"NAM HỮU TỬU NHƯ KỲ HỮU PHONG : - BÀI 2
Trang 1 trong tổng số 1 trang
"NAM HỮU TỬU NHƯ KỲ HỮU PHONG : - BÀI 2
Cái thú (và nghệ thuật) UỐNG RƯỢU: Nam vô tửu như kỳ vô phong? (2)
“Nữ hữu tửu...”
Trước khi tiếp tục lạm bàn về Uống Rượu, LNĐ xin ghi ra ý kiến của một “lão tửu sĩ”, tự xưng là Hà Công Công. Công Công có lẽ là người khá từng trải và lịch thiệp, cho rằng câu “Nam vô tửu như kỳ vô phong” ít nhiều hàm chứa ý nghĩa chê người không uống rượu. Vì thế, dù là của các cụ để lại, mình cũng không nên xài. Từ đó Công Công đề nghị:
- Tại sao mình không nói “Nam hữu tửu như kỳ hữu phong”? Cũng mang ý nghĩa ca tụng đàn ông con trai uống rượu trong khi lại chẳng đụng chạm gì tới những người không uống rượu cả!...
- Quả là cao kiến! LNĐ xin đồng ý cả hai tay với Hà Công Công và đề nghị mọi người từ nay không nên sử dụng câu “Nam vô tửu...” nữa, và thay vào đó bằng câu “Nam hữu tửu...”
Nhưng Hà Công Công không chỉ góp ý kiến mà còn nêu thắc mắc. Thắc mắc đó là: chúng ta đang sống trong một xã hội nam nữ bình quyền, suy ra phụ nữ cũng được quyền uống rượu như nam giới. “Vậy nếu đàn bà con gái uống rượu (nữ hữu tửu) thì theo LNĐ, gọi là gì?”
Sau một đêm suy nghĩ nát óc, LNĐ đành chịu thua, không thể tìm ra câu nào nghe vừa thuận tai vừa hữu lý. Tuy nhiên, có còn hơn không, kẻ hèn này xin ghi đại ra một câu khá... vô duyên, không ngoài mục đích khiến các bậc cao nhân phải ngứa ngáy, để rồi lên tiếng sửa dùm. Đó là:
“Nữ hữu tửu như... sư hữu tình”
Xin viết ngay để tránh hiểu lầm, “sư” ở đây không phải là sư trong sư phụ, sư huynh, sư tỷ, sư ông, sư cụ, sư cô, sư bà... mà là sư... có nghĩa con sư tử, chẳng hạn như chữ sư trong công phu Sư Tử Hống của Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn (trong truyện Cô Gái Đồ Long) , hoặc nôm na hơn, trong Sư tử Hà Đông.
Như đã viết trong kỳ trước, khi có chất men vào máu, người ta thường trở nên mạnh dạn, tự tin, đầu óc lâng lâng, con tim dạt dào, vì thế so sánh đàn bà con gái “hữu tửu” với “sư tử” kể ra cũng không sai mấy. Việc so sánh này không mang tính cách xúc phạm hay nói xấu các bà các cô, bởi vì đi liền sau chữ “Sư” lại là hai chữ “hữu tình”.
Hữu tình, tạm dịch sang tiếng Anh là fascinating, có nghĩa nhấn mạnh hơn là “đáng yêu” (lovely). Hãy thử tưởng tượng ra lúc Hoàng Dung uống rượu cùng Quách Tĩnh, Miêu Phượng Hoàng cạn chén với Lệnh Hồ Xung, Nữ hoàng Cleopatra cụng ly với Đại tướng Mark Antony, Thúy Kiều “cheer” với Kim Lang, Trương Quỳnh Như đối ẩm cùng Phạm Thái... là ta có thể thấy được tính cách “hữu tình” ấy: hai má ửng hồng, cặp mắt long lanh, đôi môi chúm chím, tiếng cười xé lụa...
Nếu không “hữu tửu” thì làm sao “hữu tình” được như thế?!
Hơn nữa, chư PHONG ở trên, chữ TÌNH ở dưới, kể ra cũng khá chỉnh, trong trường hợp chỉ có một đôi nam nữ cùng nhau uống rượu (phong tình: erotic):
Nam hữu tửu như kỳ hữu phong
Nữ hữu tửu như sư hữu tình
Cụng ly chỉ có hai mình
Giao bôi nửa lít*, phong tình năm canh
*Nửa lít: rượu vang đỏ
***
Trở lại đề tài Uống Rượu. Kỳ trước, LNĐ đã vạch ra những cái vô lý của luật “vào ba ra bảy”, bây giờ xin tiếp tục:
... Vì vậy, để cho hợp tình hợp lý, và để chứng tỏ “được uống rượu” là một quyền lợi chứ không phải là hình phạt, LNĐ mạo muội đề nghị sửa câu “vào ba ra bảy” thành “vào hai bai một”. Tức là nhập cuộc trễ (có lý do chính đáng) thì được đền bù 2 ly (hay 2 lon); có việc phải bái-bai sớm thì được quyền “double”, gọi là uống thêm một ly để từ giã.
Nói tóm lại, muốn trở thành “bạn hiền để uống rượu” thì trước hết phải biết thưởng thức cái ngon của rượu; kế đến phải uống hết tình (không nhất thiết phải uống hết mình) – hết tình nhưng vẫn thể hiện được phong cách; phải tùy theo mức độ thân quen mà giữ lịch sự tối thiểu, phải tỏ ra hiểu biết, không nên nài ép, nhất là khi có sự hiện diện của vợ con người ta; và cuối cùng, khi thấy bạn mình có nguy cơ say xỉn thì phải tìm cách này cách khác ngăn cản, hoặc lỡ “đụng trận” thì phải “anh ngã em nâng” chứ đừng “sống chết mặc bay” – không tốt, khó bền.
TỬU SĨ và THẰNG SAY RƯỢU
Với những người coi rượu là một cái thú – tức là các tửu sĩ – thì một khi đã uống rượu, phải uống cho say mới cảm thấy thú.
Ca dao đã có câu:
Còn trời còn nước còn non
Còn cô bán rượu anh còn say sưa
Nhưng cũng lại có câu khác, bình dân hơn (mà LNĐ phải sửa lại 3 chữ, bỏ bớt 2 chữ cho đỡ tục):
(Nàng) rằng (nàng) chẳng sợ ai
Sợ thằng say rượu - - đau (nàng)
Ba chữ “thằng say rượu” cho thấy một thực tế: người “say” nói chung thường bị dân gian chê bai nhiều hơn là khen ngợi. Tiên trách kỷ hậu trách nhân. Chúng ta phải thừa nhận rằng chính một số “bợm nhậu” không nên nết đã khiến cả tửu giới phải mang tiếng xấu lây.
Thực ra, cùng là uống rượu nhưng cái say cũng có tới năm bảy đường say, tùy theo tính tình, cung cách uống rượu và lượng rượu mỗi người uống vào. Tính tình, cung cách là những gì khó lòng thay đổi, cho nên LNĐ chỉ bàn về “lượng rượu”.
Trước hết nói về “say”. Say là trạng thái bất bình thường của não bộ, do tác động của tỷ lệ rượu trong máu. Mỗi khi uống rượu, tùy theo lượng rượu uống vào, và tùy theo tửu lượng (khả năng uống rượu) cao thấp của từng người, ta sẽ lần lượt trải qua một, hai, ba, hoặc cả bốn tình trạng sau đây:
Say lâng lâng – say vừa phải – say quá chén – say bí tỉ.
* Say lâng lâng:
Lượng rượu uống vào chỉ đủ làm “nóng máy” (warm up). Có thể làm người ta vui vẻ, hăng hái hơn lúc bình thường (hoặc ai oán, sầu đời, nếu đang bị thất tình) nhưng vẫn hoàn toàn kiểm soát được hành động, lời ăn tiếng nói của mình. Với một người có tửu lượng trung bình như LNĐ thì lượng rượu đủ để làm say lâng lâng vào khoảng 3-4 ly tiêu chuẩn (standard drink) – tức 2-3 lon bia.
Với những anh chàng bình thường nhút nhát, say lâng lâng có thể đem lại can đảm, dạn dĩ, hoạt bát trong việc tán đào!
* Say vừa phải:
Có thể gọi là “hơi quá chén”, là tình trạng vẫn còn nhận biết phải trái, đúng sai, nhưng đôi khi không còn kiểm soát được mức độ bộc lộ cảm xúc, hoặc lời ăn tiếng nói của mình.
Theo tửu giới, đây là mức say “đẹp” nhất, “hay” nhất (riêng đàn bà con gái cũng chỉ nên uống tới mức này là tối đa). Bởi vì người say sẽ mở toang cánh cửa tâm hồn bình thường vẫn khép kín, sẽ để lộ con người thật tốt xấu, sẽ dốc cạn bầu tâm sự, bộc bạch mọi nỗi niềm, ước mơ, buồn vui, thương hận..., thậm chí có người còn phát tiết cả những tài hoa mà lúc bình thường không hề thấy có.
Chẳng hạn Anh Hai “lốp-bi”, cứ tới lúc say vừa phải thì lại ngâm bài Hồ Trường. Trước 1975, LNĐ đã nhiều lần nghe người bạn hiền Lê Đình Điểu ngâm Hồ Trường, mà theo giới mộ điệu, trong “làng ngâm tài tử” khó ai qua mặt được chàng. Nhưng nay, mỗi lần Anh Hai “lốp-bi” uống rượu rồi thì ngâm Hồ Trường, LNĐ vẫn thấy một nét gì đó độc đáo mà một Lê Đình Điều “tỉnh” không có. Đó chính là “cái hồn”- không phải hồn của thơ mà là hồn của người ngâm có men rượu.
Thêm một ví dụ khác: trong những năm tháng đồn trú ở Pleiku, LNĐ thường được thấy người bạn bên Quân Đoàn dắt đi uống rượu ở khu gia binh. Nhưng không uống ở quán mà uống ở nhà một ông Thượng sĩ thuộc Tiểu Đoàn 20 CTCT, và bao giờ cũng có mặt anh chàng tài xế “xâm mình” nọ.
“Xâm mình” hiểu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nghĩa đen là 6 chữ Thương song thân – Nhớ vợ hiền xâm trên cánh tay trái (mốt của các chàng lính xa nhà thời đó). Nghĩa bóng: anh chàng nổi lỳ lợm và ba gai, uýnh lộn với đủ mọi màu áo quân binh chủng, và mỗi lần đi phép thường niên thì đi mút mùa lệ thủy!...
Có mấy lần, ông Thượng sĩ đã nói đùa:
- Mấy ông thầy coi, thằng A (tên chàng tài xế) này mà thương nhớ ai. Cỡ nó chắc chỉ có “Đâm song thân – Chém vợ hiền” thôi!
Không hiểu lời trù ẻo của ông Thượng sĩ sau này có biến thành sự thật hay không, chỉ biết cứ 10 lần uống rượu thì hết 9 lần – sau khi làm khoảng 1 xị đế – chàng tài xế lại... khóc vì nhớ “bà già”.
Một hai lần đầu, LNĐ cứ tưởng anh “chàng xỉn”, không còn biết mình đang làm gì cả. Sau nhiều lần chuyện trò hỏi han (trong bàn rượu), LNĐ mới hiểu được tâm sự anh chàng: nhớ mẹ già và hối hận vì đã bỏ nhà đi giang hồ từ nhỏ. Điều đáng nói là lúc tỉnh, chàng tài xế không bao giờ đề cập tới mẹ mình, và đồng đội nào dại dột đem việc anh chàng khóc khi say ra để chọc quê, diễu cợt là coi chừng bị ăn đòn ngay!
Như vậy, có thể nói xị đế kia đã đem lại cho chàng tài xế những giây phút ấm lòng khi nhớ tới mẹ già, làm sống lại tuổi thơ êm đềm đã đánh mất...
Nhưng cũng phải lưu ý các bạn trẻ, nếu đã say tới mức này (hơi quá chén) thì chớ dại dột tán tỉnh những cô gái mới quen biết. Bởi vì rất có thể sẽ bị đánh giá là “ba hoa”, thậm chí “nham nhở”! (Còn tiếp)
(TVTS – 699)
“Nữ hữu tửu...”
Trước khi tiếp tục lạm bàn về Uống Rượu, LNĐ xin ghi ra ý kiến của một “lão tửu sĩ”, tự xưng là Hà Công Công. Công Công có lẽ là người khá từng trải và lịch thiệp, cho rằng câu “Nam vô tửu như kỳ vô phong” ít nhiều hàm chứa ý nghĩa chê người không uống rượu. Vì thế, dù là của các cụ để lại, mình cũng không nên xài. Từ đó Công Công đề nghị:
- Tại sao mình không nói “Nam hữu tửu như kỳ hữu phong”? Cũng mang ý nghĩa ca tụng đàn ông con trai uống rượu trong khi lại chẳng đụng chạm gì tới những người không uống rượu cả!...
- Quả là cao kiến! LNĐ xin đồng ý cả hai tay với Hà Công Công và đề nghị mọi người từ nay không nên sử dụng câu “Nam vô tửu...” nữa, và thay vào đó bằng câu “Nam hữu tửu...”
Nhưng Hà Công Công không chỉ góp ý kiến mà còn nêu thắc mắc. Thắc mắc đó là: chúng ta đang sống trong một xã hội nam nữ bình quyền, suy ra phụ nữ cũng được quyền uống rượu như nam giới. “Vậy nếu đàn bà con gái uống rượu (nữ hữu tửu) thì theo LNĐ, gọi là gì?”
Sau một đêm suy nghĩ nát óc, LNĐ đành chịu thua, không thể tìm ra câu nào nghe vừa thuận tai vừa hữu lý. Tuy nhiên, có còn hơn không, kẻ hèn này xin ghi đại ra một câu khá... vô duyên, không ngoài mục đích khiến các bậc cao nhân phải ngứa ngáy, để rồi lên tiếng sửa dùm. Đó là:
“Nữ hữu tửu như... sư hữu tình”
Xin viết ngay để tránh hiểu lầm, “sư” ở đây không phải là sư trong sư phụ, sư huynh, sư tỷ, sư ông, sư cụ, sư cô, sư bà... mà là sư... có nghĩa con sư tử, chẳng hạn như chữ sư trong công phu Sư Tử Hống của Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn (trong truyện Cô Gái Đồ Long) , hoặc nôm na hơn, trong Sư tử Hà Đông.
Như đã viết trong kỳ trước, khi có chất men vào máu, người ta thường trở nên mạnh dạn, tự tin, đầu óc lâng lâng, con tim dạt dào, vì thế so sánh đàn bà con gái “hữu tửu” với “sư tử” kể ra cũng không sai mấy. Việc so sánh này không mang tính cách xúc phạm hay nói xấu các bà các cô, bởi vì đi liền sau chữ “Sư” lại là hai chữ “hữu tình”.
Hữu tình, tạm dịch sang tiếng Anh là fascinating, có nghĩa nhấn mạnh hơn là “đáng yêu” (lovely). Hãy thử tưởng tượng ra lúc Hoàng Dung uống rượu cùng Quách Tĩnh, Miêu Phượng Hoàng cạn chén với Lệnh Hồ Xung, Nữ hoàng Cleopatra cụng ly với Đại tướng Mark Antony, Thúy Kiều “cheer” với Kim Lang, Trương Quỳnh Như đối ẩm cùng Phạm Thái... là ta có thể thấy được tính cách “hữu tình” ấy: hai má ửng hồng, cặp mắt long lanh, đôi môi chúm chím, tiếng cười xé lụa...
Nếu không “hữu tửu” thì làm sao “hữu tình” được như thế?!
Hơn nữa, chư PHONG ở trên, chữ TÌNH ở dưới, kể ra cũng khá chỉnh, trong trường hợp chỉ có một đôi nam nữ cùng nhau uống rượu (phong tình: erotic):
Nam hữu tửu như kỳ hữu phong
Nữ hữu tửu như sư hữu tình
Cụng ly chỉ có hai mình
Giao bôi nửa lít*, phong tình năm canh
*Nửa lít: rượu vang đỏ
***
Trở lại đề tài Uống Rượu. Kỳ trước, LNĐ đã vạch ra những cái vô lý của luật “vào ba ra bảy”, bây giờ xin tiếp tục:
... Vì vậy, để cho hợp tình hợp lý, và để chứng tỏ “được uống rượu” là một quyền lợi chứ không phải là hình phạt, LNĐ mạo muội đề nghị sửa câu “vào ba ra bảy” thành “vào hai bai một”. Tức là nhập cuộc trễ (có lý do chính đáng) thì được đền bù 2 ly (hay 2 lon); có việc phải bái-bai sớm thì được quyền “double”, gọi là uống thêm một ly để từ giã.
Nói tóm lại, muốn trở thành “bạn hiền để uống rượu” thì trước hết phải biết thưởng thức cái ngon của rượu; kế đến phải uống hết tình (không nhất thiết phải uống hết mình) – hết tình nhưng vẫn thể hiện được phong cách; phải tùy theo mức độ thân quen mà giữ lịch sự tối thiểu, phải tỏ ra hiểu biết, không nên nài ép, nhất là khi có sự hiện diện của vợ con người ta; và cuối cùng, khi thấy bạn mình có nguy cơ say xỉn thì phải tìm cách này cách khác ngăn cản, hoặc lỡ “đụng trận” thì phải “anh ngã em nâng” chứ đừng “sống chết mặc bay” – không tốt, khó bền.
TỬU SĨ và THẰNG SAY RƯỢU
Với những người coi rượu là một cái thú – tức là các tửu sĩ – thì một khi đã uống rượu, phải uống cho say mới cảm thấy thú.
Ca dao đã có câu:
Còn trời còn nước còn non
Còn cô bán rượu anh còn say sưa
Nhưng cũng lại có câu khác, bình dân hơn (mà LNĐ phải sửa lại 3 chữ, bỏ bớt 2 chữ cho đỡ tục):
(Nàng) rằng (nàng) chẳng sợ ai
Sợ thằng say rượu - - đau (nàng)
Ba chữ “thằng say rượu” cho thấy một thực tế: người “say” nói chung thường bị dân gian chê bai nhiều hơn là khen ngợi. Tiên trách kỷ hậu trách nhân. Chúng ta phải thừa nhận rằng chính một số “bợm nhậu” không nên nết đã khiến cả tửu giới phải mang tiếng xấu lây.
Thực ra, cùng là uống rượu nhưng cái say cũng có tới năm bảy đường say, tùy theo tính tình, cung cách uống rượu và lượng rượu mỗi người uống vào. Tính tình, cung cách là những gì khó lòng thay đổi, cho nên LNĐ chỉ bàn về “lượng rượu”.
Trước hết nói về “say”. Say là trạng thái bất bình thường của não bộ, do tác động của tỷ lệ rượu trong máu. Mỗi khi uống rượu, tùy theo lượng rượu uống vào, và tùy theo tửu lượng (khả năng uống rượu) cao thấp của từng người, ta sẽ lần lượt trải qua một, hai, ba, hoặc cả bốn tình trạng sau đây:
Say lâng lâng – say vừa phải – say quá chén – say bí tỉ.
* Say lâng lâng:
Lượng rượu uống vào chỉ đủ làm “nóng máy” (warm up). Có thể làm người ta vui vẻ, hăng hái hơn lúc bình thường (hoặc ai oán, sầu đời, nếu đang bị thất tình) nhưng vẫn hoàn toàn kiểm soát được hành động, lời ăn tiếng nói của mình. Với một người có tửu lượng trung bình như LNĐ thì lượng rượu đủ để làm say lâng lâng vào khoảng 3-4 ly tiêu chuẩn (standard drink) – tức 2-3 lon bia.
Với những anh chàng bình thường nhút nhát, say lâng lâng có thể đem lại can đảm, dạn dĩ, hoạt bát trong việc tán đào!
* Say vừa phải:
Có thể gọi là “hơi quá chén”, là tình trạng vẫn còn nhận biết phải trái, đúng sai, nhưng đôi khi không còn kiểm soát được mức độ bộc lộ cảm xúc, hoặc lời ăn tiếng nói của mình.
Theo tửu giới, đây là mức say “đẹp” nhất, “hay” nhất (riêng đàn bà con gái cũng chỉ nên uống tới mức này là tối đa). Bởi vì người say sẽ mở toang cánh cửa tâm hồn bình thường vẫn khép kín, sẽ để lộ con người thật tốt xấu, sẽ dốc cạn bầu tâm sự, bộc bạch mọi nỗi niềm, ước mơ, buồn vui, thương hận..., thậm chí có người còn phát tiết cả những tài hoa mà lúc bình thường không hề thấy có.
Chẳng hạn Anh Hai “lốp-bi”, cứ tới lúc say vừa phải thì lại ngâm bài Hồ Trường. Trước 1975, LNĐ đã nhiều lần nghe người bạn hiền Lê Đình Điểu ngâm Hồ Trường, mà theo giới mộ điệu, trong “làng ngâm tài tử” khó ai qua mặt được chàng. Nhưng nay, mỗi lần Anh Hai “lốp-bi” uống rượu rồi thì ngâm Hồ Trường, LNĐ vẫn thấy một nét gì đó độc đáo mà một Lê Đình Điều “tỉnh” không có. Đó chính là “cái hồn”- không phải hồn của thơ mà là hồn của người ngâm có men rượu.
Thêm một ví dụ khác: trong những năm tháng đồn trú ở Pleiku, LNĐ thường được thấy người bạn bên Quân Đoàn dắt đi uống rượu ở khu gia binh. Nhưng không uống ở quán mà uống ở nhà một ông Thượng sĩ thuộc Tiểu Đoàn 20 CTCT, và bao giờ cũng có mặt anh chàng tài xế “xâm mình” nọ.
“Xâm mình” hiểu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nghĩa đen là 6 chữ Thương song thân – Nhớ vợ hiền xâm trên cánh tay trái (mốt của các chàng lính xa nhà thời đó). Nghĩa bóng: anh chàng nổi lỳ lợm và ba gai, uýnh lộn với đủ mọi màu áo quân binh chủng, và mỗi lần đi phép thường niên thì đi mút mùa lệ thủy!...
Có mấy lần, ông Thượng sĩ đã nói đùa:
- Mấy ông thầy coi, thằng A (tên chàng tài xế) này mà thương nhớ ai. Cỡ nó chắc chỉ có “Đâm song thân – Chém vợ hiền” thôi!
Không hiểu lời trù ẻo của ông Thượng sĩ sau này có biến thành sự thật hay không, chỉ biết cứ 10 lần uống rượu thì hết 9 lần – sau khi làm khoảng 1 xị đế – chàng tài xế lại... khóc vì nhớ “bà già”.
Một hai lần đầu, LNĐ cứ tưởng anh “chàng xỉn”, không còn biết mình đang làm gì cả. Sau nhiều lần chuyện trò hỏi han (trong bàn rượu), LNĐ mới hiểu được tâm sự anh chàng: nhớ mẹ già và hối hận vì đã bỏ nhà đi giang hồ từ nhỏ. Điều đáng nói là lúc tỉnh, chàng tài xế không bao giờ đề cập tới mẹ mình, và đồng đội nào dại dột đem việc anh chàng khóc khi say ra để chọc quê, diễu cợt là coi chừng bị ăn đòn ngay!
Như vậy, có thể nói xị đế kia đã đem lại cho chàng tài xế những giây phút ấm lòng khi nhớ tới mẹ già, làm sống lại tuổi thơ êm đềm đã đánh mất...
Nhưng cũng phải lưu ý các bạn trẻ, nếu đã say tới mức này (hơi quá chén) thì chớ dại dột tán tỉnh những cô gái mới quen biết. Bởi vì rất có thể sẽ bị đánh giá là “ba hoa”, thậm chí “nham nhở”! (Còn tiếp)
(TVTS – 699)
ntrinh- Tổng số bài gửi : 99
Join date : 04/11/2012
Similar topics
» Bán container văn phòng 20feet tại Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng
» Bán container văn phòng 20feet tại Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hải Phòng
» Bán container văn phòng 20feet tại Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình , Hải Phòng
» Bán container văn phòng 20feet tại Hà Nội, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Ninh , Hải Phòng
» Bán container văn phòng tại Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc
» Bán container văn phòng 20feet tại Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hải Phòng
» Bán container văn phòng 20feet tại Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình , Hải Phòng
» Bán container văn phòng 20feet tại Hà Nội, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Ninh , Hải Phòng
» Bán container văn phòng tại Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết