trí thức từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam
Thanh Phương
Thứ bảy 07 Tháng Mười Hai 2013
Toàn cảnh khai mạc kỳ họp Quốc hội Việt Nam tháng 5/2013 - Reuters
Tiếp theo sau luật gia Lê Hiếu Đằng và nhà báo Phạm Chí Dũng, đến lượt bác sĩ Nguyễn Đắc Diên, cũng tại Sài Gòn, vừa công khai tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong một thông báo đề ngày 06/12/2013, gởi cho trang mạng Bauxite Việt Nam, bác sĩ Nha khoa ở Sài Gòn, xuất thân từ một gia đình từng là cơ sở Cách mạng ở nội thành, tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong thông báo nói trên, bác sĩ Nguyễn Đắc Diên cho biết ông quyết định như vậy bởi vì, « tất cả những gì mà Đảng Cộng sản đã thể hiện từ ngày Bắc Nam thống nhất khiến tôi đi từ thất vọng đến thất vọng khác ».
Bác sĩ Nguyễn Đắc Diên khẳng định : « Tôi không tin Đảng sẽ dẫn dắt dân tộc cập được bến bờ vinh quang bằng các cương lĩnh kiểu như cương lĩnh 1991, hiến pháp 2013. Bởi đó là những cương lĩnh u ám, những hiến pháp tiểu xảo. »
Đặc biệt, theo bác sĩ Nguyễn Đắc Diên, với thỏa ước Thành Đô tháng 09/1990, Đảng đã « đánh mất cơ hội ngàn vàng trong sự nghiệp bảo toàn chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ khi sống cạnh một nước lớn có tiền sử hàng ngàn năm áp chế dân tộc Việt. »
Bác sĩ Nguyễn Đắc Diên, tuyên bố rằng ông thà « phản bội lời thề trung thành với Đảng còn hơn phải theo Đảng mà phản bội lại quyền lợi dân tộc ».
Bác sĩ Nguyễn Đắc Diên cho biết ông đã ra thông báo nói trên để « hưởng ứng » các lời tuyên bố từ bỏ đảng của luật gia Lê Hiếu Đằng và nhà báo Phạm Chí Dũng trong cùng ngày 05/12/2013.
---------------------
NGUỒN: http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20131207-them-mot-tri-thuc-tu-bo-dang-cong-san-viet-nam
Thứ bảy 07 Tháng Mười Hai 2013
Toàn cảnh khai mạc kỳ họp Quốc hội Việt Nam tháng 5/2013 - Reuters
Tiếp theo sau luật gia Lê Hiếu Đằng và nhà báo Phạm Chí Dũng, đến lượt bác sĩ Nguyễn Đắc Diên, cũng tại Sài Gòn, vừa công khai tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong một thông báo đề ngày 06/12/2013, gởi cho trang mạng Bauxite Việt Nam, bác sĩ Nha khoa ở Sài Gòn, xuất thân từ một gia đình từng là cơ sở Cách mạng ở nội thành, tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong thông báo nói trên, bác sĩ Nguyễn Đắc Diên cho biết ông quyết định như vậy bởi vì, « tất cả những gì mà Đảng Cộng sản đã thể hiện từ ngày Bắc Nam thống nhất khiến tôi đi từ thất vọng đến thất vọng khác ».
Bác sĩ Nguyễn Đắc Diên khẳng định : « Tôi không tin Đảng sẽ dẫn dắt dân tộc cập được bến bờ vinh quang bằng các cương lĩnh kiểu như cương lĩnh 1991, hiến pháp 2013. Bởi đó là những cương lĩnh u ám, những hiến pháp tiểu xảo. »
Đặc biệt, theo bác sĩ Nguyễn Đắc Diên, với thỏa ước Thành Đô tháng 09/1990, Đảng đã « đánh mất cơ hội ngàn vàng trong sự nghiệp bảo toàn chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ khi sống cạnh một nước lớn có tiền sử hàng ngàn năm áp chế dân tộc Việt. »
Bác sĩ Nguyễn Đắc Diên, tuyên bố rằng ông thà « phản bội lời thề trung thành với Đảng còn hơn phải theo Đảng mà phản bội lại quyền lợi dân tộc ».
Bác sĩ Nguyễn Đắc Diên cho biết ông đã ra thông báo nói trên để « hưởng ứng » các lời tuyên bố từ bỏ đảng của luật gia Lê Hiếu Đằng và nhà báo Phạm Chí Dũng trong cùng ngày 05/12/2013.
---------------------
NGUỒN: http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20131207-them-mot-tri-thuc-tu-bo-dang-cong-san-viet-nam
Việt Nhân- Tổng số bài gửi : 117
Join date : 04/12/2012
Phản ứng của dư luận về việc đảng viên bỏ đảng
Gia Minh, biên tập viên RFA
2013-12-07
Luật gia Lê Hiếu Đằng, ảnh chụp trước đây. File photo
Việc các cựu đảng viên Lê Hiếu Đằng, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Đắc Diên công khai từ bỏ Đảng Cộng sản Việt nam trong vài ngày qua khiến dư luận xôn xao.
Cảm thông và ủng hộ
Gia Minh ghi nhận phản ứng của một blogger quan tâm sát thời cuộc là ông Nguyễn Ngọc Già về vấn đề đó. Trước hết ông này cho biết:
Nguyễn Ngọc Già: Tôi rất cảm thông và ủng hộ khi anh Đằng rời bỏ Đảng cộng sản Việt Nam, và tôi có thể hiểu, hiểu rất kỹ một sự khó khăn, nỗi đau khổ và ray rứt (có thể nói như vậy). Thú thật tôi rất xúc động khi thấy anh trả lời phóng viên Huyền Trang, Đài TV Đức Mẹ.
Khi hỏi tôi có đồng ý với chuyện quá khứ hay không, thì chuyện quá khứ tôi không nhắc lại ở đây. Một chế độ độc đảng như hiện nay, tôi rất buồn cười về chế độ độc đảng: nó giống như một vương quốc nữ giới trong chuyện Tây Du Ký - một vương quốc không có đàn ông, và khi Thầy trò Đường Tam Tạng đến thỉnh kinh thì bao nhiêu người phụ nữ, kể cả Nữ vương cũng nhào ra để kiếm chồng. Một chế độ độc đảng cũng không khác gì một vương quốc dành cho nữ giới thôi mà không có đàn ông. Đó là một điều trái với qui luật tự nhiên. Nhưng rất tiếc người Cộng sản họ lại không nhận ra.
Nguyễn Ngọc Già: Theo tôi nghĩ, bây giờ chúng ta nói đến chuyện chậm hay nhanh rất là khó vì nó thuộc về tính chủ quan. Chúng ta cần nói về sự vận động. Cuộc sống là vận động, ai cũng biết điều đó. Điều tôi muốn chia xẻ với quí thính giả của RFA đó là tại sao anh Đằng, anh Dũng, anh Diên bỏ đảng vừa rồi, mới nhất lại gây ra một làn song - có thể nói - lớn; mặc dù không phải là những người đầu tiên; mặc dù họ cũng không thuộc loại cao cấp hay tiếng tăm lừng lẫy. Chỉ riêng anh Đằng, theo quan điểm của tôi, có một sự ảnh hưởng lớn, vì sao? Vì anh Đằng từng bị chế độ Việt Nam Cộng Hòa kết án vắng mặt, và những cái mà anh đi theo con đường của Cộng sản trước năm 75 đã tạo nên một chỗ đứng trong lòng của người dân, và đó là một sự vị nể đối với tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam. Còn những người khác như anh Dũng, anh Diên (có thể nói như anh Dũng trả lời nhiều trang báo) chỉ là hậu bối; tôi thấy đúng. Điều chúng ta đặt ra là tại sao lúc này, nên tôi không muốn nói chuyện nhanh - chậm mà tôi cho là đúng thời điểm. Trước đó hai ba năm gì đó, nhà văn Phạm Đình Trọng cũng đã làm điều này, rồi anh Nguyễn Chí Đức cũng làm điều này nhưng không gây được tiếng vang, mà bây giờ anh Đằng làm điều này lại gây được tiếng vang. Đó là điều chúng ta nên suy nghĩ.
Gia Minh: Theo ông đánh giá vào thời điểm hiện nay, tiếng vang đó và theo như những người trong cuộc nói họ chỉ đóng góp những dợn sóng để tạo nên cơn sóng lớn, ông có tin tưởng qua sự việc này có dẫn đến một làn sóng nào đó ở Việt Nam không?
TS Phạm Chí Dũng (thứ 2 bên phải) cùng bạn hữu trong một chuyến đi Long An thăm hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha trước đây.
Nguyễn Ngọc Già: Tôi tin rằng sẽ có sự thay đổi lớn. Ít nhất trong những ngày qua, khi tôi lên một số diễn đàn về chính trị nói chung, tôi thấy một điều rất tốt ở người Việt Nam: đó là tính bao dung. Mặc dù đạo đức suy đồi, nhưng tôi thấy một đặc tính, một phẩm chất của người Việt Nam chúng ta vẫn còn giữ được. Tôi tin rằng đó là hồng phúc của tổ tiên. Đó là tính bao dung. Thành phần gọi là ném đá anh Đằng ít hơn rất nhiều so với thành phần ủng hộ và khích lệ. Điều đáng buồn là những người ném đá nếu không có ưa thích chế độ cộng sản hoặc có những ân oán với chế độ cộng sản, tôi hoàn toàn có thể thông cảm với họ; nhưng điều đáng trách nhất là những người ném đá là những người trước đây lại gọi anh Đằng là đồng chí. Họ rất dở và rất kém, họ không có đủ khả năng nhận thức, họ càng ném đá anh Đằng, họ càng chết, càng phơi lột bộ mặt đạo đức giả, thực dụng và thất nhân tâm ít nhất đối với một người từng gọi là đồng chí, ít nhất đối với một ông già đã ngoài 70 đang mang trọng bệnh. Đó là một sự bất nhân và họ tự tố cáo họ thôi, và người dân càng xa lánh thôi.
Gia Minh: Theo ông, mặc dù có những phản ứng bất lợi như thế, nhưng theo ông số người vượt qua sự sợ hãi đó để truyền cảm hứng đến cho người khác cùng vượt qua nỗi sợ hãi mà ai cũng nói đang bao trùm ở Việt Nam khiến cho nhiều người không thể hành động trước những bất công, những cái gây cản trở cho xã hội phát triển?
Nguyễn Ngọc Già: Về ý kiến này tôi cũng muốn chia xẻ thế này: tức là tôi đồng ý đây chính là thời điểm phù hợp nhất theo sự quan sát của tôi, để cho anh Đằng, anh Dũng, anh Diên làm ngọn gió. Như tôi có viết một bài gửi cho anh Đằng, nhưng viết theo văn phong của những người quen, tôi có nói với ảnh “sống trên đời sống, cần có một tấm lòng để làm gì anh biết không? Để gió cuốn đi, tôi tin anh, anh Đằng.” Và tôi tin rằng anh sẽ trở thành ngọn gió lớn để cuốn hút những ngọn gió khác tạo thành một cơn bão để quét sạch hết những đau khổ cho dân mình. Sau khi tôi viết bài đó, tôi biết anh Phạm Chí Dũng cũng từ bỏ đảng, và sau anh Dũng đến anh Diên. Tôi tin tưởng tiến trình đó đang đến, và tôi cũng tin những người còn lương tri, còn lương tâm, còn biết đau khổ với đất nước, với dân tộc mình hiện nay, thì chắc chắn họ phải bước ra thôi, họ không có con đường nào khác bởi vì như bác sĩ Nguyễn Đắc Diên đã viết và đã nói là ‘nếu như Đảng hoàn lương’; mà tôi nghe chữ hoàn lương, tôi đã thấy kinh khủng lắm rồi. Một đảng cướp, ăn cướp, người ta mới dùng chữ hoàn lương; và không thể thay đổi được Đảng cộng sản. Điều này ai cũng biết hết, hằng trăm nhân vật nổi tiếng trên thế giới người ta cũng đã khẳng định điều đó rồi. Không còn gì để băn khoăn hay nghị ngợi. Tôi tin rằng quá trình đó đang tiến tới, và tôi tin rằng trong năm 2014 sẽ có một sự thay đổi lớn. Thú thật đó là một sự cảm nhận thôi!
Gia Minh: Cám ơn Ông về những ý kiến, về những chia xẻ của ông về vụ việc vừa xảy ra là tuyên bố ra khỏi đảng của ông Lê Hiếu Đằng và sau đó là của những người như ông Phạm Chí Dũng, bác sĩ Nguyễn Đắc Diên.
---------------------
NGUỒN: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/reaction-to-the-quitting-vcp-gm-12072013110910.html
2013-12-07
Luật gia Lê Hiếu Đằng, ảnh chụp trước đây. File photo
Việc các cựu đảng viên Lê Hiếu Đằng, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Đắc Diên công khai từ bỏ Đảng Cộng sản Việt nam trong vài ngày qua khiến dư luận xôn xao.
Cảm thông và ủng hộ
Gia Minh ghi nhận phản ứng của một blogger quan tâm sát thời cuộc là ông Nguyễn Ngọc Già về vấn đề đó. Trước hết ông này cho biết:
Nguyễn Ngọc Già: Tôi rất cảm thông và ủng hộ khi anh Đằng rời bỏ Đảng cộng sản Việt Nam, và tôi có thể hiểu, hiểu rất kỹ một sự khó khăn, nỗi đau khổ và ray rứt (có thể nói như vậy). Thú thật tôi rất xúc động khi thấy anh trả lời phóng viên Huyền Trang, Đài TV Đức Mẹ.
Khi hỏi tôi có đồng ý với chuyện quá khứ hay không, thì chuyện quá khứ tôi không nhắc lại ở đây. Một chế độ độc đảng như hiện nay, tôi rất buồn cười về chế độ độc đảng: nó giống như một vương quốc nữ giới trong chuyện Tây Du Ký - một vương quốc không có đàn ông, và khi Thầy trò Đường Tam Tạng đến thỉnh kinh thì bao nhiêu người phụ nữ, kể cả Nữ vương cũng nhào ra để kiếm chồng. Một chế độ độc đảng cũng không khác gì một vương quốc dành cho nữ giới thôi mà không có đàn ông. Đó là một điều trái với qui luật tự nhiên. Nhưng rất tiếc người Cộng sản họ lại không nhận ra.
Gia Minh: Ông có thấy rằng ông Lê Hiếu Đằng, ông Phạm Chí Dũng, bác sĩ Nguyễn Đắc Diên và cách đây một vài năm có vài người nữa, đến nay mới nhận ra có quá chậm không?Tôi rất cảm thông và ủng hộ khi anh Đằng rời bỏ Đảng cộng sản Việt Nam, và tôi có thể hiểu, hiểu rất kỹ một sự khó khăn, nỗi đau khổ và ray rứt (có thể nói như vậy).
-Nguyễn Ngọc Già
Nguyễn Ngọc Già: Theo tôi nghĩ, bây giờ chúng ta nói đến chuyện chậm hay nhanh rất là khó vì nó thuộc về tính chủ quan. Chúng ta cần nói về sự vận động. Cuộc sống là vận động, ai cũng biết điều đó. Điều tôi muốn chia xẻ với quí thính giả của RFA đó là tại sao anh Đằng, anh Dũng, anh Diên bỏ đảng vừa rồi, mới nhất lại gây ra một làn song - có thể nói - lớn; mặc dù không phải là những người đầu tiên; mặc dù họ cũng không thuộc loại cao cấp hay tiếng tăm lừng lẫy. Chỉ riêng anh Đằng, theo quan điểm của tôi, có một sự ảnh hưởng lớn, vì sao? Vì anh Đằng từng bị chế độ Việt Nam Cộng Hòa kết án vắng mặt, và những cái mà anh đi theo con đường của Cộng sản trước năm 75 đã tạo nên một chỗ đứng trong lòng của người dân, và đó là một sự vị nể đối với tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam. Còn những người khác như anh Dũng, anh Diên (có thể nói như anh Dũng trả lời nhiều trang báo) chỉ là hậu bối; tôi thấy đúng. Điều chúng ta đặt ra là tại sao lúc này, nên tôi không muốn nói chuyện nhanh - chậm mà tôi cho là đúng thời điểm. Trước đó hai ba năm gì đó, nhà văn Phạm Đình Trọng cũng đã làm điều này, rồi anh Nguyễn Chí Đức cũng làm điều này nhưng không gây được tiếng vang, mà bây giờ anh Đằng làm điều này lại gây được tiếng vang. Đó là điều chúng ta nên suy nghĩ.
Gia Minh: Theo ông đánh giá vào thời điểm hiện nay, tiếng vang đó và theo như những người trong cuộc nói họ chỉ đóng góp những dợn sóng để tạo nên cơn sóng lớn, ông có tin tưởng qua sự việc này có dẫn đến một làn sóng nào đó ở Việt Nam không?
TS Phạm Chí Dũng (thứ 2 bên phải) cùng bạn hữu trong một chuyến đi Long An thăm hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha trước đây.
Nguyễn Ngọc Già: Tôi tin rằng sẽ có sự thay đổi lớn. Ít nhất trong những ngày qua, khi tôi lên một số diễn đàn về chính trị nói chung, tôi thấy một điều rất tốt ở người Việt Nam: đó là tính bao dung. Mặc dù đạo đức suy đồi, nhưng tôi thấy một đặc tính, một phẩm chất của người Việt Nam chúng ta vẫn còn giữ được. Tôi tin rằng đó là hồng phúc của tổ tiên. Đó là tính bao dung. Thành phần gọi là ném đá anh Đằng ít hơn rất nhiều so với thành phần ủng hộ và khích lệ. Điều đáng buồn là những người ném đá nếu không có ưa thích chế độ cộng sản hoặc có những ân oán với chế độ cộng sản, tôi hoàn toàn có thể thông cảm với họ; nhưng điều đáng trách nhất là những người ném đá là những người trước đây lại gọi anh Đằng là đồng chí. Họ rất dở và rất kém, họ không có đủ khả năng nhận thức, họ càng ném đá anh Đằng, họ càng chết, càng phơi lột bộ mặt đạo đức giả, thực dụng và thất nhân tâm ít nhất đối với một người từng gọi là đồng chí, ít nhất đối với một ông già đã ngoài 70 đang mang trọng bệnh. Đó là một sự bất nhân và họ tự tố cáo họ thôi, và người dân càng xa lánh thôi.
Gia Minh: Theo ông, mặc dù có những phản ứng bất lợi như thế, nhưng theo ông số người vượt qua sự sợ hãi đó để truyền cảm hứng đến cho người khác cùng vượt qua nỗi sợ hãi mà ai cũng nói đang bao trùm ở Việt Nam khiến cho nhiều người không thể hành động trước những bất công, những cái gây cản trở cho xã hội phát triển?
Nguyễn Ngọc Già: Về ý kiến này tôi cũng muốn chia xẻ thế này: tức là tôi đồng ý đây chính là thời điểm phù hợp nhất theo sự quan sát của tôi, để cho anh Đằng, anh Dũng, anh Diên làm ngọn gió. Như tôi có viết một bài gửi cho anh Đằng, nhưng viết theo văn phong của những người quen, tôi có nói với ảnh “sống trên đời sống, cần có một tấm lòng để làm gì anh biết không? Để gió cuốn đi, tôi tin anh, anh Đằng.” Và tôi tin rằng anh sẽ trở thành ngọn gió lớn để cuốn hút những ngọn gió khác tạo thành một cơn bão để quét sạch hết những đau khổ cho dân mình. Sau khi tôi viết bài đó, tôi biết anh Phạm Chí Dũng cũng từ bỏ đảng, và sau anh Dũng đến anh Diên. Tôi tin tưởng tiến trình đó đang đến, và tôi cũng tin những người còn lương tri, còn lương tâm, còn biết đau khổ với đất nước, với dân tộc mình hiện nay, thì chắc chắn họ phải bước ra thôi, họ không có con đường nào khác bởi vì như bác sĩ Nguyễn Đắc Diên đã viết và đã nói là ‘nếu như Đảng hoàn lương’; mà tôi nghe chữ hoàn lương, tôi đã thấy kinh khủng lắm rồi. Một đảng cướp, ăn cướp, người ta mới dùng chữ hoàn lương; và không thể thay đổi được Đảng cộng sản. Điều này ai cũng biết hết, hằng trăm nhân vật nổi tiếng trên thế giới người ta cũng đã khẳng định điều đó rồi. Không còn gì để băn khoăn hay nghị ngợi. Tôi tin rằng quá trình đó đang tiến tới, và tôi tin rằng trong năm 2014 sẽ có một sự thay đổi lớn. Thú thật đó là một sự cảm nhận thôi!
Gia Minh: Cám ơn Ông về những ý kiến, về những chia xẻ của ông về vụ việc vừa xảy ra là tuyên bố ra khỏi đảng của ông Lê Hiếu Đằng và sau đó là của những người như ông Phạm Chí Dũng, bác sĩ Nguyễn Đắc Diên.
---------------------
NGUỒN: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/reaction-to-the-quitting-vcp-gm-12072013110910.html
Việt Nhân- Tổng số bài gửi : 117
Join date : 04/12/2012
Similar topics
» Tủ đồ hiệu đẳng cấp của bộ ba stylist Việt đình đám - đồng phục công sở
» Tủ đồ hiệu đẳng cấp của bộ ba stylist Việt đình đám - đồng phục công sở
» Tài liệu bồi dưỡng công tác đảng dành cho bí thư đảng bộ, bí thư chi bộ, đảng viên và cấp ủy viên cơ sở
» Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng viên và thực hiện nghị quyết Trung ương 9 của Đảng
» Đăng ký khóa học giám sát thi công xây dựng công trình tháng 7
» Tủ đồ hiệu đẳng cấp của bộ ba stylist Việt đình đám - đồng phục công sở
» Tài liệu bồi dưỡng công tác đảng dành cho bí thư đảng bộ, bí thư chi bộ, đảng viên và cấp ủy viên cơ sở
» Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng viên và thực hiện nghị quyết Trung ương 9 của Đảng
» Đăng ký khóa học giám sát thi công xây dựng công trình tháng 7
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết