BÀN VỀ CÕI NIẾT BÀN - TÁC GIẢ PHẠM VĂN BÂN
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
BÀN VỀ CÕI NIẾT BÀN - TÁC GIẢ PHẠM VĂN BÂN
Bàn về cõi niết-bàn
Phạm Văn Bân
Tinh túy đạo Phật đọng lại chỉ là cõi niết bàn. Vậy niết bàn là gì, có một cõi để người ta tìm đến và cư trú như cõi nhân gian không hay chỉ là một khái niệm trừu tượng để chỉ một trạng thái tâm lý ung dung tự tại?
Niết bàn, đọc chệch âm của tiếng Sanskrit là Nirvana. Con người phải tự sửa và tự tập để chấm dứt đau khổ, diệt những nguyên nhân gây ra đau khổ để đạt đến niết bàn. "Nir" nghĩa là ra khỏi và "vana" nghĩa là rừng mê. Đó là dịch lệch nghĩa cho khỏi mích lòng người nghe, thực ra "vana" nghĩa là ngu (ignorance). Nói "anh trong bến mê" dễ nghe và dễ được chấp nhận hơn là nói thẳng "anh ngu"!
Niết bàn thực ra là trạng thái đạt được khi ra khỏi rừng mê. Con người lú lẫn trong dục vọng nên không nhận thức được sự vô thường của vạn vật cũng như để cho "cái tôi" xấu xa dẫn dắt; vì vậy, bị khổ hoài và cứ mãi mãi luân hồi. Khi nào chấm dứt hoặc thoát được đau khổ thì khi đó đạt được niết bàn.
"Niết bàn là sự chấm dứt đau khổ một cách toàn diện, tuyệt đối và vĩnh viễn. Đây là mục tiêu tối hậu của đạo Phật. Đức Phật Thích Ca mô tả niết bàn là cực lạc (hạnh phúc tột đỉnh), thanh bình và không còn sanh tử. Ngài cũng nói niết bàn là không do ai tạo ra, không có hình dáng, ở bên trên trái đất, vượt ra ngoài nước, lửa, không khí, vượt ra khỏi mặt trời, mặt trăng, không thể hiểu thấu được và không thể đo lường được."
(Nirvana, the total, absolute and permanent cessation of suffering. This is the ultimate and final goal of Buddhism. The Buddha described Nirvana as supreme happiness, as peace, as immortal. Similarly, He has described Nirvana as uncreated, unformed, as beyond the earth, as beyond water, fire, air, beyond the sun and moon, unfathomable, unmeasurable.)
Câu hỏi đặt ra là liệu có thoát được đau khổ không? Niết bàn có thể có thật không ? Chỉ có một cách duy nhất để trả lời: tự bản thân mỗi người chứng nghiệm! Các nhà truyền giáo đạo Phật hay lấy thí dụ về con cá với con rùa và trái sầu riêng với trái mít khi biện luận về niết bàn.
Con cá sống suốt đời trong sông, làm bạn với con rùa. Một ngày nọ, con rùa bỏ sông mà bò lên đất liền rong chơi. Khi trở về, con rùa kể lại những điều mắt thấy, tai nghe trên đất liền cho con cá. Những điều này hoàn toàn vô lý, viễn vông, không có thật đối với tầm hiểu biết của con cá: làm sao lại có cái gọi là "đất" khô ráo, không ẩm ướt, ánh sáng không chiếu xuyên qua được? Làm sao loài vật di chuyển trên "đất" được, v.v.
Câu chuyện trên ngụ ý "con cá" không nên bác bỏ những gì đi quá mức hiểu biết thông thường của nó.
Người ta có thể nói mùi vị trái sầu riêng thơm ngọt giống như trái mít; nhưng muốn biết ngọt như thế nào thì phải thực sự ăn sầu riêng: không thể mô tả dược. Ý nói ai muốn biết niết bàn thì phải đích thân thử nghiệm.
Ông Ram Linsen viết về niết bàn trong quyển "Le destin du 20 siècle" như sau:
"Niết bàn không phải tịch nhiên bất động, cũng không phải là cái trống không, cái chết vô tông vô tích. Niết bàn là sự thực chứng cái bản thể của vũ trụ. Không thực chứng được cái bản thể đó là người còn thiếu sót, là sống một đời sống mất quân bình giữa xác thịt và tâm linh. Niết bàn không phải là ngoài cái động. Và chính niết bàn mới là nguồn gốc của những việc làm chân chính. Đây là một sự thật."
Ông Phạm Quỳnh viết về niết bàn trong quyển "Phật giáo lược khảo," 1920, Thượng chi văn tập, quyển IV, xin trích nguyên văn một đoạn suy đoán sắc bén ra đây cho rộng rãi vấn đề:
"Song người đời vẫn lấy sự hư vô làm sợ: nếu mãn kiếp tu hành, hết sức học đạo mà cứu cánh chỉ đến tiêu nhập vào chốn hư vô, thời kinh hãi biết dường nào! Phật cũng biết thế, nên Phật đối với vấn đề cứu cánh cũng giữ một thái độ như Khổng phu tử đối với quỉ thần vậy: không hề nói rõ bao giờ, mỗi khi đề cập đến vấn đề có ý thoái thác. Khổng tử thời môn đệ hỏi đến việc quỉ thần, đến sự chết, trả lời rằng:
"Các anh chưa biết việc đời người ta đã hỏi việc quỉ thần làm gì ?"
Phật tổ thời đệ tử hỏi cõi cứu cánh có phải là cõi hư vô không, và linh hồn đến khi nhập niết bàn còn gì nữa không, bèn dùng cách tỉ dụ mà hỏi lại rằng:
"Ta hỏi: nay có một người bệnh thập tử nhất sinh, có kẻ đem thuốc lại cứu cho khỏi chết, người ấy có chịu uống ngay không, hay là còn hỏi thuốc kia ở đâu mà lại, thuốc kia làm bằng vật gì ? Như Lai thấy chúng sinh trầm luân trong bể khổ, muốn ra tay tế độ cho siêu thoát, khác nào như kẻ cho thuốc người bệnh: bệnh nặng, thuốc sẵn, cứ việc uống, còn hỏi gì ?"
"Xưa nay những bậc triết nhân quân tử đã sáng suốt muôn lẽ, đã thấu hiểu mọi sự, muốn ra tay tế độ cho quần sinh, thường có nhiều điều tự mình biết mà không thể truyền bá ra được, cũng tức như ông thầy thuốc biết rằng bệnh trạng nguy mà không nói rõ cho bệnh nhân biết vậy. Phật tổ cũng vậy: chắc trong ý riêng vẫn biết rằng linh hồn sau khi tịch diệt rồi là vào cõi tịch mịch hư vô, chứ chẳng phải nơi thiên đường cực lạc gì; nhưng không hề thuyết minh cho ai biết bao giờ, là sợ có kẻ chưa thoát sạch trần tục, nhân thế mà ngã lòng tu đạo chăng, vì những sự biết như thế là sự biết "chết người" vậy. Bởi thế nên dầu các nhà bác học, tìm khắp trong kinh sách, cũng không thể giải được Nát bàn là thế nào. Ông Oldenberg đã phải chịu thú thực rằng: "Chúng tôi đã hết sức nghiên cứu mà kết quả cũng lạ thay: chỉ có hai thuyết không ra ngoài dược, một rằng Nát bàn là cõi hư vô, hai rằng Nát bàn là nơi cực lạc, thời rút lại chẳng thuyết nào là đúng cả."
"Bởi Phật không hề nói quyết bên nào, nên về sau trong những người tín ngưỡng đạo Phật chia ra làm hai hạng: một hạng những người trí tuệ thông minh thời ức đoán thâm ý Phật mà kết luận rằng Nát bàn là hư không, đã tịch diệt rồi, không còn gì nữa; một hạng những người trình độ bình thường- mà phần đó là phần nhiều, có thể nói là gần hết các tín đồ của Phật- thời cứ theo sự hoài vọng tự nhiên trong lòng người mà tưởng tượng cõi Nát bàn là nơi cực lạc, người ta tiêu diệt rồi thời linh hồn mới tới đó, được khoái lạc vô cùng. Rồi về sau có phái nghiễm nhiên quyết đoán Nát bàn là cực lạc (sukhavâti), và đến khi các phái Bắc tôn khuynh hướng về Phật Di đà (amitâbha), là một vị Phật huyền không có thực, thời Nát bàn tức là "Tây thiên tĩnh thổ" vậy.
"Nếu như vậy thời ra tôn chỉ đạo Phật mập mờ lắm sao ? Cứ lý luận thời tôn chỉ đạo Phật thật là rõ ràng lắm, trước sau duy nhất, không gì phân minh bằng; nhưng cứ thực tế thời Phật để cho người ta tự suy mà kết luận lấy, người trí tuệ thời không phải kiêng kị gì, suy đến cùng cực là cõi hư vô; người tầm thường thời tùy lòng hi vọng muốn tưởng tượng ra một cõi đời tốt đẹp hơn đời nay, hết cuộc luân hồi, làm nơi thường trụ, cũng mặc dầu. Song cứ bản ý Phật thời có lẽ cho những vấn đề ấy không quan trọng gì. Nát bàn là hư vô hay là cực lạc, biết hay không cũng chẳng hề gì.
"Những kẻ trí giả nhân tu niệm đã thành công, trong lòng được bình tĩnh, thời dầu đương sống trong trần tục mà cũng đã được nếm mùi Nát bàn rồi. Như vậy thời đạo Phật là trọng nhất sự tu hành, mà tu hành chẳng qua là gồm trong bốn chữ "chính tâm diệt dục" mà thôi, chính tâm mới hiểu được lẽ đạo, diệt dục mới hết được khổ não; đó mới là phần cốt yếu, còn những sự nghị luận viễn vông thời là phần phụ thuộc vậy."
Kết luận:
Khi chấm dứt đau khổ, con người sẽ tới được niết bàn như dã trình bày ở trên. Câu hỏi là làm sao để chấm dứt đau khổ ? Tuân thủ con đường có tám nhánh (the noble eightfold path, bát chánh đạo):
1)Hiểu biết đúng với sự thật khách quan (right understanding, chánh kiến)
2)Suy nghĩ, ý thức đúng (right thought, chánh tư duy)
3)Phát ngôn đúng (right speech, chánh ngữ)
4)Hành động đúng (right action, chánh nghiệp)
5)Sinh sống lương thiện (right livelihood, chánh mạng)
6)Nỗ lực đúng (right effort, chánh tinh tấn)
7)Tưởng nhớ đúng (right mindfulness, chánh niệm)
8)Tập trung trí tuệ đúng (right concentration, chánh định)
Phạm Văn Bân
Phạm Văn Bân
Tinh túy đạo Phật đọng lại chỉ là cõi niết bàn. Vậy niết bàn là gì, có một cõi để người ta tìm đến và cư trú như cõi nhân gian không hay chỉ là một khái niệm trừu tượng để chỉ một trạng thái tâm lý ung dung tự tại?
Niết bàn, đọc chệch âm của tiếng Sanskrit là Nirvana. Con người phải tự sửa và tự tập để chấm dứt đau khổ, diệt những nguyên nhân gây ra đau khổ để đạt đến niết bàn. "Nir" nghĩa là ra khỏi và "vana" nghĩa là rừng mê. Đó là dịch lệch nghĩa cho khỏi mích lòng người nghe, thực ra "vana" nghĩa là ngu (ignorance). Nói "anh trong bến mê" dễ nghe và dễ được chấp nhận hơn là nói thẳng "anh ngu"!
Niết bàn thực ra là trạng thái đạt được khi ra khỏi rừng mê. Con người lú lẫn trong dục vọng nên không nhận thức được sự vô thường của vạn vật cũng như để cho "cái tôi" xấu xa dẫn dắt; vì vậy, bị khổ hoài và cứ mãi mãi luân hồi. Khi nào chấm dứt hoặc thoát được đau khổ thì khi đó đạt được niết bàn.
"Niết bàn là sự chấm dứt đau khổ một cách toàn diện, tuyệt đối và vĩnh viễn. Đây là mục tiêu tối hậu của đạo Phật. Đức Phật Thích Ca mô tả niết bàn là cực lạc (hạnh phúc tột đỉnh), thanh bình và không còn sanh tử. Ngài cũng nói niết bàn là không do ai tạo ra, không có hình dáng, ở bên trên trái đất, vượt ra ngoài nước, lửa, không khí, vượt ra khỏi mặt trời, mặt trăng, không thể hiểu thấu được và không thể đo lường được."
(Nirvana, the total, absolute and permanent cessation of suffering. This is the ultimate and final goal of Buddhism. The Buddha described Nirvana as supreme happiness, as peace, as immortal. Similarly, He has described Nirvana as uncreated, unformed, as beyond the earth, as beyond water, fire, air, beyond the sun and moon, unfathomable, unmeasurable.)
Câu hỏi đặt ra là liệu có thoát được đau khổ không? Niết bàn có thể có thật không ? Chỉ có một cách duy nhất để trả lời: tự bản thân mỗi người chứng nghiệm! Các nhà truyền giáo đạo Phật hay lấy thí dụ về con cá với con rùa và trái sầu riêng với trái mít khi biện luận về niết bàn.
Con cá sống suốt đời trong sông, làm bạn với con rùa. Một ngày nọ, con rùa bỏ sông mà bò lên đất liền rong chơi. Khi trở về, con rùa kể lại những điều mắt thấy, tai nghe trên đất liền cho con cá. Những điều này hoàn toàn vô lý, viễn vông, không có thật đối với tầm hiểu biết của con cá: làm sao lại có cái gọi là "đất" khô ráo, không ẩm ướt, ánh sáng không chiếu xuyên qua được? Làm sao loài vật di chuyển trên "đất" được, v.v.
Câu chuyện trên ngụ ý "con cá" không nên bác bỏ những gì đi quá mức hiểu biết thông thường của nó.
Người ta có thể nói mùi vị trái sầu riêng thơm ngọt giống như trái mít; nhưng muốn biết ngọt như thế nào thì phải thực sự ăn sầu riêng: không thể mô tả dược. Ý nói ai muốn biết niết bàn thì phải đích thân thử nghiệm.
Ông Ram Linsen viết về niết bàn trong quyển "Le destin du 20 siècle" như sau:
"Niết bàn không phải tịch nhiên bất động, cũng không phải là cái trống không, cái chết vô tông vô tích. Niết bàn là sự thực chứng cái bản thể của vũ trụ. Không thực chứng được cái bản thể đó là người còn thiếu sót, là sống một đời sống mất quân bình giữa xác thịt và tâm linh. Niết bàn không phải là ngoài cái động. Và chính niết bàn mới là nguồn gốc của những việc làm chân chính. Đây là một sự thật."
Ông Phạm Quỳnh viết về niết bàn trong quyển "Phật giáo lược khảo," 1920, Thượng chi văn tập, quyển IV, xin trích nguyên văn một đoạn suy đoán sắc bén ra đây cho rộng rãi vấn đề:
"Song người đời vẫn lấy sự hư vô làm sợ: nếu mãn kiếp tu hành, hết sức học đạo mà cứu cánh chỉ đến tiêu nhập vào chốn hư vô, thời kinh hãi biết dường nào! Phật cũng biết thế, nên Phật đối với vấn đề cứu cánh cũng giữ một thái độ như Khổng phu tử đối với quỉ thần vậy: không hề nói rõ bao giờ, mỗi khi đề cập đến vấn đề có ý thoái thác. Khổng tử thời môn đệ hỏi đến việc quỉ thần, đến sự chết, trả lời rằng:
"Các anh chưa biết việc đời người ta đã hỏi việc quỉ thần làm gì ?"
Phật tổ thời đệ tử hỏi cõi cứu cánh có phải là cõi hư vô không, và linh hồn đến khi nhập niết bàn còn gì nữa không, bèn dùng cách tỉ dụ mà hỏi lại rằng:
"Ta hỏi: nay có một người bệnh thập tử nhất sinh, có kẻ đem thuốc lại cứu cho khỏi chết, người ấy có chịu uống ngay không, hay là còn hỏi thuốc kia ở đâu mà lại, thuốc kia làm bằng vật gì ? Như Lai thấy chúng sinh trầm luân trong bể khổ, muốn ra tay tế độ cho siêu thoát, khác nào như kẻ cho thuốc người bệnh: bệnh nặng, thuốc sẵn, cứ việc uống, còn hỏi gì ?"
"Xưa nay những bậc triết nhân quân tử đã sáng suốt muôn lẽ, đã thấu hiểu mọi sự, muốn ra tay tế độ cho quần sinh, thường có nhiều điều tự mình biết mà không thể truyền bá ra được, cũng tức như ông thầy thuốc biết rằng bệnh trạng nguy mà không nói rõ cho bệnh nhân biết vậy. Phật tổ cũng vậy: chắc trong ý riêng vẫn biết rằng linh hồn sau khi tịch diệt rồi là vào cõi tịch mịch hư vô, chứ chẳng phải nơi thiên đường cực lạc gì; nhưng không hề thuyết minh cho ai biết bao giờ, là sợ có kẻ chưa thoát sạch trần tục, nhân thế mà ngã lòng tu đạo chăng, vì những sự biết như thế là sự biết "chết người" vậy. Bởi thế nên dầu các nhà bác học, tìm khắp trong kinh sách, cũng không thể giải được Nát bàn là thế nào. Ông Oldenberg đã phải chịu thú thực rằng: "Chúng tôi đã hết sức nghiên cứu mà kết quả cũng lạ thay: chỉ có hai thuyết không ra ngoài dược, một rằng Nát bàn là cõi hư vô, hai rằng Nát bàn là nơi cực lạc, thời rút lại chẳng thuyết nào là đúng cả."
"Bởi Phật không hề nói quyết bên nào, nên về sau trong những người tín ngưỡng đạo Phật chia ra làm hai hạng: một hạng những người trí tuệ thông minh thời ức đoán thâm ý Phật mà kết luận rằng Nát bàn là hư không, đã tịch diệt rồi, không còn gì nữa; một hạng những người trình độ bình thường- mà phần đó là phần nhiều, có thể nói là gần hết các tín đồ của Phật- thời cứ theo sự hoài vọng tự nhiên trong lòng người mà tưởng tượng cõi Nát bàn là nơi cực lạc, người ta tiêu diệt rồi thời linh hồn mới tới đó, được khoái lạc vô cùng. Rồi về sau có phái nghiễm nhiên quyết đoán Nát bàn là cực lạc (sukhavâti), và đến khi các phái Bắc tôn khuynh hướng về Phật Di đà (amitâbha), là một vị Phật huyền không có thực, thời Nát bàn tức là "Tây thiên tĩnh thổ" vậy.
"Nếu như vậy thời ra tôn chỉ đạo Phật mập mờ lắm sao ? Cứ lý luận thời tôn chỉ đạo Phật thật là rõ ràng lắm, trước sau duy nhất, không gì phân minh bằng; nhưng cứ thực tế thời Phật để cho người ta tự suy mà kết luận lấy, người trí tuệ thời không phải kiêng kị gì, suy đến cùng cực là cõi hư vô; người tầm thường thời tùy lòng hi vọng muốn tưởng tượng ra một cõi đời tốt đẹp hơn đời nay, hết cuộc luân hồi, làm nơi thường trụ, cũng mặc dầu. Song cứ bản ý Phật thời có lẽ cho những vấn đề ấy không quan trọng gì. Nát bàn là hư vô hay là cực lạc, biết hay không cũng chẳng hề gì.
"Những kẻ trí giả nhân tu niệm đã thành công, trong lòng được bình tĩnh, thời dầu đương sống trong trần tục mà cũng đã được nếm mùi Nát bàn rồi. Như vậy thời đạo Phật là trọng nhất sự tu hành, mà tu hành chẳng qua là gồm trong bốn chữ "chính tâm diệt dục" mà thôi, chính tâm mới hiểu được lẽ đạo, diệt dục mới hết được khổ não; đó mới là phần cốt yếu, còn những sự nghị luận viễn vông thời là phần phụ thuộc vậy."
Kết luận:
Khi chấm dứt đau khổ, con người sẽ tới được niết bàn như dã trình bày ở trên. Câu hỏi là làm sao để chấm dứt đau khổ ? Tuân thủ con đường có tám nhánh (the noble eightfold path, bát chánh đạo):
1)Hiểu biết đúng với sự thật khách quan (right understanding, chánh kiến)
2)Suy nghĩ, ý thức đúng (right thought, chánh tư duy)
3)Phát ngôn đúng (right speech, chánh ngữ)
4)Hành động đúng (right action, chánh nghiệp)
5)Sinh sống lương thiện (right livelihood, chánh mạng)
6)Nỗ lực đúng (right effort, chánh tinh tấn)
7)Tưởng nhớ đúng (right mindfulness, chánh niệm)
8)Tập trung trí tuệ đúng (right concentration, chánh định)
Phạm Văn Bân
ntrinh- Tổng số bài gửi : 99
Join date : 04/11/2012
Re: BÀN VỀ CÕI NIẾT BÀN - TÁC GIẢ PHẠM VĂN BÂN
Bài này có nói tới BÁT CHÁNH ĐẠO, hy vọng người trong quán cũng có đôi lời về TỨ DIỆU ĐẾ.
Người gửi bài này tâm đắc nhất là mẫu chuyện về con cá và con rùa.
Người gửi bài này tâm đắc nhất là mẫu chuyện về con cá và con rùa.
ntrinh- Tổng số bài gửi : 99
Join date : 04/11/2012
Re: BÀN VỀ CÕI NIẾT BÀN - TÁC GIẢ PHẠM VĂN BÂN
A Di Đà Phật!
Tứ Diệu Đế có chi khuất mắc mà cần nói thêm ? Bao lâu nay mọi người chẳng niệm danh hiệu Phật "Huyền" đó sao? Ý nghĩa niệm danh hiệu 1 vị Phật không có thực ( Amitâbha) , bậc trí giả hoan hỉ chờ đợi đi vào cõi nát bàn hư vô ( nghĩa là chẳng có chi cả), giới bình dân thì lại mong đợi
" vãn sinh cực lạc".Còn Sinh , Lão , Bệnh , Tử là 4 bước tất nhiên của một đời người , không ai quyết định được Sinh và Lão; không ai giữ mình mãi không bệnh ,không tử. " Chính tâm & Diệt dục": Phạm Quỳnh đã luận thấu cốt lõi của vấn đề rồi vậy !
Amitâbha!
Tứ Diệu Đế có chi khuất mắc mà cần nói thêm ? Bao lâu nay mọi người chẳng niệm danh hiệu Phật "Huyền" đó sao? Ý nghĩa niệm danh hiệu 1 vị Phật không có thực ( Amitâbha) , bậc trí giả hoan hỉ chờ đợi đi vào cõi nát bàn hư vô ( nghĩa là chẳng có chi cả), giới bình dân thì lại mong đợi
" vãn sinh cực lạc".Còn Sinh , Lão , Bệnh , Tử là 4 bước tất nhiên của một đời người , không ai quyết định được Sinh và Lão; không ai giữ mình mãi không bệnh ,không tử. " Chính tâm & Diệt dục": Phạm Quỳnh đã luận thấu cốt lõi của vấn đề rồi vậy !
Amitâbha!
DIỆU DẾ- Tổng số bài gửi : 24
Join date : 01/01/2013
Re: BÀN VỀ CÕI NIẾT BÀN - TÁC GIẢ PHẠM VĂN BÂN
Để hiểu thêm xin trích từ lời giảng của thầy Thích Viên Giác Tu Viên Quảng Đức
Tứ diệu đế là Hán dịch từ chữ Phạn Catvary Aryasatyani. Arya là Diệu, cao quý, mầu nhiệm; Satya là Đế, là sự thật, là chân lý. Tứ diệu đế còn được gọi là Tứ chân đế, Tứ thánh đế, Bốn chân lý mầu nhiệm.
1- Khổ đế (Dukkha): là thực trạng đau khổ của con người.
2- Tập đế (Samudaya): là nguồn gốc hay nguyên nhân dẫn đến thực trạng đau khổ.
3- Diệt đế (Nirodha): là sự kết thúc hay sự chấm dứt khổ đau.
4- Đạo đế (Magga): là con đường hay phương pháp thực hành dẫn đến chấm dứt khổ đau.
Đây là lời giảng của thầy Thích Chân Tính
1. Khổ đế (sự khổ):
Đời người vẫn khổ. Hãy nhìn xung quanh ta và lấy công tâm mà xét thì thấy toàn là sự khổ. Chúng sinh lâm vào biển khổ mà không ngờ. Nắng lửa, lạnh đông, mưa sầu, gió thảm là cái họa trời làm; còn chiến tranh tàn khốc, cướp bóc lẫn nhau vì miếng ăn, vì đất ở, vì chỗ đứng, vì nơi ngồi là cái khổ của con người gây ra. Chúng sinh có lúc khổ về tinh thần có lúc khổ về vật chất, hễ tránh được cái này thì vướng phải cái nọ. Trên thế gian, chưa ai dám tự hào rằng mình hưởng được trọn phước lành mà không khổ về phương diện nào, mới vui vẻ đó rồi buồn bực cũng đó, mới sung sướng đó rồi mệt nhọc cũng đó, vay trả liền liền, tất cả đều toàn là giả tạm, không có chi là vĩnh viễn trường tồn. Sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, bốn cái khổ này những ai chưa thoát tục đều phải đeo mang dù có trốn trong rừng sâu non thẳm cũng không tránh khỏi được.
Chúng sinh bị khổ đã đành, mà nguyên nhân sự khổ đó ở đâu?
2. Tập đế (nguyên nhân sự khổ):
Nguyên nhân sự khổ là lòng dục vọng không được toại nguyện. Nó gây ra muôn vàn tội lỗi, hại mình và hại luôn đến người khác nữa. Lòng dục vọng do vô minh sinh ra. Vô minh là không thông luật trời, không biết mình ở đâu đến và có bổn phận nào phải làm cho tròn lúc còn tại thế, bởi vậy con người thường làm những việc trái với thiên lý chừng quả báo trả lại thì than van rên xiết, oán trời trách đất, giận vật hờn người chớ không tự xét xem tội lỗi tự đâu ra. Từ ngàn xưa, hễ nhân nào thì sinh quả nấy. Cái khổ của chúng sinh gây ra thì chúng sinh phải gánh lấy. Cho nên, cái khổ của nhân loại bây giờ là do nhân loại gây ra từ kiếp trước, từ cá nhân tới toàn thể chớ không phải vô cớ mà trời sinh ra đâu. Nói cho đúng thì trời không ban thưởng ai mà cũng không hành phạt ai, chỉ tại con người kêu cái họa hay cái phước tới cho mình đúng với câu: “Họa phước vô môn, duy nhân tự triệu; thiện ác hữu báo, như ảnh tùy hình”.
3. Diệt đế (diệt sự khổ):
Con người tự đem xiềng xích buộc mình thì phải tự mình tháo nó ra, không ai làm chuyện đó cho mình được, không ai có phép giải thoát cho mình mà tự mình phải sớm lo diệt khổ đau thì mới mau thấy được chân như bản tánh và phản bổn hoàn nguyên. Phải tự cứu mình vậy.
4. Đạo đế (pháp mầu diệt khổ):
Pháp mầu diệt khổ là Bát chánh đạo, gồm: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định, ấy là sự tín ngưỡng chân chánh, tư tưởng chân chánh, lời nói chân chánh, việc làm chân chánh, nghề nghiệp chân chánh, sự cố gắng chân chánh, sự tưởng nhớ chân chánh và thiền định chân chánh.
ntrinh- Tổng số bài gửi : 99
Join date : 04/11/2012
Re: BÀN VỀ CÕI NIẾT BÀN - TÁC GIẢ PHẠM VĂN BÂN
@NTrinh: Diệu đế đã có lời trước rằng Tứ diệu đế vẫn như đã là, vì không ai có thể dẫn khác hơn kinh sách. Các hòa thượng có viết hay giảng thêm , thực chất vẫn là thừa, vì chỉ là nhai lại kinh sách mà thôi .( Có người bỏ công sức thời gian để giảng cho mọi người hiểu Màu Trắng là rất trắng, trắng đến nổi chẳng có gì trắng hơn ...) như vậy liệu có ích gì cho tri thức? Hơn nữa , người đời cũng chẳng cần tri thức , họ , nói chung , chỉ cần LỢI. Nói đến lợi , nghĩa là nói đến tính thực dụng trong triết lý tây phương, diệu đế lại muốn nhắc lại cái hiểu thực dụng của ông Phạm Quỳnh: niết bàn chỉ có thể tìm thấy khi đang còn sống .. ngoài ra , tất cả đều là hoang tưởng và hư vô. Đó cũng là lý do tại sao diệu đế quan tâm đến sinh , lão , bệnh , tử hơn là bàn thêm về Khổ tập diệt đạo. Cái hay của ông Quỳnh là đã hiểu rốt ráo rằng Phật pháp mới cần thiết và là thứ có thực , ngoài ra , kể cả phật Thích Ca , cũng tan xương nát thịt theo thời gian ... ai còn nghĩ phật có thể ban phép ( ngoài pháp diệt đau khổ) thì đích thật họ bị giam cầm cho đến hết đời. Chánh tâm và diệt dục , vẫn là 2 pháp mà người nào muốn tu sửa và hưởng niết bàn tại thế , phải học và hành . Đạo , có thuyết giáo ; nhưng hành đạo thì không luận thuyết nữa .!
DIỆU DẾ- Tổng số bài gửi : 24
Join date : 01/01/2013
Similar topics
» Gửi mỹ phẩm đi ÚC, công ty nhận gửi thực phẩm, mỹ phẩm đi ÚC giao tận nhà
» Gửi thuốc tây đi Mỹ, nơi gửi mỹ phẩm đi ÚC, gửi thực phẩm mỹ phẩm đi taiwan giá rẻ
» Gửi mỹ phẩm đi dailoan, gửi mỹ phẩm đi malaysia, gửi mỹ phẩm đi mỹ giá rẻ
» Gửi thực phẩm đi ÚC, gửi thực phẩm đi canada, gửi thực phẩm đi Malaysia, nơi gửi thực phẩm đi Australia
» bằng CAo đẲNG Sư PHẠM HOÁ SINh học liên thông đại HỌC SƯ PHạm tIỂU HỌC 2023
» Gửi thuốc tây đi Mỹ, nơi gửi mỹ phẩm đi ÚC, gửi thực phẩm mỹ phẩm đi taiwan giá rẻ
» Gửi mỹ phẩm đi dailoan, gửi mỹ phẩm đi malaysia, gửi mỹ phẩm đi mỹ giá rẻ
» Gửi thực phẩm đi ÚC, gửi thực phẩm đi canada, gửi thực phẩm đi Malaysia, nơi gửi thực phẩm đi Australia
» bằng CAo đẲNG Sư PHẠM HOÁ SINh học liên thông đại HỌC SƯ PHạm tIỂU HỌC 2023
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết