CÁI THÚ & NGHỆ THUẬT UỐNG RƯỢU - BÀI 1
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
CÁI THÚ & NGHỆ THUẬT UỐNG RƯỢU - BÀI 1
Cái thú (và nghệ thuật) UỐNG RƯỢU: Nam vô tửu như kỳ vô phong? (1)
Bài viết của Lão Ngoan Đồng
(Dành riêng cho các “tửu sĩ” trên 18 tuổi)
Các cụ ngày xưa phán rằng Cờ bạc-Rượu chè-Trai gái-Nghiện hút là “tứ đổ tường”, tức là có hại. Trong khi đó, một số cụ khác lại gián tiếp ca tụng thú uống rượu và thú chơi “hoa” (Một trà, một rượu, một đàn bà...). Nơi xứ người, ở cái tuổi “hơn nửa đời hư”, LNĐ đã mất đi thú uống trà, không còn đủ phong độ để “hồi xuân” mà chỉ còn thú uống rượu. Vì thế chỉ xin viết về rượu.
Kẻ hèn này muốn dẫm chân Thụy Văn chăng? Xin thưa ngay, trăm lần không, vạn lần không. Công việc của Thụy Văn mang tính cách nghiên cứu đứng đắn (chủ yếu về rượu nho), còn LNĐ chỉ tán hưu tán vượn (về đủ mọi loại rượu). Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận vì loạt bài “Bàn về rượu” của Thụy Văn mà kẻ hèn này mới phải “lạm bàn” về thú uống rượu.
Thứ nhất, Thụy Văn đã công khai tuyên bố từ bỏ môn phái cỏ – nhắc (cognac) để theo môn phái rượu nho (rượu vang), khiến kẻ hèn này cảm thấy vừa cô đơn vừa tự ái.
Thứ hai, quan trọng hơn, loạt bài Bàn về rượu đã gây ra một cuộc tranh luận dai dẳng, thậm chí có khi cãi nhau khá sôi nổi trong tửu giới – người thì nhất định cho bia vẫn là số 1, người nói uống cỏ-nhắc mới là dân chơi, kẻ nói thưởng thức rượu nho mới là người sành điệu,v.v... – mà LNĐ đã nhiều lần bị mời làm trọng tài bất đắc dĩ; bên cạnh đó còn nảy sinh ra một số đề tài phụ, chẳng hạn như ảnh hưởng của rượu đối với sức khỏe, đối với hạnh phúc gia đình (phòng the), vai trò của rượu trong việc giao tế,v.v..., cho nên thiết nghĩ cũng phải có một bài để hóa giải những bất đồng ý kiến nói trên, đồng thời góp ý với tửu giới về lợi và hại của rượu.
Rào đón như thế tưởng đã quá đủ, nhưng nếu Thụy Văn là người hẹp lượng, nhất định đòi “tửu chiến”, LNĐ sẵn sàng hầu tiếp.
Nam vô tửu như kỳ vô phong
(LNĐ không kỳ thị giới tính, mà chỉ vì lúc bắt đầu có trí khôn tới nay chưa hề nghe nói “Nữ vô tửu...”, nên tạm thời chỉ viết về rượu và đàn ông con trai).
Nhiều người, nhất là mấy bà vợ hay lo lắng cho sức khỏe của chồng, cho rằng “Nam vô tửu như kỳ vô phong” chỉ là một câu nói có mục đích khích động tự ái đám “nam vô tửu”.
LNĐ không đồng ý. LNĐ không có ý (và không có quyền) chê đàn ông con trai “vô tửu” (vì “vô tửu” đối với nhiều người được coi là một ưu điểm) mà chỉ muốn đưa ra nhận xét cá nhân (và được nhiều người đồng ý) như sau: trong những dịp họp mặt, tiệc tùng, đình đám, đực rựa nào có một hai ly vào thì dù bình thường nhút nhát, gà mái tới đâu cũng trở nên dạn dĩ, ngon lành ngay. (Dĩ nhiên, đây đang nói về việc tự nguyện uống, chứ không phải bị ép uổng).
Theo luật tự nhiên, đàn ông con trai thuộc dương, nên dù có nhỏ con (hoặc nhỏ tuổi) hơn đào, hay bà xã thì cũng vẫn phát tiết, tỏ lộ ra những gì tượng trưng cho sự mạnh dạn, tính anh hùng, sức chịu đựng.
Rượu (trừ rượu ngọt) bao giờ cũng nồng và đắng. Hơi nồng bốc lên hai lỗ mũi tạo ra phấn chấn, vị đắng chảy qua cuống họng để lại cái hậu tuyệt vời từ đầu lưỡi tới kẽ răng.
Không cần phải đọc Tiếu Ngạo Giang Hồ để nghe Kim Dung tả cảnh Lệnh Hồ Xung uống rượu mà chỉ cần quan sát một người đàn ông bình thường trong bàn tiệc. Hầu như người nào cũng vậy, tay cầm ly rượu đưa lên, bao giờ đôi mắt cũng nhìn vào trước khi uống. Người uống nước ngọt cũng có thể nhìn vào ly trước khi uống, nhưng một là nhìn mà không suy nghĩ gì cả, hai là do thói quen, nhìn để “make sure” không có con gián, con ruồi nào chết đuối trong ly nước của mình!
Dân uống rượu trái lại, nhìn là để cặp mắt chiêm ngưỡng “dung nhan” của rượu – có thể là mầu đỏ tím bắt mắt của rượu chát, màu đỏ nâu đậm đà của cỏ-nhắc, màu vàng rực rỡ của rượu bia..., kể cả màu rượu thuốc huyền bí cũng có nét quyến rũ đặt biệt của nó.
Sau khi nhìn mới đưa ly rượu lên môi. Trước khi uống vào miệng, dù chỉ trong nửa giây đồng hồ ngắn ngủi, mũi đã ngửi được mùi thơm, môi đã làm một màn tiếp xúc giao hữu. Sau đó, mắt nhắm lại – nhắm lim dim thôi chứ không phải nhắm chặt (chỉ có kẻ bị ép uống rượu mới nhắm chặt) – để không còn bị chi phối bởi khung cảnh trước mặt, như thế vị giác mới có thể thi hành chức năng một cách trung thực để rồi tường trình lên não bộ.
Uống xong, mở mắt ra, khà một cái thú vị, đầu óc lâng lâng, tâm hồn sảng khoái, cảm thấy tự tin gấp bội phần. Ôi, còn gì đẹp cho bằng ngọn cờ tung bay trước gió!
Tới đây cũng phải viết thêm để tửu giới đừng vội hiểu lầm người nào uống rượu cũng đáng phục, đáng khen, đáng mến. Nói cách khác, cùng là người uống rượu nhưng có được gọi là “tửu sĩ” hay không còn tùy vào tính tình mỗi người, cung cách uống rượu, lượng rượu uống vào, và khi say có “quậy” hay không?!
Một cách chung chung, muốn uống rượu còn là một cái thú, và muốn người khác không có lý do để bài bác thú uống rượu, dân uống rượu phải biết giới hạn của mình. Cũng giống như ngọn cờ, có gió mới tung tăng bay, nhưng nếu gió mạnh tới 200,300 cây số/giờ thì lại hỏng bét – cờ rách tả tơi, đứt giây, đổ cột – thà đừng có gió còn hơn!
Vào ba ra bảy
LNĐ có dịp tham dự một vài đám tang của người Tây phương và phải công nhận họ vừa giản tiện tới mức tối đa, vừa thực tế, vừa tôn trọng nguyên tắc. Người thân, người quen – mặc quần áo màu đậm – tới nhà quàn, hoặc nhà thờ phúng vòng hoa, tham dự tang lễ, tiễn ra nghĩa trang, bắt tay hoặc ôm hôn tang chủ để chia buồn rồi... chia tay.
Người Á đông – ít nhất cũng là Việt Nam và Trung Hoa – thì khác. Khi mọi việc ngoài nghĩa trang xong xuôi, bao giờ tang chủ cũng mời mọi người về nhà mình để cùng nhau dùng “bữa cơm thanh đạm”, cho trọn tình trọn nghĩa. Dĩ nhiên, ăn thì phải đi với uống. Uống ở đây là phải uống rượu.
LNĐ còn nhớ trước năm 1975, nhiều vị Linh mục đã lên tiếng chỉ trích con chiên về việc tổ chức ăn uống say sưa, phung phí trong các dịp ma chay. Ngày ấy, kẻ hèn này cho rằng các vị ấy “dũa” như thế là đúng, từ đó bụng dạ (hẹp hòi) mới suy ra rằng thể nào cũng có một số người tới chia buồn, hoặc đi đưa đám chỉ cốt để được... ăn nhậu!
(Chú thích: ở VN, người ta không chỉ đãi tiệc sau khi chôn cất xong xuôi, mà còn có thông lệ đãi ăn uống những người tới chia buồn).
Nhưng sau khi sang Úc, nơi mà đồ ăn thức uống dư thừa, rẻ mạt, nơi mà thì giờ quý báu đến mức nhiều người phải tìm đủ mọi cách để từ chối, né tránh tiệc tùng, việc mời ăn uống sau tang lễ vẫn còn được duy trì, vẫn có người ở lại tham dự thì bắt buộc chúng ta phải thừa nhận đó là một tập quán của người mình trong việc thể hiện tình nghĩa, chứ không phải là một thủ tục phát xuất từ lòng ham mê ăn uống của con người.
Cho nên đối với một số người khó tính, hoặc không thích uống rượu, cho rằng chè chén trong dịp tang ma là hành động bất hiếu (của con cái) và vô ý thức (của người tới chia buồn), LNĐ e rằng họ đã quá khắt khe, và rất có thể đạo đức giả.
Vậy thì – trở lại với rượu – trong lúc “tang gia bối rối” mà mình còn chén chú chén anh được thì nói gì tới những dịp mừng vui, những lúc thoải mái.
Với người Tây phương, vì tính cách phong phú, đa dạng của các loại rượu, uống rượu là cả một nghệ thuật thưởng thức. Người mình không có nhiều loại rượu, không sành rượu, nhưng được cái hay là coi tinh thần (cách tiếp đãi nhau) quan trọng hơn vật chất (loại rượu gì). Vì thế, trong khi người Tây phương có thể “enjoy” uống rượu một mình, người Việt người Hoa uống rượu dứt khoát phải có bạn.
Rượu ngon không thể thiếu bạn hiền là thế!
“Bạn hiền” trong câu này có nghĩa là bạn tốt, hiểu biết và hợp tính tình. Ai hiểu được hai chữ “bạn hiền” sẽ đạt tới chân-thiện-mỹ của “tửu đạo”.
“Bạn nhậu” chưa hẳn đã là “bạn hiền để uống rượu”.
Chẳng hạn, uống rượu với nhau mà cứ nhất định thực thi nguyên tắc “vào ba ra bảy” thì cùng lắm mới chỉ là bạn nhậu. Theo LNĐ, có lẽ người mình có tính hay phóng đại (người Bắc gọi là nói khoác) lại thích thơ văn nên thường chế ra những câu ca dao, tục ngữ thành ngữ, cực kỳ vô lý, khó tin. Một người dù dễ tin tới mức cho rằng “lấy chồng từ thưở 13, đến năm 18 thiếp đà 5 con...” là việc có thể xảy ra được, cũng không thể nào tin trên đời này có cặp vợ chồng nào, dù mới cưới, đủ sức “đêm bảy ngày ba, vào ra không kể”!!!
Suy ra “vào ba ra bảy” cũng thế. Vào, mà chưa “đụng trận” ở nơi nào khác thì uống 3 ly rượu mạnh, 3 lon bia có thể là việc không lấy gì làm ghê gớm cho lắm, nhưng ngồi vào bàn rồi, đã uống ít nhiều rồi mà muốn “bái bai” phải ực tới 7 ly, hay 7 lon thì xin lỗi, trên cõi đời này ngoài Đoàn Dự ra không một ai, kể cả Lệnh Hồ Xung, mà không bỏ xác tại trận!
(Đoàn công tử – trong Thiên Long Bát Bộ – là người uống rượu rất dở, nhưng nhờ học được Nhất Dương Chỉ, uống tới đâu vận công cho rượu thoát hết ra ngoài qua đầu ngón tay, nên không bao giờ bị “xỉn” cả!) (Còn tiếp)
Bài viết của Lão Ngoan Đồng
(Dành riêng cho các “tửu sĩ” trên 18 tuổi)
Các cụ ngày xưa phán rằng Cờ bạc-Rượu chè-Trai gái-Nghiện hút là “tứ đổ tường”, tức là có hại. Trong khi đó, một số cụ khác lại gián tiếp ca tụng thú uống rượu và thú chơi “hoa” (Một trà, một rượu, một đàn bà...). Nơi xứ người, ở cái tuổi “hơn nửa đời hư”, LNĐ đã mất đi thú uống trà, không còn đủ phong độ để “hồi xuân” mà chỉ còn thú uống rượu. Vì thế chỉ xin viết về rượu.
Kẻ hèn này muốn dẫm chân Thụy Văn chăng? Xin thưa ngay, trăm lần không, vạn lần không. Công việc của Thụy Văn mang tính cách nghiên cứu đứng đắn (chủ yếu về rượu nho), còn LNĐ chỉ tán hưu tán vượn (về đủ mọi loại rượu). Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận vì loạt bài “Bàn về rượu” của Thụy Văn mà kẻ hèn này mới phải “lạm bàn” về thú uống rượu.
Thứ nhất, Thụy Văn đã công khai tuyên bố từ bỏ môn phái cỏ – nhắc (cognac) để theo môn phái rượu nho (rượu vang), khiến kẻ hèn này cảm thấy vừa cô đơn vừa tự ái.
Thứ hai, quan trọng hơn, loạt bài Bàn về rượu đã gây ra một cuộc tranh luận dai dẳng, thậm chí có khi cãi nhau khá sôi nổi trong tửu giới – người thì nhất định cho bia vẫn là số 1, người nói uống cỏ-nhắc mới là dân chơi, kẻ nói thưởng thức rượu nho mới là người sành điệu,v.v... – mà LNĐ đã nhiều lần bị mời làm trọng tài bất đắc dĩ; bên cạnh đó còn nảy sinh ra một số đề tài phụ, chẳng hạn như ảnh hưởng của rượu đối với sức khỏe, đối với hạnh phúc gia đình (phòng the), vai trò của rượu trong việc giao tế,v.v..., cho nên thiết nghĩ cũng phải có một bài để hóa giải những bất đồng ý kiến nói trên, đồng thời góp ý với tửu giới về lợi và hại của rượu.
Rào đón như thế tưởng đã quá đủ, nhưng nếu Thụy Văn là người hẹp lượng, nhất định đòi “tửu chiến”, LNĐ sẵn sàng hầu tiếp.
Nam vô tửu như kỳ vô phong
(LNĐ không kỳ thị giới tính, mà chỉ vì lúc bắt đầu có trí khôn tới nay chưa hề nghe nói “Nữ vô tửu...”, nên tạm thời chỉ viết về rượu và đàn ông con trai).
Nhiều người, nhất là mấy bà vợ hay lo lắng cho sức khỏe của chồng, cho rằng “Nam vô tửu như kỳ vô phong” chỉ là một câu nói có mục đích khích động tự ái đám “nam vô tửu”.
LNĐ không đồng ý. LNĐ không có ý (và không có quyền) chê đàn ông con trai “vô tửu” (vì “vô tửu” đối với nhiều người được coi là một ưu điểm) mà chỉ muốn đưa ra nhận xét cá nhân (và được nhiều người đồng ý) như sau: trong những dịp họp mặt, tiệc tùng, đình đám, đực rựa nào có một hai ly vào thì dù bình thường nhút nhát, gà mái tới đâu cũng trở nên dạn dĩ, ngon lành ngay. (Dĩ nhiên, đây đang nói về việc tự nguyện uống, chứ không phải bị ép uổng).
Theo luật tự nhiên, đàn ông con trai thuộc dương, nên dù có nhỏ con (hoặc nhỏ tuổi) hơn đào, hay bà xã thì cũng vẫn phát tiết, tỏ lộ ra những gì tượng trưng cho sự mạnh dạn, tính anh hùng, sức chịu đựng.
Rượu (trừ rượu ngọt) bao giờ cũng nồng và đắng. Hơi nồng bốc lên hai lỗ mũi tạo ra phấn chấn, vị đắng chảy qua cuống họng để lại cái hậu tuyệt vời từ đầu lưỡi tới kẽ răng.
Không cần phải đọc Tiếu Ngạo Giang Hồ để nghe Kim Dung tả cảnh Lệnh Hồ Xung uống rượu mà chỉ cần quan sát một người đàn ông bình thường trong bàn tiệc. Hầu như người nào cũng vậy, tay cầm ly rượu đưa lên, bao giờ đôi mắt cũng nhìn vào trước khi uống. Người uống nước ngọt cũng có thể nhìn vào ly trước khi uống, nhưng một là nhìn mà không suy nghĩ gì cả, hai là do thói quen, nhìn để “make sure” không có con gián, con ruồi nào chết đuối trong ly nước của mình!
Dân uống rượu trái lại, nhìn là để cặp mắt chiêm ngưỡng “dung nhan” của rượu – có thể là mầu đỏ tím bắt mắt của rượu chát, màu đỏ nâu đậm đà của cỏ-nhắc, màu vàng rực rỡ của rượu bia..., kể cả màu rượu thuốc huyền bí cũng có nét quyến rũ đặt biệt của nó.
Sau khi nhìn mới đưa ly rượu lên môi. Trước khi uống vào miệng, dù chỉ trong nửa giây đồng hồ ngắn ngủi, mũi đã ngửi được mùi thơm, môi đã làm một màn tiếp xúc giao hữu. Sau đó, mắt nhắm lại – nhắm lim dim thôi chứ không phải nhắm chặt (chỉ có kẻ bị ép uống rượu mới nhắm chặt) – để không còn bị chi phối bởi khung cảnh trước mặt, như thế vị giác mới có thể thi hành chức năng một cách trung thực để rồi tường trình lên não bộ.
Uống xong, mở mắt ra, khà một cái thú vị, đầu óc lâng lâng, tâm hồn sảng khoái, cảm thấy tự tin gấp bội phần. Ôi, còn gì đẹp cho bằng ngọn cờ tung bay trước gió!
Tới đây cũng phải viết thêm để tửu giới đừng vội hiểu lầm người nào uống rượu cũng đáng phục, đáng khen, đáng mến. Nói cách khác, cùng là người uống rượu nhưng có được gọi là “tửu sĩ” hay không còn tùy vào tính tình mỗi người, cung cách uống rượu, lượng rượu uống vào, và khi say có “quậy” hay không?!
Một cách chung chung, muốn uống rượu còn là một cái thú, và muốn người khác không có lý do để bài bác thú uống rượu, dân uống rượu phải biết giới hạn của mình. Cũng giống như ngọn cờ, có gió mới tung tăng bay, nhưng nếu gió mạnh tới 200,300 cây số/giờ thì lại hỏng bét – cờ rách tả tơi, đứt giây, đổ cột – thà đừng có gió còn hơn!
Vào ba ra bảy
LNĐ có dịp tham dự một vài đám tang của người Tây phương và phải công nhận họ vừa giản tiện tới mức tối đa, vừa thực tế, vừa tôn trọng nguyên tắc. Người thân, người quen – mặc quần áo màu đậm – tới nhà quàn, hoặc nhà thờ phúng vòng hoa, tham dự tang lễ, tiễn ra nghĩa trang, bắt tay hoặc ôm hôn tang chủ để chia buồn rồi... chia tay.
Người Á đông – ít nhất cũng là Việt Nam và Trung Hoa – thì khác. Khi mọi việc ngoài nghĩa trang xong xuôi, bao giờ tang chủ cũng mời mọi người về nhà mình để cùng nhau dùng “bữa cơm thanh đạm”, cho trọn tình trọn nghĩa. Dĩ nhiên, ăn thì phải đi với uống. Uống ở đây là phải uống rượu.
LNĐ còn nhớ trước năm 1975, nhiều vị Linh mục đã lên tiếng chỉ trích con chiên về việc tổ chức ăn uống say sưa, phung phí trong các dịp ma chay. Ngày ấy, kẻ hèn này cho rằng các vị ấy “dũa” như thế là đúng, từ đó bụng dạ (hẹp hòi) mới suy ra rằng thể nào cũng có một số người tới chia buồn, hoặc đi đưa đám chỉ cốt để được... ăn nhậu!
(Chú thích: ở VN, người ta không chỉ đãi tiệc sau khi chôn cất xong xuôi, mà còn có thông lệ đãi ăn uống những người tới chia buồn).
Nhưng sau khi sang Úc, nơi mà đồ ăn thức uống dư thừa, rẻ mạt, nơi mà thì giờ quý báu đến mức nhiều người phải tìm đủ mọi cách để từ chối, né tránh tiệc tùng, việc mời ăn uống sau tang lễ vẫn còn được duy trì, vẫn có người ở lại tham dự thì bắt buộc chúng ta phải thừa nhận đó là một tập quán của người mình trong việc thể hiện tình nghĩa, chứ không phải là một thủ tục phát xuất từ lòng ham mê ăn uống của con người.
Cho nên đối với một số người khó tính, hoặc không thích uống rượu, cho rằng chè chén trong dịp tang ma là hành động bất hiếu (của con cái) và vô ý thức (của người tới chia buồn), LNĐ e rằng họ đã quá khắt khe, và rất có thể đạo đức giả.
Vậy thì – trở lại với rượu – trong lúc “tang gia bối rối” mà mình còn chén chú chén anh được thì nói gì tới những dịp mừng vui, những lúc thoải mái.
Với người Tây phương, vì tính cách phong phú, đa dạng của các loại rượu, uống rượu là cả một nghệ thuật thưởng thức. Người mình không có nhiều loại rượu, không sành rượu, nhưng được cái hay là coi tinh thần (cách tiếp đãi nhau) quan trọng hơn vật chất (loại rượu gì). Vì thế, trong khi người Tây phương có thể “enjoy” uống rượu một mình, người Việt người Hoa uống rượu dứt khoát phải có bạn.
Rượu ngon không thể thiếu bạn hiền là thế!
“Bạn hiền” trong câu này có nghĩa là bạn tốt, hiểu biết và hợp tính tình. Ai hiểu được hai chữ “bạn hiền” sẽ đạt tới chân-thiện-mỹ của “tửu đạo”.
“Bạn nhậu” chưa hẳn đã là “bạn hiền để uống rượu”.
Chẳng hạn, uống rượu với nhau mà cứ nhất định thực thi nguyên tắc “vào ba ra bảy” thì cùng lắm mới chỉ là bạn nhậu. Theo LNĐ, có lẽ người mình có tính hay phóng đại (người Bắc gọi là nói khoác) lại thích thơ văn nên thường chế ra những câu ca dao, tục ngữ thành ngữ, cực kỳ vô lý, khó tin. Một người dù dễ tin tới mức cho rằng “lấy chồng từ thưở 13, đến năm 18 thiếp đà 5 con...” là việc có thể xảy ra được, cũng không thể nào tin trên đời này có cặp vợ chồng nào, dù mới cưới, đủ sức “đêm bảy ngày ba, vào ra không kể”!!!
Suy ra “vào ba ra bảy” cũng thế. Vào, mà chưa “đụng trận” ở nơi nào khác thì uống 3 ly rượu mạnh, 3 lon bia có thể là việc không lấy gì làm ghê gớm cho lắm, nhưng ngồi vào bàn rồi, đã uống ít nhiều rồi mà muốn “bái bai” phải ực tới 7 ly, hay 7 lon thì xin lỗi, trên cõi đời này ngoài Đoàn Dự ra không một ai, kể cả Lệnh Hồ Xung, mà không bỏ xác tại trận!
(Đoàn công tử – trong Thiên Long Bát Bộ – là người uống rượu rất dở, nhưng nhờ học được Nhất Dương Chỉ, uống tới đâu vận công cho rượu thoát hết ra ngoài qua đầu ngón tay, nên không bao giờ bị “xỉn” cả!) (Còn tiếp)
ntrinh- Tổng số bài gửi : 99
Join date : 04/11/2012
hongphucmytan- Tổng số bài gửi : 121
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» UỐNG RƯỢU XỨ NGƯỜI
» Tuyển Sinh lớp Sơ Cấp Nghề -Trường Cao Đẳng nghề GTVT Trung Ương 1
» Tuyển Sinh lớp Sơ Cấp Nghề -Trường Cao Đẳng nghề GTVT Trung Ương 1
» Khóa Học cắm hoa Nghệ thuật- Lớp Học Cắm hoa cấp tốc- cắm hoa Cưới.
» NGHỆ THUẬT… “TÔ SON TRÁT PHẤN”
» Tuyển Sinh lớp Sơ Cấp Nghề -Trường Cao Đẳng nghề GTVT Trung Ương 1
» Tuyển Sinh lớp Sơ Cấp Nghề -Trường Cao Đẳng nghề GTVT Trung Ương 1
» Khóa Học cắm hoa Nghệ thuật- Lớp Học Cắm hoa cấp tốc- cắm hoa Cưới.
» NGHỆ THUẬT… “TÔ SON TRÁT PHẤN”
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết