Cách viết nào " Việt" hơn ( đúng ngữ pháp Việt Nam) ?
4 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Cách viết nào " Việt" hơn ( đúng ngữ pháp Việt Nam) ?
Xin mời độc giả tham gia góp ý cho câu hỏi thú vị sau đây.
Xin trích lại từ emails của bạn Uyên Nguyên, Trần Ba, Sông Trúc và Trần Tư Bình như sau:
________________
Thành viên Uyên Nguyên hỏi:
(1) Việt Nam dân chủ cộng hòa
(2) Cộng hòa dân chủ Việt Nam
Cách viết nào " Việt" hơn ( đúng ngữ pháp Việt Nam) ?
Xin cho biết ý kiến .
Cảm ơn
Uyên Nguyên
Thành viên Ba Tran góp ý:
Theo sự hiểu biết của cá nhân thì :
(1) Việt Nam dân chủ cộng hòa
gần với ngữ pháp Hán , theo Hán ngữ thì tên nuớc đi truớc rồi thể chế
đi sau như Trung Hoa Dân Quốc (Taiwan) , Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa
Quốc (Trung Cộng) , Mỹ Lợi Kiên Hợp Chủng Quốc (USA) , Pháp Lan Tây Cộng
Hòa Quốc (France) , Đại Hàn Dân Quốc ....
(2) Cộng hòa dân chủ Việt Nam thì nó mang tính Việt Nam hơn , vì
người Việt hay để tên nuớc ở sau thể chế , theo tôi nó cũng do phần ảnh
huởng ngữ pháp Tây học như cách gọi Republic of Singapore , United
States of America v.v...
Vài hàng trao đổi với UN và chúc Vui và Khỏe
Ba Tran
Thành viên tubinhtran góp ý:
Ý của tôi thì cách (1) " Việt" hơn ( đúng ngữ pháp Việt Nam).
Thành viên Sông Trúc góp ý:
https://docs.google.com/document/d/1UeTf_IPaYbFfu53krtEn469Ehz6MrfCG7Jyl0xFWlK8/edit?usp=sharing
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ hay CỘNG HOÀ DÂN CHỦ VIỆT NAM?
Trong bản dự thảo Hiếp pháp 2013 do một
nhóm các trí thức biên soạn có đề xuất tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
(VNDCCH). Tôi thống nhất với ý kiến đóng góp trên một số diễn đàn là vì lí
do đoàn kết, hoà giải hoà hợp toàn dân có lẽ không nên sử dụng thứ gì đã trở
thành biểu tượng riêng của một bên. Riêngvới cái tên nước VNDCCH, có lẽ còn một
lí do nữa về mặt ngôn ngữ mà như nhiều người đã chỉ ra là không đúng với trật
tự từ trong tiếng Việt. Hiến pháp là một bản văn vô cùng hệ trọng nên cần đảm
bảo tính đúng đắn cả về nội dung lẫn hình thức. Trên tinh thần đó, trong bài
này tôi cố gắng phân tích làm sáng tỏ có đúng là tên ‘nước VNDCCH’ là có vấn đề
về ngôn ngữ hay không.
1. Có lẽ ai cũng có thế thấy tiếng Việt
nói chung thành phần chính đi trước thành phần phụ. Trong giai đoạn
trước đây nền giáo dục nước ta mới vừa chuyển từ chữ Hán sang chữ ‘quốc ngữ’ và
việc sử dụng chữ ‘quốc ngữ’ thật sự chỉ trở nên phổ biến từ năm 1945 trở đi.
Trong giai đoạn phôi thai ấy việc ‘bê nguyên xi’ cách diễn đạt kiểu Hán (phụ
trước chính sau) vào tiếng Việt là điều dễ hiểu. Hơn nữa, lúc đó hầu như chưa
có công trình nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt nào. Chỉ cần lướt qua cái tựa
ngược của một trong những quyển ngữ pháp tiếng Việt đầu tiên là ‘Việt Nam
Văn Phạm’ (đáng lẽ là Văn phạm Việt Nam, xuất bản năm 1941 và đến
năm 1980 còn tái bản) và cách ghi chức danh ngược của một trong những tác giả
của nó là ‘Văn phạm học giáo sư, Sư phạm cao đẳng học đường cựu học
sinh’ (đáng lẽ là giáo sư ngữ pháp, cựu học sinh trường cao đẳng Sư phạm
[Pháp]) Phạm Duy Khiêm, cũng đủ thấy rằng cái mà chúng ta gọi là ‘Việt Nam
Văn phạm’ trước đây chỉ là một sự sao chép ngữ pháp Tây/Tàu chứ không thật sự
là ngữ pháp tiếng Việt. Dù vậy, cùng với sự phát triển trong việc nghiên cứu
tiếng Việt và trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, việc vay mượn ngày càng có ý thức
hơn nên tình trạng nói ngược, viết ngược đã giảm dần. Cứ đọc các sách báo cũ
thời Trương Vĩnh Kí, Huỳnh Tịnh Của, tới thời Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, tới
thời Tự Lực Văn Đoàn (lẽ ra phải Văn Đoàn Tự Lực), rồi thời trước 1975 ở cả 2
miền và sau 1975 đến nay ta sẽ thấy có sự phát triển rõ rệt. Chúng ta dần dần
vay mượn chữ Hán có ý thức hơn: chỉ mượn từ không mượn cấu trúc trừ khi cấu
trúc có tác dụng làm gọn gàng cách diễn đạt, ngay cả khi mượn từ cũng có ý thức
đảo lại theo trật tự của tiếng Việt, trừ những trường hợp gây nhầm lẫn, ví dụ ‘ý
dân’ thay vì ‘dân ý’, ‘kinh thánh’ thay vì ‘thánh kinh’,
‘phương Tây’ thay vì ‘Tây phương’, ‘ông lão’ thay vì ‘lão
ông’…. Trong tên gọi cũng có sự phát triển như thế, lúc đầu nào là
Gia Định báo, Nam kì nhựt trình, Đại Nam đăng cổ tùng báo, Hà thành ngọ báo, Hà
Nội báo, Đông Dương tạp chí, Nam Phong tạp chí, Tự lực văn đoàn,…. Việt Nam
quốc Dân đảng, Đông Dương Cộng sản đảng, Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh hội…, về
sau thành Tiểu thuyết thứ Bảy, tạp chí Bách Khoa, báo Thần Chung, báo Nhân dân…
Đảng Lao động VN, Đảng Dân chủ VN,... Trong bối cảnh đó. có vẻ tên nước VNDCCH
cũng đã theo trật tự ngược của chữ Hán và sau này chuyển thành trật tự xuôi
trong CH miền Nam VN hay trong CHXHCNVN.
2. Để thuyết phục hơn ta hãy xét thêm
trường hợp một đối tượng có có nhiều thuộc tính (hay một danh từ có nhiều định
ngữ) thì trật tự từ sẽ ra sao. Theo quan sát cá nhân, trong tiếng Việt nếu một
đối tượng có nhiều thuộc tính thì trật tự diễn đạt thường là đi từ thuộc tính
tổng quát dần tới thuộc tính cụ thể. Ví dụ tiệm cơm Việt Sài Gòn, tiệm cơm
Thái Krung Thep. Trong ví dụ này ta đi từ tiệm (cửa hàng) nói chung
tới tiệm bán món cụ thể hơn là cơm, rồi xác định cụ thể hơn là tiệm bán
cơm Việt/Thái, nhưng vẫn là một tiệm bán cơm Việt/Thái chung chung nào
đó; chính cái tên riêng cuối cùng Sài Gòn/Krung Thep xác định cụ
thể tiệm cơm ta muốn nói. Thực tế ngôn ngữ có những trường hợp một đối
tượng có nhiều thuộc tính nhưng không phải có tầng bậc đơn giản như trong ví dụ
vừa nêu mà có thể chỉ cùng một tầng hay pha trộn. Trong trường hợp các thuộc
tính chỉ cùng một tầng bậc thì tuỳ theo sự quan tâm của chúng ta mà có thể đặt
thuộc tính liên quan đứng trước. Ví dụ trong tên gọi trường trung học kĩ
thuật dân lập Cát Tiên, ta có 3 thuộc tính trung học, kĩ thuật và dân
lập cùng trực tiếp định tính cho trường nhưng theo 3 tiêu chí khác
nhau (bậc học/loại hình/nguồn kinh phí), nếu ta quan tâm hơn về nguồn kinh phí
chẳng hạn thì ta có thể đổi lại là trường dân lập [trung học kĩ thuật] Cát
Tiên... Tuy nhiên, khi ra văn bản chính thức quy định đặt tên các trong
trường hợp như thế này thì nên nhất hoán. Trước đây Bộ Giáo dục không chú ý
điều này (hoặc có thể do có 2 Bộ lo việc học) nên xảy ra trường hợp trường
Phổ thông trung học X nhưng lại là trường trung học kĩ thuật Y … rất
trái khoái.
Bây giờ trở lại với vấn đề của chúng ta
về tên nước. Với nước, ta có nhiều loại nước (nước Cộng hoà, Vương quốc… ), rồi
loại nước có thể có tính chất cụ thể (dân chủ/liên bang/nhân dân/XHCN…) và sau
cùng thuộc tính cụ thể tức là tên riêng của nước. Như vậy, viết nước Cộng
hoà Dân chủ Việt Nam, như phân tích bên trên, có vẻ là cách viết phù
hợp với trật tự trong tiếng Việt nhất mà cũng phù hợp với cách viết của các
ngôn ngữ khác (đối với tiếng có trật tự tự đảo ngược thì theo các thuộc tính sẽ
đi theo thứ tự ngược lại - từ cụ thể dần tới tổng quát). Đây cũng là cách mà ta
vẫn quen dùng để gọi các nước khác như Cộng hoà Pháp, Cộng hoà LB Đức, CH NDTH,
CHDCND Lào, Vương quốc Anh, Vương quốc Hồi giáo Brunei….
3. Ngoài ra, theo cách hiểu thông
thường thì Việt Nam, Pháp, Đức… là tên riêng của nước, còn những từ đi kèm theo
như’ Cộng Hoà, Dân Chủ, Nhân Dân, Liên bang, XHCN… ‘ nói lên thể chế/tính chất…
của nước chứ không phải của tên riêng. Chính vì vậy mà cả chính
ta lẫn người nước ngoài đều dịch ‘nước VNDCCH’ thành ‘Democratic
Republic of Vietnam’ (tiếng Anh – republic trong tiếng Anh là “nước [theo
chế độ] cộng hoà”), 越南民主共和国 (tiếng Trung: ‘Việt
Nam Dân Chủ Cộng hoà quốc’ chứ không phải ‘Cộng Hoà Dân Chủ Việt Nam
quốc’)… Một trường hợp hoàn toàn tương tư là Đông Đức trước đây có tên là ‘nước
Cộng hoà Dân chủ Đức’ (Democratic Republic of Germany). Nếu cho rằng
‘VNDCCH’ là đúng thì ta phải nói ‘nước Đức Dân chủ Cộng hoà’, hoặc tương tự
‘nước Lào Nhân dân Dân chủ Cộng hoà’ hay ‘nước miền Nam Việt nam Cộng hoà’… !
Tóm lại theo các phân tích trên, cách
gọi nước VNDCCH khá rõ là cách gọi sai lầm của quá khứ. Đó là cái sai phổ biến
của thời chuyển từ nền Nho học sang quốc ngữ mà chúng ta phải chấp nhận không
thể chỉnh sửa vì cái sai đó đã thuộc về lịch sử. Hiện nay việc sửa đổi hiến
pháp/dự thảo hiếp pháp mới đã tạo cho ta cơ hội để làm lại từ đầu, có lẽ ta nên
tận dụng cơ hội này để chỉnh lại/đặt mới tên nước (cũng như những điều khác)
cho đúng, không để sai sót xảy ra thêm một lần nữa.
Thành viên Uyên Nguyên hồi đáp:
Thật có chút rối rắm trong việc này , chỉ vì chuyện " quen mắt
thuận tai" ! Câu này ,UN cũng nói theo cách chung chung , chứ xét kỷ
thì, có khi quen mắt mà không thuận ...lý! VNDCCH , nghe và nhìn đều " quen mắt
thuận tai " , nhưng khi xét đến ngữ pháp rạch ròi ,thì lại không thuận .
UN cũng nghiêng về cách lý giải của anh Ba và anh Song , nhưng vẫn thấy ngờ ngợ...
trường hợp 1: Công hòa dân chủ Việt Nam( Nước Việt theo thể chế Dân chủ Cộng Hòa= Việt Nam dân chủ cộng hòa)
trường hợp 2: Đại Việt(Nước Việt Hùng mạnh= Việt Lớn)
* Nếu Việt lớn ( là đúng ngữ pháp Việt)
** Vậy sao VNDCCH ( lại không đúng ?)
Có thể đi sâu thêm một bước nữa trong lý giải không , bà con?
Coi như có dịp đào sâu ...
Cảm ơn mọi người
UN
Xin trích lại từ emails của bạn Uyên Nguyên, Trần Ba, Sông Trúc và Trần Tư Bình như sau:
________________
Thành viên Uyên Nguyên hỏi:
(1) Việt Nam dân chủ cộng hòa
(2) Cộng hòa dân chủ Việt Nam
Cách viết nào " Việt" hơn ( đúng ngữ pháp Việt Nam) ?
Xin cho biết ý kiến .
Cảm ơn
Uyên Nguyên
Thành viên Ba Tran góp ý:
Theo sự hiểu biết của cá nhân thì :
(1) Việt Nam dân chủ cộng hòa
gần với ngữ pháp Hán , theo Hán ngữ thì tên nuớc đi truớc rồi thể chế
đi sau như Trung Hoa Dân Quốc (Taiwan) , Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa
Quốc (Trung Cộng) , Mỹ Lợi Kiên Hợp Chủng Quốc (USA) , Pháp Lan Tây Cộng
Hòa Quốc (France) , Đại Hàn Dân Quốc ....
(2) Cộng hòa dân chủ Việt Nam thì nó mang tính Việt Nam hơn , vì
người Việt hay để tên nuớc ở sau thể chế , theo tôi nó cũng do phần ảnh
huởng ngữ pháp Tây học như cách gọi Republic of Singapore , United
States of America v.v...
Vài hàng trao đổi với UN và chúc Vui và Khỏe
Ba Tran
Thành viên tubinhtran góp ý:
Ý của tôi thì cách (1) " Việt" hơn ( đúng ngữ pháp Việt Nam).
Thành viên Sông Trúc góp ý:
https://docs.google.com/document/d/1UeTf_IPaYbFfu53krtEn469Ehz6MrfCG7Jyl0xFWlK8/edit?usp=sharing
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ hay CỘNG HOÀ DÂN CHỦ VIỆT NAM?
Trong bản dự thảo Hiếp pháp 2013 do một
nhóm các trí thức biên soạn có đề xuất tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
(VNDCCH). Tôi thống nhất với ý kiến đóng góp trên một số diễn đàn là vì lí
do đoàn kết, hoà giải hoà hợp toàn dân có lẽ không nên sử dụng thứ gì đã trở
thành biểu tượng riêng của một bên. Riêngvới cái tên nước VNDCCH, có lẽ còn một
lí do nữa về mặt ngôn ngữ mà như nhiều người đã chỉ ra là không đúng với trật
tự từ trong tiếng Việt. Hiến pháp là một bản văn vô cùng hệ trọng nên cần đảm
bảo tính đúng đắn cả về nội dung lẫn hình thức. Trên tinh thần đó, trong bài
này tôi cố gắng phân tích làm sáng tỏ có đúng là tên ‘nước VNDCCH’ là có vấn đề
về ngôn ngữ hay không.
1. Có lẽ ai cũng có thế thấy tiếng Việt
nói chung thành phần chính đi trước thành phần phụ. Trong giai đoạn
trước đây nền giáo dục nước ta mới vừa chuyển từ chữ Hán sang chữ ‘quốc ngữ’ và
việc sử dụng chữ ‘quốc ngữ’ thật sự chỉ trở nên phổ biến từ năm 1945 trở đi.
Trong giai đoạn phôi thai ấy việc ‘bê nguyên xi’ cách diễn đạt kiểu Hán (phụ
trước chính sau) vào tiếng Việt là điều dễ hiểu. Hơn nữa, lúc đó hầu như chưa
có công trình nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt nào. Chỉ cần lướt qua cái tựa
ngược của một trong những quyển ngữ pháp tiếng Việt đầu tiên là ‘Việt Nam
Văn Phạm’ (đáng lẽ là Văn phạm Việt Nam, xuất bản năm 1941 và đến
năm 1980 còn tái bản) và cách ghi chức danh ngược của một trong những tác giả
của nó là ‘Văn phạm học giáo sư, Sư phạm cao đẳng học đường cựu học
sinh’ (đáng lẽ là giáo sư ngữ pháp, cựu học sinh trường cao đẳng Sư phạm
[Pháp]) Phạm Duy Khiêm, cũng đủ thấy rằng cái mà chúng ta gọi là ‘Việt Nam
Văn phạm’ trước đây chỉ là một sự sao chép ngữ pháp Tây/Tàu chứ không thật sự
là ngữ pháp tiếng Việt. Dù vậy, cùng với sự phát triển trong việc nghiên cứu
tiếng Việt và trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, việc vay mượn ngày càng có ý thức
hơn nên tình trạng nói ngược, viết ngược đã giảm dần. Cứ đọc các sách báo cũ
thời Trương Vĩnh Kí, Huỳnh Tịnh Của, tới thời Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, tới
thời Tự Lực Văn Đoàn (lẽ ra phải Văn Đoàn Tự Lực), rồi thời trước 1975 ở cả 2
miền và sau 1975 đến nay ta sẽ thấy có sự phát triển rõ rệt. Chúng ta dần dần
vay mượn chữ Hán có ý thức hơn: chỉ mượn từ không mượn cấu trúc trừ khi cấu
trúc có tác dụng làm gọn gàng cách diễn đạt, ngay cả khi mượn từ cũng có ý thức
đảo lại theo trật tự của tiếng Việt, trừ những trường hợp gây nhầm lẫn, ví dụ ‘ý
dân’ thay vì ‘dân ý’, ‘kinh thánh’ thay vì ‘thánh kinh’,
‘phương Tây’ thay vì ‘Tây phương’, ‘ông lão’ thay vì ‘lão
ông’…. Trong tên gọi cũng có sự phát triển như thế, lúc đầu nào là
Gia Định báo, Nam kì nhựt trình, Đại Nam đăng cổ tùng báo, Hà thành ngọ báo, Hà
Nội báo, Đông Dương tạp chí, Nam Phong tạp chí, Tự lực văn đoàn,…. Việt Nam
quốc Dân đảng, Đông Dương Cộng sản đảng, Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh hội…, về
sau thành Tiểu thuyết thứ Bảy, tạp chí Bách Khoa, báo Thần Chung, báo Nhân dân…
Đảng Lao động VN, Đảng Dân chủ VN,... Trong bối cảnh đó. có vẻ tên nước VNDCCH
cũng đã theo trật tự ngược của chữ Hán và sau này chuyển thành trật tự xuôi
trong CH miền Nam VN hay trong CHXHCNVN.
2. Để thuyết phục hơn ta hãy xét thêm
trường hợp một đối tượng có có nhiều thuộc tính (hay một danh từ có nhiều định
ngữ) thì trật tự từ sẽ ra sao. Theo quan sát cá nhân, trong tiếng Việt nếu một
đối tượng có nhiều thuộc tính thì trật tự diễn đạt thường là đi từ thuộc tính
tổng quát dần tới thuộc tính cụ thể. Ví dụ tiệm cơm Việt Sài Gòn, tiệm cơm
Thái Krung Thep. Trong ví dụ này ta đi từ tiệm (cửa hàng) nói chung
tới tiệm bán món cụ thể hơn là cơm, rồi xác định cụ thể hơn là tiệm bán
cơm Việt/Thái, nhưng vẫn là một tiệm bán cơm Việt/Thái chung chung nào
đó; chính cái tên riêng cuối cùng Sài Gòn/Krung Thep xác định cụ
thể tiệm cơm ta muốn nói. Thực tế ngôn ngữ có những trường hợp một đối
tượng có nhiều thuộc tính nhưng không phải có tầng bậc đơn giản như trong ví dụ
vừa nêu mà có thể chỉ cùng một tầng hay pha trộn. Trong trường hợp các thuộc
tính chỉ cùng một tầng bậc thì tuỳ theo sự quan tâm của chúng ta mà có thể đặt
thuộc tính liên quan đứng trước. Ví dụ trong tên gọi trường trung học kĩ
thuật dân lập Cát Tiên, ta có 3 thuộc tính trung học, kĩ thuật và dân
lập cùng trực tiếp định tính cho trường nhưng theo 3 tiêu chí khác
nhau (bậc học/loại hình/nguồn kinh phí), nếu ta quan tâm hơn về nguồn kinh phí
chẳng hạn thì ta có thể đổi lại là trường dân lập [trung học kĩ thuật] Cát
Tiên... Tuy nhiên, khi ra văn bản chính thức quy định đặt tên các trong
trường hợp như thế này thì nên nhất hoán. Trước đây Bộ Giáo dục không chú ý
điều này (hoặc có thể do có 2 Bộ lo việc học) nên xảy ra trường hợp trường
Phổ thông trung học X nhưng lại là trường trung học kĩ thuật Y … rất
trái khoái.
Bây giờ trở lại với vấn đề của chúng ta
về tên nước. Với nước, ta có nhiều loại nước (nước Cộng hoà, Vương quốc… ), rồi
loại nước có thể có tính chất cụ thể (dân chủ/liên bang/nhân dân/XHCN…) và sau
cùng thuộc tính cụ thể tức là tên riêng của nước. Như vậy, viết nước Cộng
hoà Dân chủ Việt Nam, như phân tích bên trên, có vẻ là cách viết phù
hợp với trật tự trong tiếng Việt nhất mà cũng phù hợp với cách viết của các
ngôn ngữ khác (đối với tiếng có trật tự tự đảo ngược thì theo các thuộc tính sẽ
đi theo thứ tự ngược lại - từ cụ thể dần tới tổng quát). Đây cũng là cách mà ta
vẫn quen dùng để gọi các nước khác như Cộng hoà Pháp, Cộng hoà LB Đức, CH NDTH,
CHDCND Lào, Vương quốc Anh, Vương quốc Hồi giáo Brunei….
3. Ngoài ra, theo cách hiểu thông
thường thì Việt Nam, Pháp, Đức… là tên riêng của nước, còn những từ đi kèm theo
như’ Cộng Hoà, Dân Chủ, Nhân Dân, Liên bang, XHCN… ‘ nói lên thể chế/tính chất…
của nước chứ không phải của tên riêng. Chính vì vậy mà cả chính
ta lẫn người nước ngoài đều dịch ‘nước VNDCCH’ thành ‘Democratic
Republic of Vietnam’ (tiếng Anh – republic trong tiếng Anh là “nước [theo
chế độ] cộng hoà”), 越南民主共和国 (tiếng Trung: ‘Việt
Nam Dân Chủ Cộng hoà quốc’ chứ không phải ‘Cộng Hoà Dân Chủ Việt Nam
quốc’)… Một trường hợp hoàn toàn tương tư là Đông Đức trước đây có tên là ‘nước
Cộng hoà Dân chủ Đức’ (Democratic Republic of Germany). Nếu cho rằng
‘VNDCCH’ là đúng thì ta phải nói ‘nước Đức Dân chủ Cộng hoà’, hoặc tương tự
‘nước Lào Nhân dân Dân chủ Cộng hoà’ hay ‘nước miền Nam Việt nam Cộng hoà’… !
Tóm lại theo các phân tích trên, cách
gọi nước VNDCCH khá rõ là cách gọi sai lầm của quá khứ. Đó là cái sai phổ biến
của thời chuyển từ nền Nho học sang quốc ngữ mà chúng ta phải chấp nhận không
thể chỉnh sửa vì cái sai đó đã thuộc về lịch sử. Hiện nay việc sửa đổi hiến
pháp/dự thảo hiếp pháp mới đã tạo cho ta cơ hội để làm lại từ đầu, có lẽ ta nên
tận dụng cơ hội này để chỉnh lại/đặt mới tên nước (cũng như những điều khác)
cho đúng, không để sai sót xảy ra thêm một lần nữa.
Thành viên Uyên Nguyên hồi đáp:
Thật có chút rối rắm trong việc này , chỉ vì chuyện " quen mắt
thuận tai" ! Câu này ,UN cũng nói theo cách chung chung , chứ xét kỷ
thì, có khi quen mắt mà không thuận ...lý! VNDCCH , nghe và nhìn đều " quen mắt
thuận tai " , nhưng khi xét đến ngữ pháp rạch ròi ,thì lại không thuận .
UN cũng nghiêng về cách lý giải của anh Ba và anh Song , nhưng vẫn thấy ngờ ngợ...
trường hợp 1: Công hòa dân chủ Việt Nam( Nước Việt theo thể chế Dân chủ Cộng Hòa= Việt Nam dân chủ cộng hòa)
trường hợp 2: Đại Việt(Nước Việt Hùng mạnh= Việt Lớn)
* Nếu Việt lớn ( là đúng ngữ pháp Việt)
** Vậy sao VNDCCH ( lại không đúng ?)
Có thể đi sâu thêm một bước nữa trong lý giải không , bà con?
Coi như có dịp đào sâu ...
Cảm ơn mọi người
UN
_________________
Chữ Việt Nhanh
http://chuvietnhanh.sf.net
Re: Cách viết nào " Việt" hơn ( đúng ngữ pháp Việt Nam) ?
Hi!
Theo tôi thì cách viết "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa" thì đúng ngữ pháp Việt Nam hơn. Tôi thấy rằng: Việt Nam (Danh từ riêng) chỉ một quốc gia, dân tộc Việt Nam + Dân chủ (danh từ kết hợp) + Cộng Hòa (Danh từ chung). Cách ghép này rât hợp lý.
Theo tôi thì cách viết "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa" thì đúng ngữ pháp Việt Nam hơn. Tôi thấy rằng: Việt Nam (Danh từ riêng) chỉ một quốc gia, dân tộc Việt Nam + Dân chủ (danh từ kết hợp) + Cộng Hòa (Danh từ chung). Cách ghép này rât hợp lý.
kieutruonglam- Tổng số bài gửi : 10
Join date : 08/12/2012
Age : 38
Đến từ : Phu Yen
Re: Cách viết nào " Việt" hơn ( đúng ngữ pháp Việt Nam) ?
Tôi xin lý giải vài điểm vì sao theo ý tôi cách (1) Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thì " Việt" hơn (đúng ngữ pháp Việt Nam).
1. Tôi đồng ý với điều Sông Trúc đã viết “Có lẽ ai cũng có thế
thấy tiếng Việt nói chung thành phần chính đi trước thành phần phụ".
Vì vậy, viết Nước “Việt nam Dân chủ Cộng hòa” thì hợp với
ngữ pháp Việt hơn.
Lý do: nguyên nhóm chữ “Việt nam Dân chủ Cộng hòa” làm tính
từ, bổ nghĩa cho chữ “nước”. Trong nhóm từ ấy, theo ngữ pháp Việt thì từ nào
quan trọng nhất thường được đặt gần nhất chữ mà chúng muốn bổ nghĩa. Trong nhóm từ VNDCCH thì từ quan trọng nhất chính là từ “Việt Nam” vì nó nói rõ đặc tính quan trọng nhất cho chữ "nước".
VNDCCH gồm 3 từ ghép lại là: Việt nam, Dân chủ, Cộng hòa. Giả
như ta bỏ bớt từ "Dân chủ", chỉ còn VNCH ; hoặc chỉ bỏ từ "Cộng hòa" chỉ còn
VNDC; hoặc thậm chí bỏ cả 2 từ "Dân chủ" và "Cộng hòa" chỉ lại từ VN, thì vật thể mà ta đang
đề cập vẫn còn là một vật thể (nước, quốc gia) dù nước VN đang đề cập có thể hiểu
ở dạng hơi khác.
Còn như bỏ đi từ VN, chỉ còn lại “Dân chủ Cộng hòa” thì nhóm
chữ trở thành vô nghĩa trong nhiệm vụ bổ sung cho từ "Nước". Nước DCCH không còn là 1 vật thể mà ta đang đề cập đến.
2. Sở dĩ người Trung Hoa khi viết về nước VNDCCH họ viết共和民主越南国
(tiếng Trung: ‘Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà quốc’ chứ không phải
‘Cộng Hoà Dân Chủ Việt Nam quốc’). Đó là vì họ đã đặt chữ quốc (nước) ở đằng sau và
nguyên nhóm từ “Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà” chỉ có nhiệm vụ bổ sung nghĩa, làm
tính từ (adjective) cho chữ “quốc”.
Giả sử vào năm 1945, tên nước VN không phải là “Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà” mà “Cộng
Hoà Dân Chủ Việt Nam” thì người Hoa khi viết về nước VN họ cũng sẽ phải viết là
“Cộng Hoà Dân Chủ Việt Nam quốc”.
3. Các nhóm từ: Tiểu thuyết thứ Bảy, tạp chí Bách Khoa, báo
Thần Chung, báo Nhân dân… Đảng Công sản VN, Đảng Lao động VN, Đảng Dân chủ
VN,...là cách nói “Việt” hơn.
Xét ví dụ Đảng “Lao động VN” trong nhóm từ “Lao động VN” thì
tính từ “Lao động” là quan trọng nhất để nói rõ tính chất của đảng này, do đó
chữ “Lao động” đặt trước chữ VN.
4. Nay xét đến tên Trường Trung học Phổ Thông Lý Thường Kiệt
thì từ nào là chính? Từ chính là Trung Học. Vì sao?
THPTLTK gồm 3 từ ghép lại là: Trung học, Phổ Thông và Lý Thường
Kiệt. Giả như ta chỉ bỏ bớt từ Phổ thông, chỉ còn THLTK ; hoặc chỉ bỏ từ Lý Thường
Kiệt chỉ còn THPT; hoặc bỏ cả 2 từ Phổ Thông và Lý Thường Kiệt chỉ lại từ TH,
thì vật thể mà ta đang đề cập vẫn còn là vật thể (trường trung học) dù trường
trung học đang đề cập có thể còn mơ hồ chung chung.
Nếu như bỏ đi từ Trung học, chỉ còn lại Phổ Thông Lý Thường
Kiệt thì nhóm chữ trở thành 1 vật thể khác hẳn với mà ta muốn đề cập đến.
Từ “Việt Nam” tuy cũng là danh từ riêng như từ “Lý thường Kiệt”
nhưng trong danh xưng “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” thì từ “Việt Nam” nếu đứng một
mình, ta vẫn hiễu là nước VN. Còn trong danh xưng “Trung học Phổ Thông Lý Thường
Kiệt” nếu từ “Lý Thường Kiệt” đứng một mình thì ta hiểu là vị tướng LTK, chứ
không thể hiễu là trường LTK hoặc đường LTK.
Chính vì cấu trúc danh xưng “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” có
khác với cấu trúc danh xưng “Trung học Phổ Thông Lý Thường Kiệt” nên tôi vẫn
thiển nghĩ danh xưng “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” thì ‘Việt” hơn là danh xưng “Cộng
hòa Dân chủ Việt Nam”.
1. Tôi đồng ý với điều Sông Trúc đã viết “Có lẽ ai cũng có thế
thấy tiếng Việt nói chung thành phần chính đi trước thành phần phụ".
Vì vậy, viết Nước “Việt nam Dân chủ Cộng hòa” thì hợp với
ngữ pháp Việt hơn.
Lý do: nguyên nhóm chữ “Việt nam Dân chủ Cộng hòa” làm tính
từ, bổ nghĩa cho chữ “nước”. Trong nhóm từ ấy, theo ngữ pháp Việt thì từ nào
quan trọng nhất thường được đặt gần nhất chữ mà chúng muốn bổ nghĩa. Trong nhóm từ VNDCCH thì từ quan trọng nhất chính là từ “Việt Nam” vì nó nói rõ đặc tính quan trọng nhất cho chữ "nước".
VNDCCH gồm 3 từ ghép lại là: Việt nam, Dân chủ, Cộng hòa. Giả
như ta bỏ bớt từ "Dân chủ", chỉ còn VNCH ; hoặc chỉ bỏ từ "Cộng hòa" chỉ còn
VNDC; hoặc thậm chí bỏ cả 2 từ "Dân chủ" và "Cộng hòa" chỉ lại từ VN, thì vật thể mà ta đang
đề cập vẫn còn là một vật thể (nước, quốc gia) dù nước VN đang đề cập có thể hiểu
ở dạng hơi khác.
Còn như bỏ đi từ VN, chỉ còn lại “Dân chủ Cộng hòa” thì nhóm
chữ trở thành vô nghĩa trong nhiệm vụ bổ sung cho từ "Nước". Nước DCCH không còn là 1 vật thể mà ta đang đề cập đến.
2. Sở dĩ người Trung Hoa khi viết về nước VNDCCH họ viết共和民主越南国
(tiếng Trung: ‘Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà quốc’ chứ không phải
‘Cộng Hoà Dân Chủ Việt Nam quốc’). Đó là vì họ đã đặt chữ quốc (nước) ở đằng sau và
nguyên nhóm từ “Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà” chỉ có nhiệm vụ bổ sung nghĩa, làm
tính từ (adjective) cho chữ “quốc”.
Giả sử vào năm 1945, tên nước VN không phải là “Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà” mà “Cộng
Hoà Dân Chủ Việt Nam” thì người Hoa khi viết về nước VN họ cũng sẽ phải viết là
“Cộng Hoà Dân Chủ Việt Nam quốc”.
3. Các nhóm từ: Tiểu thuyết thứ Bảy, tạp chí Bách Khoa, báo
Thần Chung, báo Nhân dân… Đảng Công sản VN, Đảng Lao động VN, Đảng Dân chủ
VN,...là cách nói “Việt” hơn.
Xét ví dụ Đảng “Lao động VN” trong nhóm từ “Lao động VN” thì
tính từ “Lao động” là quan trọng nhất để nói rõ tính chất của đảng này, do đó
chữ “Lao động” đặt trước chữ VN.
4. Nay xét đến tên Trường Trung học Phổ Thông Lý Thường Kiệt
thì từ nào là chính? Từ chính là Trung Học. Vì sao?
THPTLTK gồm 3 từ ghép lại là: Trung học, Phổ Thông và Lý Thường
Kiệt. Giả như ta chỉ bỏ bớt từ Phổ thông, chỉ còn THLTK ; hoặc chỉ bỏ từ Lý Thường
Kiệt chỉ còn THPT; hoặc bỏ cả 2 từ Phổ Thông và Lý Thường Kiệt chỉ lại từ TH,
thì vật thể mà ta đang đề cập vẫn còn là vật thể (trường trung học) dù trường
trung học đang đề cập có thể còn mơ hồ chung chung.
Nếu như bỏ đi từ Trung học, chỉ còn lại Phổ Thông Lý Thường
Kiệt thì nhóm chữ trở thành 1 vật thể khác hẳn với mà ta muốn đề cập đến.
Từ “Việt Nam” tuy cũng là danh từ riêng như từ “Lý thường Kiệt”
nhưng trong danh xưng “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” thì từ “Việt Nam” nếu đứng một
mình, ta vẫn hiễu là nước VN. Còn trong danh xưng “Trung học Phổ Thông Lý Thường
Kiệt” nếu từ “Lý Thường Kiệt” đứng một mình thì ta hiểu là vị tướng LTK, chứ
không thể hiễu là trường LTK hoặc đường LTK.
Chính vì cấu trúc danh xưng “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” có
khác với cấu trúc danh xưng “Trung học Phổ Thông Lý Thường Kiệt” nên tôi vẫn
thiển nghĩ danh xưng “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” thì ‘Việt” hơn là danh xưng “Cộng
hòa Dân chủ Việt Nam”.
_________________
Chữ Việt Nhanh
http://chuvietnhanh.sf.net
Re: Cách viết nào " Việt" hơn ( đúng ngữ pháp Việt Nam) ?
Theo tôi đây là một vấn đề ngôn ngữ không quá phức tạp nhưng thói quen sử dụng đã gây ra nhiều ngộ nhận. Chính vì vậy mà có nhiều ý kiến khác biệt và theo quan sát của tôi có vẻ ý kiến nghiêng về cách 1 hơi nhỉn hơn. Tôi đã trình bày cách nhìn của mình về điều này nên trong phản hồi này tôi chỉ thử tìm cách giải thích vì sao lại có sự khác biệt ý kiến như vậy.
Có lẽ ai cũng thấy rằng việc đặt/gọi tên riêng là khá đơn giản, hầu như không có vấn đề tạo ra tranh cãi. Và có lẽ mọi người đều đồng ý rằng cái cốt yếu của tên gọi là giúp ta phân biệt/nhận diện cá thể (người, vật, cơ quan, tổ chức…) đang xét với các cá thể khác. Tuy nhiên tình hình có vẻ hơi rắc rối hơn khi chúng ta chuyển từ tên riêng sang tên gọi đầy đủ. Với tên gọi đầy đủ của một cá thể, ý tôi muốn nói tới tên gọi của cá thể đó có kèm theo các chức danh/danh hiệu/ thuộc tính…
Ví dụ:
- Lí Thường Kiệt là tên riêng (của người, đơn vị, trưòng học…) có thể có tên gọi đầy đủ là Thái uý Lí Thường Kiệt, Phụ quốc Thượng tướng quân Lí Thường Kiệt, Tiểu đoàn Thiết giáp Lí Thường Kiệt, trường THPT Lí Thường Kiệt…
- Hà Nội là tên riêng (của một vùng địa lí, cơ quan…) có thể có tên đầy đủ là Thủ đô Hà Nội, Bưu Điện Hà Nội, Sở Giáo dục Hà Nội…
Từ mấy ví dụ về tên gọi mà có lẽ mọi người đều chấp nhận nêu trên, có thể thấy tên đầy đủ của cá thể gồm hai phần: phần từ chỉ ‘loại’ của cá thể đó (trong tên đầy đủ trường PTTH Lí Thường Kiệt thì phần này là trường) có thể có kèm theo các từ mô tả thêm về ‘loại’ của cá thể này (trong ví dụ vừa nêu là TH và PT) và phần tên riêng. Xin nói thêm, tên riêng có lẽ là thành phần quan trọng nhất vì nó giúp phân biệt cá thể này với cá thể khác, nhất là với các cá thể cùng loại. Trong một ngữ cảnh nói về các trường THPT, người ta hoàn toàn có thể bỏ phần bổ nghĩa (PT, TH) chỉ nói trường Lí Thường Kiệt, hoặc thậm chí bỏ luôn danh từ chỉ ‘loại’ (trường) và chỉ cần nói Lí Thường Kiệt là người nghe biết ngay ta muốn nói đến điều gì. Và lưu ý rằng tên riêng bao giờ cũng đứng ở vị trí cuối cùng theo như một nhận xét tôi đã nêu trong bài post (trong tiếng Việt nếu một đối tượng có nhiều thuộc tính thì trật tự diễn đạt thường là đi từ thuộc tính tổng quát dần tới thuộc tính cụ thể) vì rõ ràng tên riêng là thuộc tính cụ thể nhất trong các thuộc tính khác của cá thể đang được nói tới. Hơn nữa, trong tiếng Việt có một quy tắc là các từ ngữ nối tiếp nhau theo một trật tự mà mỗi từ đi sau làm rõ ý nghĩa của từ đi trước hay của một trong những từ đi trước. Trong ví dụ này ta có thể làm rõ hơn đối tượng đang bàn bằng cách lần lượt đặt các câu hỏi: trường [cấp] nào?(- trung học), Trường trung học [loại] gì? (- phổ thông), Trường trung học phổ thông nào? (-Lí Thường Kiệt). Chuổi câu hỏi tới đây là dừng vì cá thể muốn nói đã hoàn toàn xác định, không thể hỏi thêm gì nữa (câu hỏi trường PTTH LTK nào/gì? là hoàn toàn vô nghĩa ví nó đã được xác định hoàn toàn qua các câu hỏi đứng trước).
Với tên riêng thì trật tự từ có thể theo ý người đặt tên (có thể không cần phải theo quy tắc ngữ pháp, chính tả, ví dụ thay vì chọn Lí Thường Kiệt tôi có thể chọn chẳng hạn Hĩu Ngỵ [đúng chính tả phải là Hữu Nghị]) nhưng thông thường ít ai làm như vậy. Cũng lưu ý rằng tên riêng do chúng ta chọn nên chúng ta có thể hoàn toàn lấy một thuộc tính chỉ 'loại' của cá thể đang bàn để đưa vào tên riêng, chẳng hạn ta có thể có tên riêng của một trường là “Gia Long Phổ Thông” (‘phổ thông’ là một thuộc tính của trường) và có tên đầy đủ chẳng hạn là trường THPT Gia Long Phổ Thông. Tuy nhiên, chắc không ai đặt một cái tên riêng rối rắm như vậy, khi cần chỉ đặt ‘Gia Long A’, ‘Gia Long B’, ‘Gia Long Bắc’, Gia Long Thượng’ hay đại loại như thế mà thôi.
Bây giờ trở lại tên nước. Trước hết xét các ví dụ có lẽ không có tranh cãi sau:
- [Nước]* Cộng Hoà Pháp là tên đầy đủ với tên riêng là Pháp
- Liên bang Malaysia là tên đầy đủ với tên riêng là Malaysia
- Vương quốc Anh là tên đầy đủ với tên riêng là Anh
- Vương quốc Hồi giáo Brunei là tên đầy đủ với tên riêng là Brunei
- [Nước] Cộng Hoà Dân Chủ Đức là tên đầy đủ với tên riêng là Đức
- [Nước] Cộng Hoà Liên bang Nga là tên đầy đủ với tên riêng là Nga
- [Nước] Cộng hoà XHCN Sri Lanka là tên đầy đủ với tên riêng là Sri Lanka
- [Nước] Cộng hoà Dân Chủ Nhân dân Triều Tiên là tên đầy đủ với tên riêng là Triều Tiên
Rõ ràng cách cấu tạo của tên đầy đủ các nước vừa nêu hoàn toàn theo đúng với cách cấu tạo của tên đầy đủ nói chung đã trình bày trên. Phần từ chỉ 'loại ' ([nước] Cộng hoà/Vương quốc/Liên bang) có kèm theo một thuộc tính (Liên bang/Dân chủ/Hồi giáo/XHCN) hoặc hai thuộc tính (Dân chủ, Nhân dân) đi trước và tên riêng nằm cuối cùng (Pháp, Anh, Nga...)
Về trường hợp cụ thể tên nước ta hồi 1945 là [nước] VNDCCH. Chúng ta có 2 cách nhìn:
- Tên gọi này là tên nước đầy đủ nhưng chịu ảnh hưởng ngữ pháp Tàu: tên đúng phải là [nước] CHDCVN (tôi đã nêu và đã bàn khá kĩ nên không nói thêm gì ở đây).
- Tên gọi này đúng theo ngữ pháp tiếng Việt: trong trường hợp này thì cả nhóm từ ‘VNDCCH’ phải là tên riêng của nước và phần chỉ loại chỉ là ‘nước’ không kèm theo bất cứ từ chỉ thuộc tính nào. Và khi đó nếu dịch sang tiếng Hoa sẽ thành “VNDCCH” quốc ”越南民主共和”国 với VNDCCH để trong ngoặc kép vì nếu không sẽ được hiểu thành nước CHDCVN (theo ngữ pháp của họ) và khi dịch ngược lại cũng thành nước CHDCVN (theo ngữ pháp tiếng Việt). Nhưng tôi e rằng đây không phải là cách nghĩ của những người đề xuất tên này và cũng không phù hợp với thực tế diễn giải của mọi người từ lãnh đạo cho tới các trí thức về tên này. Có lẽ tất cả đều cho rằng tên này thể hiện rằng nước VN lúc đó là một nước theo thể chế Cộng hoà, Dân chủ (tức là tên đầy đủ đúng phải là nước CHDC VN – khoảng trống giữa CHDC và VN là cố ý) .** Trong quan hệ với nước ngoài kể cả trong các văn bản kí kết với họ, chính phủ VN cũng dịch và chẳng bao giờ phản đối nước khác dịch tên nước theo ý nghĩa này, chẳng hạn tiếng Anh là Democratic Republic of Vietnam, tiếng Pháp République démocratique du Vietnam mà khi chuyển lại tiếng Việt theo đúng ngữ pháp đều là nước CHDCVN.
Hi vọng các ý kiến này làm vấn đề đang bàn sang tỏ hơn một ti .
-------------------------------------------
* Trong tiếng Anh từ Republic (n) có nghĩa là nước/nền cộng hoà. Cộng hoà trong TV vốn là một tính từ nhưng hiện nay hình như đang có khuynh hướng dùng nó như một danh từ (giống như lái xe vốn là ngữ động từ nhưng nay có xu hướng dùng làm danh từ với nghĩa ‘driver’). Vì thế trong các ví dụ có nước cộng hoà, từ nước được đặt trong ngoặc vuông [].
**Trường hợp cho rằng nước VN lúc đó theo thể chế CH, DC và có tên riêng là ‘VNDCCH’ thì theo như trình bày trên tên đầy đủ phải là nước CHDC VNDCCH tương tư như cái tên vụng về trường THPT Gia Long Phổ Thông mà tôi đã ví dụ bên trên.
Có lẽ ai cũng thấy rằng việc đặt/gọi tên riêng là khá đơn giản, hầu như không có vấn đề tạo ra tranh cãi. Và có lẽ mọi người đều đồng ý rằng cái cốt yếu của tên gọi là giúp ta phân biệt/nhận diện cá thể (người, vật, cơ quan, tổ chức…) đang xét với các cá thể khác. Tuy nhiên tình hình có vẻ hơi rắc rối hơn khi chúng ta chuyển từ tên riêng sang tên gọi đầy đủ. Với tên gọi đầy đủ của một cá thể, ý tôi muốn nói tới tên gọi của cá thể đó có kèm theo các chức danh/danh hiệu/ thuộc tính…
Ví dụ:
- Lí Thường Kiệt là tên riêng (của người, đơn vị, trưòng học…) có thể có tên gọi đầy đủ là Thái uý Lí Thường Kiệt, Phụ quốc Thượng tướng quân Lí Thường Kiệt, Tiểu đoàn Thiết giáp Lí Thường Kiệt, trường THPT Lí Thường Kiệt…
- Hà Nội là tên riêng (của một vùng địa lí, cơ quan…) có thể có tên đầy đủ là Thủ đô Hà Nội, Bưu Điện Hà Nội, Sở Giáo dục Hà Nội…
Từ mấy ví dụ về tên gọi mà có lẽ mọi người đều chấp nhận nêu trên, có thể thấy tên đầy đủ của cá thể gồm hai phần: phần từ chỉ ‘loại’ của cá thể đó (trong tên đầy đủ trường PTTH Lí Thường Kiệt thì phần này là trường) có thể có kèm theo các từ mô tả thêm về ‘loại’ của cá thể này (trong ví dụ vừa nêu là TH và PT) và phần tên riêng. Xin nói thêm, tên riêng có lẽ là thành phần quan trọng nhất vì nó giúp phân biệt cá thể này với cá thể khác, nhất là với các cá thể cùng loại. Trong một ngữ cảnh nói về các trường THPT, người ta hoàn toàn có thể bỏ phần bổ nghĩa (PT, TH) chỉ nói trường Lí Thường Kiệt, hoặc thậm chí bỏ luôn danh từ chỉ ‘loại’ (trường) và chỉ cần nói Lí Thường Kiệt là người nghe biết ngay ta muốn nói đến điều gì. Và lưu ý rằng tên riêng bao giờ cũng đứng ở vị trí cuối cùng theo như một nhận xét tôi đã nêu trong bài post (trong tiếng Việt nếu một đối tượng có nhiều thuộc tính thì trật tự diễn đạt thường là đi từ thuộc tính tổng quát dần tới thuộc tính cụ thể) vì rõ ràng tên riêng là thuộc tính cụ thể nhất trong các thuộc tính khác của cá thể đang được nói tới. Hơn nữa, trong tiếng Việt có một quy tắc là các từ ngữ nối tiếp nhau theo một trật tự mà mỗi từ đi sau làm rõ ý nghĩa của từ đi trước hay của một trong những từ đi trước. Trong ví dụ này ta có thể làm rõ hơn đối tượng đang bàn bằng cách lần lượt đặt các câu hỏi: trường [cấp] nào?(- trung học), Trường trung học [loại] gì? (- phổ thông), Trường trung học phổ thông nào? (-Lí Thường Kiệt). Chuổi câu hỏi tới đây là dừng vì cá thể muốn nói đã hoàn toàn xác định, không thể hỏi thêm gì nữa (câu hỏi trường PTTH LTK nào/gì? là hoàn toàn vô nghĩa ví nó đã được xác định hoàn toàn qua các câu hỏi đứng trước).
Với tên riêng thì trật tự từ có thể theo ý người đặt tên (có thể không cần phải theo quy tắc ngữ pháp, chính tả, ví dụ thay vì chọn Lí Thường Kiệt tôi có thể chọn chẳng hạn Hĩu Ngỵ [đúng chính tả phải là Hữu Nghị]) nhưng thông thường ít ai làm như vậy. Cũng lưu ý rằng tên riêng do chúng ta chọn nên chúng ta có thể hoàn toàn lấy một thuộc tính chỉ 'loại' của cá thể đang bàn để đưa vào tên riêng, chẳng hạn ta có thể có tên riêng của một trường là “Gia Long Phổ Thông” (‘phổ thông’ là một thuộc tính của trường) và có tên đầy đủ chẳng hạn là trường THPT Gia Long Phổ Thông. Tuy nhiên, chắc không ai đặt một cái tên riêng rối rắm như vậy, khi cần chỉ đặt ‘Gia Long A’, ‘Gia Long B’, ‘Gia Long Bắc’, Gia Long Thượng’ hay đại loại như thế mà thôi.
Bây giờ trở lại tên nước. Trước hết xét các ví dụ có lẽ không có tranh cãi sau:
- [Nước]* Cộng Hoà Pháp là tên đầy đủ với tên riêng là Pháp
- Liên bang Malaysia là tên đầy đủ với tên riêng là Malaysia
- Vương quốc Anh là tên đầy đủ với tên riêng là Anh
- Vương quốc Hồi giáo Brunei là tên đầy đủ với tên riêng là Brunei
- [Nước] Cộng Hoà Dân Chủ Đức là tên đầy đủ với tên riêng là Đức
- [Nước] Cộng Hoà Liên bang Nga là tên đầy đủ với tên riêng là Nga
- [Nước] Cộng hoà XHCN Sri Lanka là tên đầy đủ với tên riêng là Sri Lanka
- [Nước] Cộng hoà Dân Chủ Nhân dân Triều Tiên là tên đầy đủ với tên riêng là Triều Tiên
Rõ ràng cách cấu tạo của tên đầy đủ các nước vừa nêu hoàn toàn theo đúng với cách cấu tạo của tên đầy đủ nói chung đã trình bày trên. Phần từ chỉ 'loại ' ([nước] Cộng hoà/Vương quốc/Liên bang) có kèm theo một thuộc tính (Liên bang/Dân chủ/Hồi giáo/XHCN) hoặc hai thuộc tính (Dân chủ, Nhân dân) đi trước và tên riêng nằm cuối cùng (Pháp, Anh, Nga...)
Về trường hợp cụ thể tên nước ta hồi 1945 là [nước] VNDCCH. Chúng ta có 2 cách nhìn:
- Tên gọi này là tên nước đầy đủ nhưng chịu ảnh hưởng ngữ pháp Tàu: tên đúng phải là [nước] CHDCVN (tôi đã nêu và đã bàn khá kĩ nên không nói thêm gì ở đây).
- Tên gọi này đúng theo ngữ pháp tiếng Việt: trong trường hợp này thì cả nhóm từ ‘VNDCCH’ phải là tên riêng của nước và phần chỉ loại chỉ là ‘nước’ không kèm theo bất cứ từ chỉ thuộc tính nào. Và khi đó nếu dịch sang tiếng Hoa sẽ thành “VNDCCH” quốc ”越南民主共和”国 với VNDCCH để trong ngoặc kép vì nếu không sẽ được hiểu thành nước CHDCVN (theo ngữ pháp của họ) và khi dịch ngược lại cũng thành nước CHDCVN (theo ngữ pháp tiếng Việt). Nhưng tôi e rằng đây không phải là cách nghĩ của những người đề xuất tên này và cũng không phù hợp với thực tế diễn giải của mọi người từ lãnh đạo cho tới các trí thức về tên này. Có lẽ tất cả đều cho rằng tên này thể hiện rằng nước VN lúc đó là một nước theo thể chế Cộng hoà, Dân chủ (tức là tên đầy đủ đúng phải là nước CHDC VN – khoảng trống giữa CHDC và VN là cố ý) .** Trong quan hệ với nước ngoài kể cả trong các văn bản kí kết với họ, chính phủ VN cũng dịch và chẳng bao giờ phản đối nước khác dịch tên nước theo ý nghĩa này, chẳng hạn tiếng Anh là Democratic Republic of Vietnam, tiếng Pháp République démocratique du Vietnam mà khi chuyển lại tiếng Việt theo đúng ngữ pháp đều là nước CHDCVN.
Hi vọng các ý kiến này làm vấn đề đang bàn sang tỏ hơn một ti .
-------------------------------------------
* Trong tiếng Anh từ Republic (n) có nghĩa là nước/nền cộng hoà. Cộng hoà trong TV vốn là một tính từ nhưng hiện nay hình như đang có khuynh hướng dùng nó như một danh từ (giống như lái xe vốn là ngữ động từ nhưng nay có xu hướng dùng làm danh từ với nghĩa ‘driver’). Vì thế trong các ví dụ có nước cộng hoà, từ nước được đặt trong ngoặc vuông [].
**Trường hợp cho rằng nước VN lúc đó theo thể chế CH, DC và có tên riêng là ‘VNDCCH’ thì theo như trình bày trên tên đầy đủ phải là nước CHDC VNDCCH tương tư như cái tên vụng về trường THPT Gia Long Phổ Thông mà tôi đã ví dụ bên trên.
Sông Trúc- Tổng số bài gửi : 27
Join date : 22/11/2012
Re: Cách viết nào " Việt" hơn ( đúng ngữ pháp Việt Nam) ?
Xin giới thiệu bài viết sau đây có phần nào cùng chủ đề của tác giả Nguyễn Gia Kiểng đăng trên Thông Luận.
Trên cơ bản, tôi đồng ý với các phân tích của tác giả. Tuy nhiên, tôi thấy tác giả chưa thật công bằng khi nói "Cụm từ sai ngữ pháp này là do ông Hồ Chí Minh ở nước ngoài quá lâu nên không còn nắm vững tiếng Việt" dù tác giả đã có nhận xét hoàn toàn đúng là " ở thời điểm 1945 khi ảnh hưởng của tiếng Trung Quốc trên tiếng Việt còn quá nặng" và tới thời điểm 1956 "quốc hiệu Việt Nam Cộng Hòa (cũng sai ngữ pháp như Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa)". Với thực tế tiếng Việt còn chịu ảnh hưởng tiếng Tàu rất nặng, thậm chí cho tới hiện nay nhiều người vẫn còn sính cách nói như Úc Châu, Tối cao pháp viện, tổng thống phủ, chính trị bộ, trưng cầuu dân ý, đồng hương hội, thánh kinh... (thay vì châu Úc, toà án tối cao, phủ tổng thống, bộ chính trị, trưng cầu ý dân, hội đồng hương, kinh thánh ...) và cho rằng nói như thế mới 'oai'. Hơn nữa, việc chọn quốc hiệu cũng phải thông qua tập thể, trong đó cũng có nhiều người trí thức trong nước (dù không phủ nhân vai ý kiến của lãnh đạo thường có trọng lượng nhất) và lưu ý với hầu hết các tên gọi cùng thời và ngay sau đó cũng sai ngữ pháp (Việt Nam quốc dân đảng, VNCMĐM Hội, thủ tướng phủ...), tôi cho rằng sẽ công bình hơn khi nói chỗ sai ngữ pháp trong tên nước ở cả 2 miền (và nhiều thứ khác) lúc đó chủ yếu là do chịu ành hưởng của tiếng Tàu hơn là từ nhược điểm của HCM.
Tôi cũng có một còm ở bài viết này là tôi nghĩ tên gọi nước ta tương lai nên là Cộng hoà VIỆT thay vì Cộng hoà Việt NAM như tác giả đề nghị vì từ Nam vốn là tàn tích của thời chư hầu triều cống. Dù có ý thức hay không khi dùng từ NAM ta đã mặc nhận Tàu là trung tâm. Không mắc mớ gì một nước độc lập mà lại xem một nước khác dù lớn thế nào là trung tâm so với mình.
------------------------------------------------------------------
Trở lại quốc hiệu Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa?
“ ...Chế độ toàn trị sẽ cáo chung và sắp cáo chung. Việt Nam sẽ là một nước dân chủ đa nguyên với quốc hiệu Cộng Hòa Việt Nam. Không thể khác...”
Nhiều nguồn tin cho thấy là đang có dự định bỏ tên nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam để trở lại với quốc hiệu Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Ủy Ban Sửa Đổi Hiến Pháp cũng đã ghi nhận đề nghị này như một trong những vấn đề để biểu quyết với nhận xét thuận lợi. Nếu đúng như thế thì chỉ là thay thế một sai lầm bằng một sai lầm lớn hơn.
Bỏ quốc hiệu CHXHCNVN là việc phải làm bởi vì nó loại trừ những người không tán thành chủ nghĩa xã hội, nghĩa là gần như tất cả mọi người Việt Nam hiện nay. Nó là một thách đố xấc xược đối với dân tộc Việt Nam. Hơn nữa chủ nghĩa xã hội, hay chủ nghĩa Mác – Lênin, đã bị thế giới vất bỏ như một chủ nghĩa tội ác. Trên thế giới hiện nay Việt Nam là nước duy nhất còn tự xưng là "cộng hòa xã hội chủ nghĩa" (1).
Tuy vậy, trở lại với quốc hiệu Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là một chọn lựa khó tưởng tượng.
Cụm từ "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa" trước hết là một sai phạm về ngữ pháp ở thời điểm 1945 khi ảnh hưởng của tiếng Trung Quốc trên tiếng Việt còn quá nặng. Ngày nay cách viết tiếng Việt như vậy là sai, cũng sai như nếu viết "Đức Dân Chủ Cộng Hòa" thay vì Cộng Hòa Dân Chủ Đức hay "Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa Cộng Hòa" thay vì Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam, điều mà chính Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng đã nhận ra từ lâu rồi. Cụm từ sai ngữ pháp này là do ông Hồ Chí Minh ở nước ngoài quá lâu nên không còn nắm vững tiếng Việt, cũng như như hai tiếng "đả đảo", có nghĩa là "đánh đổ", chưa từng có trong ngôn ngữ Việt Nam mà ông du nhập từ Trung Quốc cùng một lúc. Duy trì một sai lầm ngữ pháp ngay trong quốc hiệu không khác quệt một vết nhọ trên mặt.
Hơn nữa những thuật ngữ "dân chủ cộng hòa", "cộng hòa dân chủ", "cộng hòa nhân dân" cũng có nghĩa chính trị rõ rệt của chúng. Đó là những thuật ngữ đồng nghĩa được Liên Xô chế tạo ra dưới thời Stalin để chỉ các chế độ cộng sản hoặc thân cộng, để chống lại cái mà họ gọi là "dân chủ tư bản", nghĩa là dân chủ như cả thế giới chấp nhận hiện nay và chúng ta cũng đang muốn tiến tới. Dùng quốc hiệu Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là phủ nhận dân chủ ngay trong tên nước. Về nghĩa chính trị "dân chủ cộng hòa" và "xã hội chủ nghĩa" chỉ là một. Điều này cả thế giới biết. Sự kiện một số trí thức dân chủ, điển hình là nhóm Kiến Nghị 72, đề nghị trở lại quốc hiệu Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là một điều rất đáng tiếc.
Nghiêm trọng hơn, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là quốc hiệu của một chế độ hung bạo đã phạm nhiều tội ác lớn.
Ngay sau Cách Mạng Tháng 8, nó đã tàn sát thẳng tay hàng trăm nghìn người yêu nước trong các đảng phái không cộng sản, gây đổ vỡ lớn trong dân tộc và khiến cuộc đấu tranh giành độc lập trở thành nhiều lần khó khăn và đẫm máu hơn vì bị đồng hóa với cuộc đấu tranh áp đặt chủ nghĩa Mác-Lênin. Rất nhiều người tham gia mặt trận Việt Minh đã phải quay lưng lại với nó vì tính mạng của họ bị đe dọa và chủ nghĩa đã được đặt lên trên lợi ích dân tộc. Những năm đầu của giai đoạn kháng chiến 1945 – 1954 đã là những năm kinh hoàng. Khẩu hiệu lúc đó "giết nhầm còn hơn tha nhầm". Người ta có thể bị giết vì bị tình nghi là đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng hay Đại Việt và người ta cũng có thể bị giết chỉ vì trong người có cái gương nhỏ để chải đầu hay có miếng vải mầu xanh hay mầu đỏ vì bị kết tội là làm dấu hiệu cho máy bay hay mang cờ Pháp. Không có mục tiêu nào dù cao cả đến đâu có thể biện hộ cho những tội ác này, huống chi đây là cuộc chiến tranh đáng lẽ không có, hay dù có cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều, nếu chủ nghĩa Mác – Lênin không được đặt cao hơn tổ quốc. Ngày nay nhiều vị cách mạng lão thành biện luận rằng họ đã chỉ đi theo kháng chiến vì độc lập dân tộc. Họ có thể thành thực nhưng đó không phải là lập trường của những người lãnh đạo cộng sản, nghĩa là những người quyết định tất cả.
Ngay sau Hiệp Định Genève là cuộc tàn sát những người bị coi là thuộc thành phần địa chủ trong đợt Cải Cách Ruộng Đất. Họ bị giết không phải vì đã làm gì bị coi là có tội mà chỉ vì bị xếp loại là thuộc thành phần địa chủ. Ai có thể quên được câu "thơ" Tố Hữu "giết, giết nữa, bàn tay không chút nghỉ"? Theo cuốn "Lịch Sử Kinh Tế Việt Nam" do Viện Kinh Tế Việt Nam xuất bản năm 2009 con số nạn nhân bị thảm sát được ghi nhận là 172.008 người. Một con số kinh khủng. Theo định nghĩa của công pháp quốc tế đây là một tội ác lớn đối với loài người.
Rồi đến chiến dịch đàn áp trí thức văn nghệ sĩ, điển hình là vụ Nhân Văn – Giai Phẩm, để dập tắt mọi tư duy độc lập, kiểm soát đến cả miếng ăn manh áo để thực hiện theo nghĩa đen và tuyệt đối chế độ toàn trị. Đặng Phúc Lai (1934 – 2003) là một nhà nghiên cứu toán và triết. Ông vừa 20 tuổi năm 1954 khi đất nước bị chia cắt. Ông chọn ở lại miền Bắc thay vì theo gia đình vào Nam vì cảm tình với Việt Minh và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Khi sang Paris để trị bệnh ung thư năm 2002 ông kể là đã bị giam giữ suốt 13 năm chỉ vì bị tình nghi là chống Đảng. Nhà văn Trần Hoài Dương (1943 – 2011) mà tôi gặp tại London kể lại cho tôi nghe chuyện anh tới thăm nhà thơ Trần Dần. Trần Dần đang ngồi uống "nước trà không có trà", nghĩa là nước sôi rót vào bình trà dù không có trà để cố tưởng tượng hương vị trà, thì bà vợ đi buôn chợ trời về báo tin mất mấy đôi dép. Hôm đó là ngày 01-9. Trần Dần hỏi vợ đã treo cờ trước cửa nhà chưa vì ngày mai là lễ quốc khánh. Khi vợ trả lời là chưa treo thì ông la lên: "Treo ngay đi! Nhà ai quên thì còn được chứ nhà mình mà quên treo cờ thì khổ lắm". Người ta cũng chưa quên câu nói của Nguyễn Tuân: "Tao mà còn sống được là nhờ biết sợ". Và hai câu thơ nổi tiếng trong giới trí thức văn nghệ sĩ: " bắt phanh trần phải phanh trần, cho may ô mới được phần may ô". Người ta cùng khổ và uất ức nhưng vẫn phải nói dối là rất sung sướng, rất hân hoan, rất phấn khởi hồ hởi. Ai còn muốn sống lại giai đoạn này?
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là một chế độ khủng bố. Khủng bố để áp đặt cuộc nội chiến Nam - Bắc 1960 – 1975 kéo dài 15 năm làm đất nước tan hoang và sáu triệu người chết và tàn phế. Một trong những cái giá phải trả để theo đuổi cuộc chiến thảm khốc này là phải tôn sùng "anh cả Liên Xô và anh hai Trung Quốc". Đó là chế độ đã ký công hàm 14/9/1958 nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc trên Hoàng Sa và Trường Sa và đã im lặng khi Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974. Đó cũng là chế độ sau tháng 4-1975 đã ngạo nghễ thi hành chính sách cướp bóc trắng trợn, hạ nhục và bỏ tù tập thể đối với miền Nam, cùng với vô số biện pháp phân biệt đối xử khác, làm tan vỡ tình nghĩa dân tộc. Cũng chính nó, do một sự mê muội khó tưởng tượng, đã chọn tự hóa thân thành CHXHCNVN để rập khuôn theo Liên Xô vào lúc mà đế quốc này sắp sụp đổ. Sự xấc xược tàn bạo đã đi tay trong tay với sự mù quáng.
Người ta còn có thể nhắc lại nhiều điều khác, như chính sách hợp tác xã dẫn cả miền Bắc tới sự đói khổ cùng cực.
Có mọi lý do để quên đi chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Trở lại với quốc hiệu VNDCCH là trở lại với quốc hiệu của một trong hai phe nội chiến, với những tội ác và những sai lầm kinh khủng, và ngoáy dao vào những vết thương vẫn còn rướm máu trong lòng dân tộc. Thật khó tưởng tượng có thể còn có những người đề nghị như vậy. Không những thế nó còn là chọn lựa bất lợi cho mọi người. Đối với đảng cộng sản đó là sự thú nhận rằng giai đoạn 37 năm của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã là một sự lầm lạc, nhưng nó cũng không có giá trị của một sự sửa sai mà chỉ là sự trở lại với một chọn lựa còn độc hại hơn và chứng tỏ đảng cộng sản hoàn toàn không hối hận. Đối với nhân dân Việt Nam nó nhắc nhở một giai đoạn của đói khổ, giết chóc, thù hận, dối trá và độc ác. Xét cho cùng giai đoạn Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam không tệ hại bằng giai đoạn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Nhưng thực tế là đã có nhiều người đưa ra đề nghị này trong đó có cả những trí thức muốn đổi mới. Và họ đều có cùng một lập luận. Các trí thức đưa ra đề nghị này cũng như Ủy Ban Sửa Đổi Hiến Pháp đều viện dẫn lý do Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là chế độ do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập. Hình như sự kiện "do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập" tự nó đủ để bảo đảm sự đúng đắn của đề nghị. Trên nhiều vấn đề khác cũng thế, người ta viện dẫn "chủ tịch Hồ Chí Minh" như là một bảo đảm cho lập luận của mình.
Đã đến lúc phải nói chuyện thẳng thắn với nhau.
Đảng Cộng Sản Việt Nam và chế độ cộng sản Việt Nam đặt nền tảng trên ba huyền thoại : 1/ lý tưởng cộng sản; 2/ thành tích chiến đấu thắng Pháp, thắng Mỹ đem lại độc lập và thống nhất đất nước; và 3/ thần tượng Hồ Chí Minh, một nhà tư tưởng lớn, một nhà chính trị lỗi lạc, một mẫu mực về đạo đức, đồng thời cũng là một người giản dị, khắc khổ chỉ sống cho đất nước. Ngày nay lý tưởng cộng sản không những đã sụp đổ mà còn bị lố bịch hóa và lên án; các cuộc chiến chống Pháp, chống Mỹ ngày càng bị đánh giá là không cần thiết, thậm chí có hại cho đất nước, vả lại đàng nào cũng quá xưa rồi và không liên quan gì với những người lãnh đạo hiện nay. Còn lại thần tượng Hồ Chí Minh, bùa hộ mạng cuối cùng của chế độ. Chính vì thế mà chế độ đánh bóng ông, tô điểm ông và bảo vệ ông. Bộ luật hình sự coi việc xúc phạm lãnh tụ (diễn nghĩa: đả kích Hồ Chí Minh) là một tội nặng. Và người ta đã gán ghép cho Hồ Chí Minh những đức tính mà ông không hề có. Đối với giới trí thức phản biện Hồ Chí Minh cũng là một lá bùa hộ mệnh. Đề cao ông chứng tỏ mình không phải là kẻ thù của chế độ, chỉ muốn cải tiến; phê phán những người lãnh đạo là không làm theo đúng lời dạy của Bác Hồ vừa tương đối an toàn vừa dễ lọt tai khối đảng viên cơ sở đã được nhồi sọ để tôn thờ lãnh tụ. Dần dần sự sợ hãi -sợ bị đi tù, sợ mất quyền lợi hay sợ mất lòng khối đảng viên cơ sở- được coi như một sự sáng suốt thay vì một sự nhút nhát. Một người bạn trong nước nói với tôi một cách tự nhiên: "Nói gì thì nói nhưng không nên đụng tới ông Hồ Chí Minh". Tại sao không? Thóa mạ và bôi nhọ một người đã chết thì dứt khoát là không nên rồi nhưng sự thực thì vẫn có thể nói và không những thế còn có bổn phận phải nói ra để tránh cho quần chúng khỏi là nạn nhân của những xuyên tạc bịp bợm.
Huyền thoại Hồ Chí Minh chỉ là một sự dàn dựng dối trá. Ông chỉ học tới lớp 7 rồi bỏ học sinh sống bằng những nghề lặt vặt như phụ bếp và tô ảnh. Không có bằng chứng nào là ông đã cố gắng tự học. Ông tuyệt đối không có kiến thức nào về khoa học, kỹ thuật, luật pháp, kinh tế, tài chính v.v. nói chung là những kiến thức tối cần thiết cho một người lãnh đạo. Và ngay cả về nông nghiệp. Trong cuốn sách "Mấy kinh nghiệm Trung Quốc cần phải học" mà ông viết dưới bút hiệu Trần Lực (nhà xuất bản Sự Thật, 1958, tr. 41), ông tin và kêu gọi mọi người tin là một mẫu ruộng tại Trung Quốc có thể đạt được năng suất 333 (ba trăm ba mươi ba) tấn lúa mỗi năm. Ông cũng không phải là người có đạo đức. Ông bỏ rơi bà vợ Trung Quốc Tăng Tuyết Minh, ra lệnh giết hoặc chấp nhận để người ta giết cô Nông Thị Xuân, người phụ nữ trẻ đã có con với ông và bỏ rơi luôn đứa con để giữ hình ảnh giả dối của một người cha già dân tộc giản dị khắc khổ chỉ biết sống cho đất nước. Ông đã để mặc cho bà Nguyễn Thị Năm bị giết oan về tội "địa chủ gian ác" mặc dù biết rõ bà Năm không những vô tội mà còn có công với Việt Minh.
Và ông phải chịu trách nhiệm chính về hai tội ác lớn nhất tại nước ta trong thế kỷ 20: tội tàn sát những người yêu nước không cộng sản sau Cách Mạng Tháng 8 và tội tàn sát địa chủ trong đợt Cải Cách Ruộng Đất 1955. Không gì có thể biện hộ cho ông vì lúc đó ông thực sự cầm quyền và hơn nữa có toàn quyền.
Thành tích quan trọng nhất không ai chối cãi của Hồ Chí Minh là đã du nhập chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam nhưng đây chỉ là một tai họa cho nước ta và tố giác sự thiếu văn hóa và tầm nhìn của Hồ Chí Minh vì lúc đó chủ nghĩa Marx đã bị bác bỏ trên chính quê hương của Marx từ 70 năm rồi (2).
Tất cả các trí thức trong nước mà tôi có dịp tiếp xúc đều biết khá rõ về Hồ Chí Minh và chẳng ai thực sự kính trọng ông. Trong chuyện trò riêng tư họ đều đánh giá ông là một người thiếu cả văn hoá và tầm nhìn lẫn đạo đức và tình cảm. Tất cả đều cho rằng về kiến thức cũng như đạo đức Hồ Chí Minh rất dưới mức trung bình. Tuy vậy trong những gì viết và nói công khai họ vẫn tỏ ra tôn kính ông. Nhiều người còn cho đó là một chiến lược khôn ngoan để đấu tranh cho dân chủ. Tôi chưa bao giờ tán thành quan điểm này. Đó chỉ là nói dối với chính mình đồng thời đóng góp lừa dối người khác và sự nói dối nào cũng đáng xấu hổ. Khối đảng viên cơ sở bị tuyên truyền nhồi sọ về thần tượng Hồ Chí Minh cần được soi sáng thay vì được củng cố trong niềm tin sai. Thảm kịch của đất nước, hàng trăm ngàn nạn nhân vô tội bị sát hại và hàng triệu nạn nhân của cuộc nội chiến buộc ta phải nói lên sự thực. Im lặng đã là có tội, hùa theo sự dối trá càng có tội hơn. Tôi không thích nói về Hồ Chí Minh vì đó là công việc của các sử gia, vả lại những sự thực về ông đã được nhiều người phơi bày. Ông đã thuộc về quá khứ và nên được để yên trong quá khứ. Tôi miễn cưỡng nói về ông vì lần này huyền thoại Hồ Chí Minh đang được sử dụng để vận động cho một đề nghị quốc hiệu mà nếu được chấp nhận sẽ là một bước lùi cho tiến trình dân chủ hóa và sẽ chia rẽ dân tộc một cách trầm trọng vào giữa lúc chúng ta đang cần hòa giải dân tộc để cùng hướng về một tương lai chung. Bình sinh ông Hồ Chí Minh đã gây nhiều đổ vỡ, không nên để ký ức ngụy tạo của ông lôi kéo đất nước vào bế tắc một lần nữa. Nhiều trí thức cũng cần nghĩ lại để đừng rơi vào cái bẫy của chính mình. Họ muốn sử dụng biểu tượng Hồ Chí Minh như một vũ khí giai đoạn để thay đổi chế độ nhưng vô tình họ cũng đóng góp củng cố chế độ vì huyền thoại Hồ Chí Minh chính là chỗ dựa còn lại của chế độ.
Trong một cái nhìn sáng suốt về tương lai Cộng Hòa Việt Nam là quốc hiệu đúng nhất. Cộng hòa theo từ nguyên Hy Lạp res publicae của nó có nghĩa là "của toàn dân". Các nước có ảnh hưởng Hán văn dịch ra là "dân quốc" hoặc "cộng hòa". Bên hữu thích dân quốc và bên tả thích cộng hòa; hai danh từ này có cùng một nghĩa. Đài Loan là Trung Hoa Dân Quốc và Nam Cao Ly là Đại Hàn Dân Quốc trong khi Hoa Lục, Bắc Cao Ly và Việt Nam tự xưng là những nước cộng hòa. Trường hợp miền Nam Việt Nam trước đây, với quốc hiệu Việt Nam Cộng Hòa (cũng sai ngữ pháp như Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa), là một ngoại lệ. Ngày nay danh từ "cộng hòa" đã trở thành thông dụng.
Quốc hiệu Cộng Hòa Việt Nam không chuyên chở một thiên kiến chính trị hay ý thức hệ nào mà chỉ có nghĩa là đất nước của mọi người Việt Nam, không loại trừ một ai. Đất nước là tài sản chung, trách nhiệm chung và tương lai chung. Cộng Hòa Việt Nam là quốc hiệu của hòa giải dân tộc, xác nhận chỗ đứng và tiếng nói ngang nhau cho mọi người Việt Nam. Đó chắc chắn sẽ là quốc hiệu của Việt Nam trong tương lai ngay cả nếu đảng cộng sản từ chối trong lúc này. Chế độ toàn trị sẽ cáo chung và sắp cáo chung. Việt Nam sẽ là một nước dân chủ đa nguyên với quốc hiệu Cộng Hòa Việt Nam. Không thể khác.
Nếu sáng suốt thì chính Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng nên chọn quốc hiệu này ngay từ bây giờ. Họ sẽ tiết kiệm thời giờ cho một chính quyền dân chủ sau này, đồng thời để lại một di sản được gìn giữ và trân trọng, thay vì chỉ được nhớ đến cùng với những sai lầm và tội ác.
Nguyễn Gia Kiểng
(05/2013)
Trên cơ bản, tôi đồng ý với các phân tích của tác giả. Tuy nhiên, tôi thấy tác giả chưa thật công bằng khi nói "Cụm từ sai ngữ pháp này là do ông Hồ Chí Minh ở nước ngoài quá lâu nên không còn nắm vững tiếng Việt" dù tác giả đã có nhận xét hoàn toàn đúng là " ở thời điểm 1945 khi ảnh hưởng của tiếng Trung Quốc trên tiếng Việt còn quá nặng" và tới thời điểm 1956 "quốc hiệu Việt Nam Cộng Hòa (cũng sai ngữ pháp như Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa)". Với thực tế tiếng Việt còn chịu ảnh hưởng tiếng Tàu rất nặng, thậm chí cho tới hiện nay nhiều người vẫn còn sính cách nói như Úc Châu, Tối cao pháp viện, tổng thống phủ, chính trị bộ, trưng cầuu dân ý, đồng hương hội, thánh kinh... (thay vì châu Úc, toà án tối cao, phủ tổng thống, bộ chính trị, trưng cầu ý dân, hội đồng hương, kinh thánh ...) và cho rằng nói như thế mới 'oai'. Hơn nữa, việc chọn quốc hiệu cũng phải thông qua tập thể, trong đó cũng có nhiều người trí thức trong nước (dù không phủ nhân vai ý kiến của lãnh đạo thường có trọng lượng nhất) và lưu ý với hầu hết các tên gọi cùng thời và ngay sau đó cũng sai ngữ pháp (Việt Nam quốc dân đảng, VNCMĐM Hội, thủ tướng phủ...), tôi cho rằng sẽ công bình hơn khi nói chỗ sai ngữ pháp trong tên nước ở cả 2 miền (và nhiều thứ khác) lúc đó chủ yếu là do chịu ành hưởng của tiếng Tàu hơn là từ nhược điểm của HCM.
Tôi cũng có một còm ở bài viết này là tôi nghĩ tên gọi nước ta tương lai nên là Cộng hoà VIỆT thay vì Cộng hoà Việt NAM như tác giả đề nghị vì từ Nam vốn là tàn tích của thời chư hầu triều cống. Dù có ý thức hay không khi dùng từ NAM ta đã mặc nhận Tàu là trung tâm. Không mắc mớ gì một nước độc lập mà lại xem một nước khác dù lớn thế nào là trung tâm so với mình.
------------------------------------------------------------------
Trở lại quốc hiệu Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa?
“ ...Chế độ toàn trị sẽ cáo chung và sắp cáo chung. Việt Nam sẽ là một nước dân chủ đa nguyên với quốc hiệu Cộng Hòa Việt Nam. Không thể khác...”
Nhiều nguồn tin cho thấy là đang có dự định bỏ tên nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam để trở lại với quốc hiệu Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Ủy Ban Sửa Đổi Hiến Pháp cũng đã ghi nhận đề nghị này như một trong những vấn đề để biểu quyết với nhận xét thuận lợi. Nếu đúng như thế thì chỉ là thay thế một sai lầm bằng một sai lầm lớn hơn.
Bỏ quốc hiệu CHXHCNVN là việc phải làm bởi vì nó loại trừ những người không tán thành chủ nghĩa xã hội, nghĩa là gần như tất cả mọi người Việt Nam hiện nay. Nó là một thách đố xấc xược đối với dân tộc Việt Nam. Hơn nữa chủ nghĩa xã hội, hay chủ nghĩa Mác – Lênin, đã bị thế giới vất bỏ như một chủ nghĩa tội ác. Trên thế giới hiện nay Việt Nam là nước duy nhất còn tự xưng là "cộng hòa xã hội chủ nghĩa" (1).
Tuy vậy, trở lại với quốc hiệu Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là một chọn lựa khó tưởng tượng.
Cụm từ "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa" trước hết là một sai phạm về ngữ pháp ở thời điểm 1945 khi ảnh hưởng của tiếng Trung Quốc trên tiếng Việt còn quá nặng. Ngày nay cách viết tiếng Việt như vậy là sai, cũng sai như nếu viết "Đức Dân Chủ Cộng Hòa" thay vì Cộng Hòa Dân Chủ Đức hay "Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa Cộng Hòa" thay vì Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam, điều mà chính Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng đã nhận ra từ lâu rồi. Cụm từ sai ngữ pháp này là do ông Hồ Chí Minh ở nước ngoài quá lâu nên không còn nắm vững tiếng Việt, cũng như như hai tiếng "đả đảo", có nghĩa là "đánh đổ", chưa từng có trong ngôn ngữ Việt Nam mà ông du nhập từ Trung Quốc cùng một lúc. Duy trì một sai lầm ngữ pháp ngay trong quốc hiệu không khác quệt một vết nhọ trên mặt.
Hơn nữa những thuật ngữ "dân chủ cộng hòa", "cộng hòa dân chủ", "cộng hòa nhân dân" cũng có nghĩa chính trị rõ rệt của chúng. Đó là những thuật ngữ đồng nghĩa được Liên Xô chế tạo ra dưới thời Stalin để chỉ các chế độ cộng sản hoặc thân cộng, để chống lại cái mà họ gọi là "dân chủ tư bản", nghĩa là dân chủ như cả thế giới chấp nhận hiện nay và chúng ta cũng đang muốn tiến tới. Dùng quốc hiệu Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là phủ nhận dân chủ ngay trong tên nước. Về nghĩa chính trị "dân chủ cộng hòa" và "xã hội chủ nghĩa" chỉ là một. Điều này cả thế giới biết. Sự kiện một số trí thức dân chủ, điển hình là nhóm Kiến Nghị 72, đề nghị trở lại quốc hiệu Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là một điều rất đáng tiếc.
Nghiêm trọng hơn, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là quốc hiệu của một chế độ hung bạo đã phạm nhiều tội ác lớn.
Ngay sau Cách Mạng Tháng 8, nó đã tàn sát thẳng tay hàng trăm nghìn người yêu nước trong các đảng phái không cộng sản, gây đổ vỡ lớn trong dân tộc và khiến cuộc đấu tranh giành độc lập trở thành nhiều lần khó khăn và đẫm máu hơn vì bị đồng hóa với cuộc đấu tranh áp đặt chủ nghĩa Mác-Lênin. Rất nhiều người tham gia mặt trận Việt Minh đã phải quay lưng lại với nó vì tính mạng của họ bị đe dọa và chủ nghĩa đã được đặt lên trên lợi ích dân tộc. Những năm đầu của giai đoạn kháng chiến 1945 – 1954 đã là những năm kinh hoàng. Khẩu hiệu lúc đó "giết nhầm còn hơn tha nhầm". Người ta có thể bị giết vì bị tình nghi là đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng hay Đại Việt và người ta cũng có thể bị giết chỉ vì trong người có cái gương nhỏ để chải đầu hay có miếng vải mầu xanh hay mầu đỏ vì bị kết tội là làm dấu hiệu cho máy bay hay mang cờ Pháp. Không có mục tiêu nào dù cao cả đến đâu có thể biện hộ cho những tội ác này, huống chi đây là cuộc chiến tranh đáng lẽ không có, hay dù có cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều, nếu chủ nghĩa Mác – Lênin không được đặt cao hơn tổ quốc. Ngày nay nhiều vị cách mạng lão thành biện luận rằng họ đã chỉ đi theo kháng chiến vì độc lập dân tộc. Họ có thể thành thực nhưng đó không phải là lập trường của những người lãnh đạo cộng sản, nghĩa là những người quyết định tất cả.
Ngay sau Hiệp Định Genève là cuộc tàn sát những người bị coi là thuộc thành phần địa chủ trong đợt Cải Cách Ruộng Đất. Họ bị giết không phải vì đã làm gì bị coi là có tội mà chỉ vì bị xếp loại là thuộc thành phần địa chủ. Ai có thể quên được câu "thơ" Tố Hữu "giết, giết nữa, bàn tay không chút nghỉ"? Theo cuốn "Lịch Sử Kinh Tế Việt Nam" do Viện Kinh Tế Việt Nam xuất bản năm 2009 con số nạn nhân bị thảm sát được ghi nhận là 172.008 người. Một con số kinh khủng. Theo định nghĩa của công pháp quốc tế đây là một tội ác lớn đối với loài người.
Rồi đến chiến dịch đàn áp trí thức văn nghệ sĩ, điển hình là vụ Nhân Văn – Giai Phẩm, để dập tắt mọi tư duy độc lập, kiểm soát đến cả miếng ăn manh áo để thực hiện theo nghĩa đen và tuyệt đối chế độ toàn trị. Đặng Phúc Lai (1934 – 2003) là một nhà nghiên cứu toán và triết. Ông vừa 20 tuổi năm 1954 khi đất nước bị chia cắt. Ông chọn ở lại miền Bắc thay vì theo gia đình vào Nam vì cảm tình với Việt Minh và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Khi sang Paris để trị bệnh ung thư năm 2002 ông kể là đã bị giam giữ suốt 13 năm chỉ vì bị tình nghi là chống Đảng. Nhà văn Trần Hoài Dương (1943 – 2011) mà tôi gặp tại London kể lại cho tôi nghe chuyện anh tới thăm nhà thơ Trần Dần. Trần Dần đang ngồi uống "nước trà không có trà", nghĩa là nước sôi rót vào bình trà dù không có trà để cố tưởng tượng hương vị trà, thì bà vợ đi buôn chợ trời về báo tin mất mấy đôi dép. Hôm đó là ngày 01-9. Trần Dần hỏi vợ đã treo cờ trước cửa nhà chưa vì ngày mai là lễ quốc khánh. Khi vợ trả lời là chưa treo thì ông la lên: "Treo ngay đi! Nhà ai quên thì còn được chứ nhà mình mà quên treo cờ thì khổ lắm". Người ta cũng chưa quên câu nói của Nguyễn Tuân: "Tao mà còn sống được là nhờ biết sợ". Và hai câu thơ nổi tiếng trong giới trí thức văn nghệ sĩ: " bắt phanh trần phải phanh trần, cho may ô mới được phần may ô". Người ta cùng khổ và uất ức nhưng vẫn phải nói dối là rất sung sướng, rất hân hoan, rất phấn khởi hồ hởi. Ai còn muốn sống lại giai đoạn này?
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là một chế độ khủng bố. Khủng bố để áp đặt cuộc nội chiến Nam - Bắc 1960 – 1975 kéo dài 15 năm làm đất nước tan hoang và sáu triệu người chết và tàn phế. Một trong những cái giá phải trả để theo đuổi cuộc chiến thảm khốc này là phải tôn sùng "anh cả Liên Xô và anh hai Trung Quốc". Đó là chế độ đã ký công hàm 14/9/1958 nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc trên Hoàng Sa và Trường Sa và đã im lặng khi Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974. Đó cũng là chế độ sau tháng 4-1975 đã ngạo nghễ thi hành chính sách cướp bóc trắng trợn, hạ nhục và bỏ tù tập thể đối với miền Nam, cùng với vô số biện pháp phân biệt đối xử khác, làm tan vỡ tình nghĩa dân tộc. Cũng chính nó, do một sự mê muội khó tưởng tượng, đã chọn tự hóa thân thành CHXHCNVN để rập khuôn theo Liên Xô vào lúc mà đế quốc này sắp sụp đổ. Sự xấc xược tàn bạo đã đi tay trong tay với sự mù quáng.
Người ta còn có thể nhắc lại nhiều điều khác, như chính sách hợp tác xã dẫn cả miền Bắc tới sự đói khổ cùng cực.
Có mọi lý do để quên đi chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Trở lại với quốc hiệu VNDCCH là trở lại với quốc hiệu của một trong hai phe nội chiến, với những tội ác và những sai lầm kinh khủng, và ngoáy dao vào những vết thương vẫn còn rướm máu trong lòng dân tộc. Thật khó tưởng tượng có thể còn có những người đề nghị như vậy. Không những thế nó còn là chọn lựa bất lợi cho mọi người. Đối với đảng cộng sản đó là sự thú nhận rằng giai đoạn 37 năm của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã là một sự lầm lạc, nhưng nó cũng không có giá trị của một sự sửa sai mà chỉ là sự trở lại với một chọn lựa còn độc hại hơn và chứng tỏ đảng cộng sản hoàn toàn không hối hận. Đối với nhân dân Việt Nam nó nhắc nhở một giai đoạn của đói khổ, giết chóc, thù hận, dối trá và độc ác. Xét cho cùng giai đoạn Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam không tệ hại bằng giai đoạn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Nhưng thực tế là đã có nhiều người đưa ra đề nghị này trong đó có cả những trí thức muốn đổi mới. Và họ đều có cùng một lập luận. Các trí thức đưa ra đề nghị này cũng như Ủy Ban Sửa Đổi Hiến Pháp đều viện dẫn lý do Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là chế độ do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập. Hình như sự kiện "do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập" tự nó đủ để bảo đảm sự đúng đắn của đề nghị. Trên nhiều vấn đề khác cũng thế, người ta viện dẫn "chủ tịch Hồ Chí Minh" như là một bảo đảm cho lập luận của mình.
Đã đến lúc phải nói chuyện thẳng thắn với nhau.
Đảng Cộng Sản Việt Nam và chế độ cộng sản Việt Nam đặt nền tảng trên ba huyền thoại : 1/ lý tưởng cộng sản; 2/ thành tích chiến đấu thắng Pháp, thắng Mỹ đem lại độc lập và thống nhất đất nước; và 3/ thần tượng Hồ Chí Minh, một nhà tư tưởng lớn, một nhà chính trị lỗi lạc, một mẫu mực về đạo đức, đồng thời cũng là một người giản dị, khắc khổ chỉ sống cho đất nước. Ngày nay lý tưởng cộng sản không những đã sụp đổ mà còn bị lố bịch hóa và lên án; các cuộc chiến chống Pháp, chống Mỹ ngày càng bị đánh giá là không cần thiết, thậm chí có hại cho đất nước, vả lại đàng nào cũng quá xưa rồi và không liên quan gì với những người lãnh đạo hiện nay. Còn lại thần tượng Hồ Chí Minh, bùa hộ mạng cuối cùng của chế độ. Chính vì thế mà chế độ đánh bóng ông, tô điểm ông và bảo vệ ông. Bộ luật hình sự coi việc xúc phạm lãnh tụ (diễn nghĩa: đả kích Hồ Chí Minh) là một tội nặng. Và người ta đã gán ghép cho Hồ Chí Minh những đức tính mà ông không hề có. Đối với giới trí thức phản biện Hồ Chí Minh cũng là một lá bùa hộ mệnh. Đề cao ông chứng tỏ mình không phải là kẻ thù của chế độ, chỉ muốn cải tiến; phê phán những người lãnh đạo là không làm theo đúng lời dạy của Bác Hồ vừa tương đối an toàn vừa dễ lọt tai khối đảng viên cơ sở đã được nhồi sọ để tôn thờ lãnh tụ. Dần dần sự sợ hãi -sợ bị đi tù, sợ mất quyền lợi hay sợ mất lòng khối đảng viên cơ sở- được coi như một sự sáng suốt thay vì một sự nhút nhát. Một người bạn trong nước nói với tôi một cách tự nhiên: "Nói gì thì nói nhưng không nên đụng tới ông Hồ Chí Minh". Tại sao không? Thóa mạ và bôi nhọ một người đã chết thì dứt khoát là không nên rồi nhưng sự thực thì vẫn có thể nói và không những thế còn có bổn phận phải nói ra để tránh cho quần chúng khỏi là nạn nhân của những xuyên tạc bịp bợm.
Huyền thoại Hồ Chí Minh chỉ là một sự dàn dựng dối trá. Ông chỉ học tới lớp 7 rồi bỏ học sinh sống bằng những nghề lặt vặt như phụ bếp và tô ảnh. Không có bằng chứng nào là ông đã cố gắng tự học. Ông tuyệt đối không có kiến thức nào về khoa học, kỹ thuật, luật pháp, kinh tế, tài chính v.v. nói chung là những kiến thức tối cần thiết cho một người lãnh đạo. Và ngay cả về nông nghiệp. Trong cuốn sách "Mấy kinh nghiệm Trung Quốc cần phải học" mà ông viết dưới bút hiệu Trần Lực (nhà xuất bản Sự Thật, 1958, tr. 41), ông tin và kêu gọi mọi người tin là một mẫu ruộng tại Trung Quốc có thể đạt được năng suất 333 (ba trăm ba mươi ba) tấn lúa mỗi năm. Ông cũng không phải là người có đạo đức. Ông bỏ rơi bà vợ Trung Quốc Tăng Tuyết Minh, ra lệnh giết hoặc chấp nhận để người ta giết cô Nông Thị Xuân, người phụ nữ trẻ đã có con với ông và bỏ rơi luôn đứa con để giữ hình ảnh giả dối của một người cha già dân tộc giản dị khắc khổ chỉ biết sống cho đất nước. Ông đã để mặc cho bà Nguyễn Thị Năm bị giết oan về tội "địa chủ gian ác" mặc dù biết rõ bà Năm không những vô tội mà còn có công với Việt Minh.
Và ông phải chịu trách nhiệm chính về hai tội ác lớn nhất tại nước ta trong thế kỷ 20: tội tàn sát những người yêu nước không cộng sản sau Cách Mạng Tháng 8 và tội tàn sát địa chủ trong đợt Cải Cách Ruộng Đất 1955. Không gì có thể biện hộ cho ông vì lúc đó ông thực sự cầm quyền và hơn nữa có toàn quyền.
Thành tích quan trọng nhất không ai chối cãi của Hồ Chí Minh là đã du nhập chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam nhưng đây chỉ là một tai họa cho nước ta và tố giác sự thiếu văn hóa và tầm nhìn của Hồ Chí Minh vì lúc đó chủ nghĩa Marx đã bị bác bỏ trên chính quê hương của Marx từ 70 năm rồi (2).
Tất cả các trí thức trong nước mà tôi có dịp tiếp xúc đều biết khá rõ về Hồ Chí Minh và chẳng ai thực sự kính trọng ông. Trong chuyện trò riêng tư họ đều đánh giá ông là một người thiếu cả văn hoá và tầm nhìn lẫn đạo đức và tình cảm. Tất cả đều cho rằng về kiến thức cũng như đạo đức Hồ Chí Minh rất dưới mức trung bình. Tuy vậy trong những gì viết và nói công khai họ vẫn tỏ ra tôn kính ông. Nhiều người còn cho đó là một chiến lược khôn ngoan để đấu tranh cho dân chủ. Tôi chưa bao giờ tán thành quan điểm này. Đó chỉ là nói dối với chính mình đồng thời đóng góp lừa dối người khác và sự nói dối nào cũng đáng xấu hổ. Khối đảng viên cơ sở bị tuyên truyền nhồi sọ về thần tượng Hồ Chí Minh cần được soi sáng thay vì được củng cố trong niềm tin sai. Thảm kịch của đất nước, hàng trăm ngàn nạn nhân vô tội bị sát hại và hàng triệu nạn nhân của cuộc nội chiến buộc ta phải nói lên sự thực. Im lặng đã là có tội, hùa theo sự dối trá càng có tội hơn. Tôi không thích nói về Hồ Chí Minh vì đó là công việc của các sử gia, vả lại những sự thực về ông đã được nhiều người phơi bày. Ông đã thuộc về quá khứ và nên được để yên trong quá khứ. Tôi miễn cưỡng nói về ông vì lần này huyền thoại Hồ Chí Minh đang được sử dụng để vận động cho một đề nghị quốc hiệu mà nếu được chấp nhận sẽ là một bước lùi cho tiến trình dân chủ hóa và sẽ chia rẽ dân tộc một cách trầm trọng vào giữa lúc chúng ta đang cần hòa giải dân tộc để cùng hướng về một tương lai chung. Bình sinh ông Hồ Chí Minh đã gây nhiều đổ vỡ, không nên để ký ức ngụy tạo của ông lôi kéo đất nước vào bế tắc một lần nữa. Nhiều trí thức cũng cần nghĩ lại để đừng rơi vào cái bẫy của chính mình. Họ muốn sử dụng biểu tượng Hồ Chí Minh như một vũ khí giai đoạn để thay đổi chế độ nhưng vô tình họ cũng đóng góp củng cố chế độ vì huyền thoại Hồ Chí Minh chính là chỗ dựa còn lại của chế độ.
Trong một cái nhìn sáng suốt về tương lai Cộng Hòa Việt Nam là quốc hiệu đúng nhất. Cộng hòa theo từ nguyên Hy Lạp res publicae của nó có nghĩa là "của toàn dân". Các nước có ảnh hưởng Hán văn dịch ra là "dân quốc" hoặc "cộng hòa". Bên hữu thích dân quốc và bên tả thích cộng hòa; hai danh từ này có cùng một nghĩa. Đài Loan là Trung Hoa Dân Quốc và Nam Cao Ly là Đại Hàn Dân Quốc trong khi Hoa Lục, Bắc Cao Ly và Việt Nam tự xưng là những nước cộng hòa. Trường hợp miền Nam Việt Nam trước đây, với quốc hiệu Việt Nam Cộng Hòa (cũng sai ngữ pháp như Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa), là một ngoại lệ. Ngày nay danh từ "cộng hòa" đã trở thành thông dụng.
Quốc hiệu Cộng Hòa Việt Nam không chuyên chở một thiên kiến chính trị hay ý thức hệ nào mà chỉ có nghĩa là đất nước của mọi người Việt Nam, không loại trừ một ai. Đất nước là tài sản chung, trách nhiệm chung và tương lai chung. Cộng Hòa Việt Nam là quốc hiệu của hòa giải dân tộc, xác nhận chỗ đứng và tiếng nói ngang nhau cho mọi người Việt Nam. Đó chắc chắn sẽ là quốc hiệu của Việt Nam trong tương lai ngay cả nếu đảng cộng sản từ chối trong lúc này. Chế độ toàn trị sẽ cáo chung và sắp cáo chung. Việt Nam sẽ là một nước dân chủ đa nguyên với quốc hiệu Cộng Hòa Việt Nam. Không thể khác.
Nếu sáng suốt thì chính Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng nên chọn quốc hiệu này ngay từ bây giờ. Họ sẽ tiết kiệm thời giờ cho một chính quyền dân chủ sau này, đồng thời để lại một di sản được gìn giữ và trân trọng, thay vì chỉ được nhớ đến cùng với những sai lầm và tội ác.
Nguyễn Gia Kiểng
(05/2013)
Sông Trúc- Tổng số bài gửi : 27
Join date : 22/11/2012
Re: Cách viết nào " Việt" hơn ( đúng ngữ pháp Việt Nam) ?
Dựa vào những phân tích có lí trên, tôi cho rằng: Cộng hòa chủ nghĩa xã hội Việt Nam là đúng ngữ pháp tiếng Việt nhất.
Similar topics
» TUYÊN BỐ NGHỊ ĐỊNH SỐ 72/2013/NĐ-CP VI PHẠM HIẾN PHÁP, PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ MÀ VIỆT NAM THAM GIA
» Cơ sở sản xuất viết kim loại, viết bi, viết nhựa, viết làm quà tặng, viết ký, viết cao cấp
» Các bài viết của Ts. Nguyễn Vĩnh-Tráng trên mạng Chim Việt Cành Nam (Pháp)
» Việt Nam: Chính quyền tìm cách kiểm soát việc góp ý sửa đổi Hiến pháp
» Cách viết chữ Việt trên ipad & iphone
» Cơ sở sản xuất viết kim loại, viết bi, viết nhựa, viết làm quà tặng, viết ký, viết cao cấp
» Các bài viết của Ts. Nguyễn Vĩnh-Tráng trên mạng Chim Việt Cành Nam (Pháp)
» Việt Nam: Chính quyền tìm cách kiểm soát việc góp ý sửa đổi Hiến pháp
» Cách viết chữ Việt trên ipad & iphone
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết