Liên trường văn hóa Việt Nam ở Sydney
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Liên trường văn hóa Việt Nam ở Sydney
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2013-07-11
Nghe bài này
Một buổi học tiếng Việt tại trường Canley Vale. Ảnh do VCSA cung cấp.
Vietnamese Cultural Schools Association, Liên Trường Văn Hóa Việt Nam, là hệ thống sáu trường Việt Ngữ với tổng cộng trên hai nghìn học sinh, thuộc sáu quận hạt trong thành phố Sydney, tiểu bang New South Wales, Australia.
Chặng đường 31 năm
Từ quyết tâm giáo dục và bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho thế hệ tiếp nối người Việt tị nạn ở Sydney nói riêng và Úc Châu nói chung, Liên Trường Văn Hóa Việt Nam là biểu tượng của sự lớn mạnh theo thời gian, sự hoạt động bền vững qua năm tháng và mức độ thành công đáng nói của nó.
Vậy mà, theo hiệu trưởng Liên Trường Văn Hóa Việt Nam ở Sydney, sư huynh Võ Liêm, mọi sự bắt đầu hồi năm 1982 với một lớp học nhỏ bé và khiêm tốn :
Chúng tôi bắt đầu lớp học với một sư huynh Việt Nam tên Gerald Nguyễn Văn Nhơn, học sinh chỉ vỏn vẹn 10 em mà thôi. Thời gian đầu chúng tôi không biết phải quảng cáo lớp học như thế nào, chỉ gom lại những em trong các gia đình quen thân với chúng tôi.
Từ một giáo viên và mười học sinh, những lớp học khác dần dần thành hình, để rồi tiếp nối một thời gian dài thành sáu trường dạy tiếng Việt tại sáu địa điểm có đông dân cư Việt Nam ở Sydney, trải dài từ Marickville xuống tới Cabramatta.
Tính đến lúc này, ngôi trường lớn nhất trong nhóm Liên Trường Văn Hóa Việt Nam ở Sydney là trường ở vùng Bankstown với 760 học sinh gốc Việt. Không chỉ đứng đầu sáu trường bằng số lượng học sinh đông đảo, trường Bankstown còn được coi là trường ngoại ngữ lớn nhất tiểu bang New South Wales:
Lớn thứ hai là trường Canley Vale gồm 650 học sinh, Thứ ba là trường Marrickville năm nay có 150 em. Trường thứ tư là trường Lakemba có 150 em. Tiếp theo là trường Villawood , số học sinh cũng 160 em. Trường cuối cùng nằm ở Cabramatta gồm có 240 em.
Các lớp học của nhóm Liên Trường Văn Hóa Việt Nam chỉ mở của ngày thứ Bảy, thời lượng ít nhất phải là hai tiếng theo yêu cầu của Bộ Giáo Dục tiểu bang New South Wales là cơ quan tài trợ cho Liên Trường.
Có những trường dạy ban sáng và có những trường dạy ban chiều tùy theo nhu cầu của địa phương. Đặc biệt tại trường Bankstown và trường Canley Vale, vì số học sinh quá đông, thí dụ chúng tôi dùng phương tiện của một trường Công Giáo tại Bankstown là trường La Salle Catholic College , trường đó ngày thường từ thứ Hai tới thứ Sáu họ chỉ có 600 học sinh mà thôi, trong khi thứ Bảy chúng tôi có tới gần 770 em học sinh.
Với số gần 770 em học sinh thì không thể nào sử dụng hết các lớp ở La Salle Catholic College được. Vì vậy chúng tôi phải mở hai ca, sáng từ 10 cho tới 12 giờ và chiều từ 2 đến 4 giờ. Phụ huynh có thể lựa chọn hoặc là ban sáng hoặc là ban chiều.
Môi trường của Canley Vale cũng vậy, số học sinh tới 650 em thì số lớp mà nhà trường cho chúng tôi không đủ để dạy một buổi, chúng tôi bắt buộc phải mở ra hai buổi, một nhóm ban sáng và một nhóm học ban chiều.
Chúng tôi không chủ trương rằng các em chỉ tới học đọc, học viết, học nghe học nói tiếng Việt không mà chúng tôi đặt nặng vấn đề văn hóa nữa. Trong các bài học chúng tôi đưa vào mặt văn hóa và chúng tôi cũng đặt nặng phương pháp giảng dạy.
Bảo tồn văn hóa ...
Hội Nhi Đồng Bankstown. Ảnh do VCSA cung cấp
Bởi vì trước hết văn hóa Việt Nam là nền tảng của gia đình Việt Nam khi sống nơi xứ người, sư huynh Võ Liêm bày tỏ. Cái khó là phải gìn giữ và duy trì tiếng mẹ đẻ của mình bằng mọi giá, và trách nhiệm hàng đầu của ban giảng huấn trong Liên Trường Văn Hóa Việt Nam Sydney không đi ra ngoài mục đích ấy, ông nhấn mạnh:
Tại vì tôi thuộc về giòng La San, tôi là trưởng ban điều hành của Liên Trường và đã làm việc từ lúc đầu cho tới bây giờ, nhưng mà tôi có được sự cộng tác của các xơ nữa. Hiện tại có hai xơ, một xơ làm hiệu trưởng của trường Bankstown, còn một xơ làm hiệu trưởng của hai trường. Hai xơ đó thuộc giòng Nữ Thánh Giu Se ở tại Úc.
Tính đổ đồng có tất cả hơn 80 giáo viên rải đều ra sáu trường của nhóm Liên Trường Văn Hóa Việt Nam ở Sydney, trong đó thầy cô nào đi những trường lớn và đông như Bankstown và Canley Ville thì phải phụ trách cả lớp sáng và lớp chiều:
Các giáo viên thì một số trước có dạy học rồi, một số chưa dạy. Những ai chưa có kinh nghiện dạy học, chưa có bằng dạy ngôn ngữ thì phải qua một khóa đào tạo sáu tháng mà Bộ Giáo Dục tiểu bang New South Wales đòi hỏi.
Trong sáu tháng đó thì Bộ Giáo Dục nhờ một đại học ở tại Sydney tổ chức chương trình đào tạo, các giáo viên phải đăng ký và Bộ Giáo Dục sẽ chỉ cho mình đi học đại học nào. Họ có một chương trình đào tạo để mình biết cái cách cái căn bản của sư phạm ngôn ngữ thế nào để dạy cho có kết quả. Sau khi qua khóa đào tạo đó rồi thì mới có thể vào dạy trong trường như của chúng tôi được.
Ngay từ lúc đầu, nghĩa là hơn ba chục năm về trước, các giáo viên hoàn toàn thiện nguyện không mà thôi. Từ từ sau đó chúng tôi gọi là thù lao chứ không phải là tiền lương. Nếu so sánh với một giáo viên Úc đi dạy bình thường thì nó chỉ là một số tiền nhỏ thôi chứ không phải tiền lương bình thường như các giáo viên khác. Nhìn vào thì thấy các giáo viên của chúng tôi không đặt nặng vấn đề thù lao, cho thấy phần nhiều vì yêu trẻ, vì yêu nghề mà dấn thân dạy dạy tiếng Việt cho các em ở Sydney. Cái mà tôi nói về vấn đề thù lao là như vậy.
Là những người mang tâm huyết và nặng lòng với công tác giáo dục, nhất là dạy tiếng Việt trên một đất nước mà Anh văn là ngôn ngữ chính, chưa kể đặc điểm khác là được sự tài trợ của Bộ Giáo Dục tiểu bang New South Wales, sư huynh Võ Liêm cùng những vị nữ tu và các giáo viên cộng tác với ông phải tạo cho Liên Trường Văn Hóa Việt Nam Sydney một hệ thống điều hành và hoạt động đúng tiêu chuẩn giáo dục cũng như pháp lý của tiểu bang, một việc làm không dễ dàng nếu thiếu trình độ chuyên môn:
Vậy thì khi mà các em học sinh Việt Nam đi học tiếng Việt thì chính phủ mới ấn định một số tiền. Hiện tại đi học như vậy thì mỗi em được 120 đô la cho cả năm học luôn.
Số tiền tài trợ này đã giúp ban điều hành Liên Trường Văn Hóa Việt Nam ở Sydney trả thù lao cho giáo viên, trang trải chi phí mượn phòng ốc của các trường học mỗi cuối tuần, bên cạnh mọi phí tổn liên quan đến các hoạt động học đường trong đó có việc soạn sách giáo khoa cho học trò:
Vì không thể nào dùng sách ở bên Việt Nam được, thành ra chúng tôi có một nhóm giáo viên kinh nghiệm, chúng tôi ngồi lại với nhau và tự mình viết sách lấy.
Hàng năm chúng tôi phải duyệt lại, các em học sinh Việt Nam bây giờ trình độ tiếng Việt thấp hơn các em học sinh hồi xưa, thành ra chúng tôi phải viết lại phải cập nhật lại sách giáo khoa, làm sao cho thích hợp với trình độ hay là nhu cầu của các em hiện tại. Số tiền mà tiểu bang trợ cấp cho chúng tôi hàng năm thì chúng tôi dùng vào những việc như vậy.
Điều này không có nghĩa các lớp dạy tiếng Việt của Liên Trường Văn Hóa Việt Nam ở Sydney hoàn toàn miễn phí. Một yếu tố khiến Liên Trường đứng vững và hoạt động bền bỉ còn đến từ sự đóng góp của phụ huynh học sinh:
Số tiền phụ huynh đóng góp chỉ bằng phân nửa tiền mà chính phủ cấp cho chúng tôi hàng năm trên mỗi đầu người. Một năm như vậy phụ huynh chỉ đóng góp 60 đô cho cả năm học. Chính phủ tiểu bang đưa ra luật là chúng tôi phải dạy ít nhất 35 buổi học (mỗi buổi 2 giờ học) cho một năm học tại lớp.
Đó là câu chuyện về sự hình thành và hoạt động của Liên Trường Văn Hóa Việt Nam tại Sydney, Australia, với người trình bày là sư huynh Võ Liêm, trưởng ban điều hành của Liên Trường.
... và ngôn ngữ Việt
Sinh hoạt trong một lớp học. Ảnh do VCSA cung cấp
Từ câu chuyện Liên Trường Văn Hóa Việt Nam ở Sydney bước sang vấn đề hiển nhiên là nơi đâu có đông người Việt thì nơi đó có lớp học tiếng Việt cho trẻ em. Tùy theo điều kiện và môi trường mà nơi này ít nhiều khác nơi kia, nước này tương đối khác nước nọ.
Australia, nơi có khoảng 250.000 người Việt, được cho là thuận lợi hơn cả vì quốc gia này coi trọng chính sách đa văn hóa. Bộ Giáo Dục Australia công nhân tín chỉ tiếng Việt, hỗ trợ phân nửa học phí trong khoảng 120 đô la Úc một năm cho mỗi học sinh như trường hợp Liên Trường Văn Hóa Việt Nam ở Sydney hay những trường tiếng Việt khác ở Melbourne, Brisbane, Adelaide chẳng hạn.
Tại Hoa Kỳ, nơi có khoảng 1 triệu 600 ngàn người Việt với sự đóng góp tương đối mạnh vào nền kinh tế bản xứ, việc học và dạy tiếng Việt không được hỗ trợ tích cực như bên Australia vì cộng đồng Việt Nam là những cộng đồng nhỏ. Thế nhưng điều không thể chối cãi là các trung tâm Việt ngữ để truyền bá tiếng Việt hoạt động rất qui mô và rất mạnh. Chỉ riêng tiểu bang California với dân số Mỹ gốc Việt đông nhất nước Mỹ, Nam California có 80 trung tâm Việt ngữ với chừng 15.000 học sinh, có Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Nam California và có hẳn một bộ sách giáo khoa phổ biến cho các trường.
Bắc California cũng không thua kém với Trung Tâm Văn Lang có 1.500 học sinh, Về Nguồn với hơn 500 em.
Tại Texas, tiểu bang có cộng đồng Mỹ gốc Việt đông thứ nhì Hiệp Chủng Quốc, ít nhất năm Trung Tâm Việt Ngữ với mỗi nơi vài trăm em đang hoạt động tích cực và đều đặn. Miền Đông Bắc Hoa Kỳ, với ba bang nhiều người Việt là Maryland, Virginia và DC cũng có những trường dạy tiếng Việt gần ba thập niên qua.
Hai đất nước có người Việt định cư nhưng các trường Việt ngữ khó có thể lớn mạnh là Pháp và Nhật Bản. Người Việt Nam ở Pháp, khoảng 250.000, khác với người Việt Nam ở Hoa Kỳ là sống rải rác chứ không tụ lại một nơi nhất định, vì thế lập và duy trì một trường dạy tiếng Việt quả không dễ dàng.
Con số người Việt ở Nhật Bản khoảng 30.000, tuy nhiên chỉ 10.000 là định cư, 15.000 là người đi lao động, 3.000 là sinh viên. Đây không phải là môi trường thuận lợi cho các trường tiếng Việt sinh sôi nảy nỡ như Úc, Mỹ, Canada, có chăng chỉ hai lớp học nhỏ tại Yokohama tỉnh Kanagawa và học trò chỉ mười đến hai chục em.
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tạm ngưng ở phút này. Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị tối thứ Năm tuần tới.
____________________
NGUỒN: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-cultural-school-assoc-in-sydney-tt-07112013132054.html
2013-07-11
Nghe bài này
Một buổi học tiếng Việt tại trường Canley Vale. Ảnh do VCSA cung cấp.
Vietnamese Cultural Schools Association, Liên Trường Văn Hóa Việt Nam, là hệ thống sáu trường Việt Ngữ với tổng cộng trên hai nghìn học sinh, thuộc sáu quận hạt trong thành phố Sydney, tiểu bang New South Wales, Australia.
Chặng đường 31 năm
Từ quyết tâm giáo dục và bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho thế hệ tiếp nối người Việt tị nạn ở Sydney nói riêng và Úc Châu nói chung, Liên Trường Văn Hóa Việt Nam là biểu tượng của sự lớn mạnh theo thời gian, sự hoạt động bền vững qua năm tháng và mức độ thành công đáng nói của nó.
Vậy mà, theo hiệu trưởng Liên Trường Văn Hóa Việt Nam ở Sydney, sư huynh Võ Liêm, mọi sự bắt đầu hồi năm 1982 với một lớp học nhỏ bé và khiêm tốn :
Chúng tôi bắt đầu lớp học với một sư huynh Việt Nam tên Gerald Nguyễn Văn Nhơn, học sinh chỉ vỏn vẹn 10 em mà thôi. Thời gian đầu chúng tôi không biết phải quảng cáo lớp học như thế nào, chỉ gom lại những em trong các gia đình quen thân với chúng tôi.
Từ một giáo viên và mười học sinh, những lớp học khác dần dần thành hình, để rồi tiếp nối một thời gian dài thành sáu trường dạy tiếng Việt tại sáu địa điểm có đông dân cư Việt Nam ở Sydney, trải dài từ Marickville xuống tới Cabramatta.
Tính đến lúc này, ngôi trường lớn nhất trong nhóm Liên Trường Văn Hóa Việt Nam ở Sydney là trường ở vùng Bankstown với 760 học sinh gốc Việt. Không chỉ đứng đầu sáu trường bằng số lượng học sinh đông đảo, trường Bankstown còn được coi là trường ngoại ngữ lớn nhất tiểu bang New South Wales:
Lớn thứ hai là trường Canley Vale gồm 650 học sinh, Thứ ba là trường Marrickville năm nay có 150 em. Trường thứ tư là trường Lakemba có 150 em. Tiếp theo là trường Villawood , số học sinh cũng 160 em. Trường cuối cùng nằm ở Cabramatta gồm có 240 em.
Các lớp học của nhóm Liên Trường Văn Hóa Việt Nam chỉ mở của ngày thứ Bảy, thời lượng ít nhất phải là hai tiếng theo yêu cầu của Bộ Giáo Dục tiểu bang New South Wales là cơ quan tài trợ cho Liên Trường.
Có những trường dạy ban sáng và có những trường dạy ban chiều tùy theo nhu cầu của địa phương. Đặc biệt tại trường Bankstown và trường Canley Vale, vì số học sinh quá đông, thí dụ chúng tôi dùng phương tiện của một trường Công Giáo tại Bankstown là trường La Salle Catholic College , trường đó ngày thường từ thứ Hai tới thứ Sáu họ chỉ có 600 học sinh mà thôi, trong khi thứ Bảy chúng tôi có tới gần 770 em học sinh.
Với số gần 770 em học sinh thì không thể nào sử dụng hết các lớp ở La Salle Catholic College được. Vì vậy chúng tôi phải mở hai ca, sáng từ 10 cho tới 12 giờ và chiều từ 2 đến 4 giờ. Phụ huynh có thể lựa chọn hoặc là ban sáng hoặc là ban chiều.
Môi trường của Canley Vale cũng vậy, số học sinh tới 650 em thì số lớp mà nhà trường cho chúng tôi không đủ để dạy một buổi, chúng tôi bắt buộc phải mở ra hai buổi, một nhóm ban sáng và một nhóm học ban chiều.
Chúng tôi không chủ trương rằng các em chỉ tới học đọc, học viết, học nghe học nói tiếng Việt không mà chúng tôi đặt nặng vấn đề văn hóa nữa. Trong các bài học chúng tôi đưa vào mặt văn hóa và chúng tôi cũng đặt nặng phương pháp giảng dạy.
Bảo tồn văn hóa ...
Hội Nhi Đồng Bankstown. Ảnh do VCSA cung cấp
Bởi vì trước hết văn hóa Việt Nam là nền tảng của gia đình Việt Nam khi sống nơi xứ người, sư huynh Võ Liêm bày tỏ. Cái khó là phải gìn giữ và duy trì tiếng mẹ đẻ của mình bằng mọi giá, và trách nhiệm hàng đầu của ban giảng huấn trong Liên Trường Văn Hóa Việt Nam Sydney không đi ra ngoài mục đích ấy, ông nhấn mạnh:
Tại vì tôi thuộc về giòng La San, tôi là trưởng ban điều hành của Liên Trường và đã làm việc từ lúc đầu cho tới bây giờ, nhưng mà tôi có được sự cộng tác của các xơ nữa. Hiện tại có hai xơ, một xơ làm hiệu trưởng của trường Bankstown, còn một xơ làm hiệu trưởng của hai trường. Hai xơ đó thuộc giòng Nữ Thánh Giu Se ở tại Úc.
Tính đổ đồng có tất cả hơn 80 giáo viên rải đều ra sáu trường của nhóm Liên Trường Văn Hóa Việt Nam ở Sydney, trong đó thầy cô nào đi những trường lớn và đông như Bankstown và Canley Ville thì phải phụ trách cả lớp sáng và lớp chiều:
Các giáo viên thì một số trước có dạy học rồi, một số chưa dạy. Những ai chưa có kinh nghiện dạy học, chưa có bằng dạy ngôn ngữ thì phải qua một khóa đào tạo sáu tháng mà Bộ Giáo Dục tiểu bang New South Wales đòi hỏi.
Trong sáu tháng đó thì Bộ Giáo Dục nhờ một đại học ở tại Sydney tổ chức chương trình đào tạo, các giáo viên phải đăng ký và Bộ Giáo Dục sẽ chỉ cho mình đi học đại học nào. Họ có một chương trình đào tạo để mình biết cái cách cái căn bản của sư phạm ngôn ngữ thế nào để dạy cho có kết quả. Sau khi qua khóa đào tạo đó rồi thì mới có thể vào dạy trong trường như của chúng tôi được.
Ngay từ lúc đầu, nghĩa là hơn ba chục năm về trước, các giáo viên hoàn toàn thiện nguyện không mà thôi. Từ từ sau đó chúng tôi gọi là thù lao chứ không phải là tiền lương. Nếu so sánh với một giáo viên Úc đi dạy bình thường thì nó chỉ là một số tiền nhỏ thôi chứ không phải tiền lương bình thường như các giáo viên khác. Nhìn vào thì thấy các giáo viên của chúng tôi không đặt nặng vấn đề thù lao, cho thấy phần nhiều vì yêu trẻ, vì yêu nghề mà dấn thân dạy dạy tiếng Việt cho các em ở Sydney. Cái mà tôi nói về vấn đề thù lao là như vậy.
Là những người mang tâm huyết và nặng lòng với công tác giáo dục, nhất là dạy tiếng Việt trên một đất nước mà Anh văn là ngôn ngữ chính, chưa kể đặc điểm khác là được sự tài trợ của Bộ Giáo Dục tiểu bang New South Wales, sư huynh Võ Liêm cùng những vị nữ tu và các giáo viên cộng tác với ông phải tạo cho Liên Trường Văn Hóa Việt Nam Sydney một hệ thống điều hành và hoạt động đúng tiêu chuẩn giáo dục cũng như pháp lý của tiểu bang, một việc làm không dễ dàng nếu thiếu trình độ chuyên môn:
News South Wales, cũng như các tiểu bang khác ở tại Úc, mỗi tiểu bang tự quyết định lấy, ấn định lấy số tiền mà chính phủ tiểu bang cho mỗi em đi học ngôn ngữ. Cái này không chỉ áp dụng cho tiếng Việt mà cho tất cả các ngôn ngữ khác.Thời gian đầu chúng tôi không biết phải quảng cáo lớp học như thế nào, chỉ gom lại những em trong các gia đình quen thân với chúng tôi. - Sư huynh Võ Liêm
Vậy thì khi mà các em học sinh Việt Nam đi học tiếng Việt thì chính phủ mới ấn định một số tiền. Hiện tại đi học như vậy thì mỗi em được 120 đô la cho cả năm học luôn.
Số tiền tài trợ này đã giúp ban điều hành Liên Trường Văn Hóa Việt Nam ở Sydney trả thù lao cho giáo viên, trang trải chi phí mượn phòng ốc của các trường học mỗi cuối tuần, bên cạnh mọi phí tổn liên quan đến các hoạt động học đường trong đó có việc soạn sách giáo khoa cho học trò:
Vì không thể nào dùng sách ở bên Việt Nam được, thành ra chúng tôi có một nhóm giáo viên kinh nghiệm, chúng tôi ngồi lại với nhau và tự mình viết sách lấy.
Hàng năm chúng tôi phải duyệt lại, các em học sinh Việt Nam bây giờ trình độ tiếng Việt thấp hơn các em học sinh hồi xưa, thành ra chúng tôi phải viết lại phải cập nhật lại sách giáo khoa, làm sao cho thích hợp với trình độ hay là nhu cầu của các em hiện tại. Số tiền mà tiểu bang trợ cấp cho chúng tôi hàng năm thì chúng tôi dùng vào những việc như vậy.
Điều này không có nghĩa các lớp dạy tiếng Việt của Liên Trường Văn Hóa Việt Nam ở Sydney hoàn toàn miễn phí. Một yếu tố khiến Liên Trường đứng vững và hoạt động bền bỉ còn đến từ sự đóng góp của phụ huynh học sinh:
Số tiền phụ huynh đóng góp chỉ bằng phân nửa tiền mà chính phủ cấp cho chúng tôi hàng năm trên mỗi đầu người. Một năm như vậy phụ huynh chỉ đóng góp 60 đô cho cả năm học. Chính phủ tiểu bang đưa ra luật là chúng tôi phải dạy ít nhất 35 buổi học (mỗi buổi 2 giờ học) cho một năm học tại lớp.
Đó là câu chuyện về sự hình thành và hoạt động của Liên Trường Văn Hóa Việt Nam tại Sydney, Australia, với người trình bày là sư huynh Võ Liêm, trưởng ban điều hành của Liên Trường.
... và ngôn ngữ Việt
Sinh hoạt trong một lớp học. Ảnh do VCSA cung cấp
Từ câu chuyện Liên Trường Văn Hóa Việt Nam ở Sydney bước sang vấn đề hiển nhiên là nơi đâu có đông người Việt thì nơi đó có lớp học tiếng Việt cho trẻ em. Tùy theo điều kiện và môi trường mà nơi này ít nhiều khác nơi kia, nước này tương đối khác nước nọ.
Australia, nơi có khoảng 250.000 người Việt, được cho là thuận lợi hơn cả vì quốc gia này coi trọng chính sách đa văn hóa. Bộ Giáo Dục Australia công nhân tín chỉ tiếng Việt, hỗ trợ phân nửa học phí trong khoảng 120 đô la Úc một năm cho mỗi học sinh như trường hợp Liên Trường Văn Hóa Việt Nam ở Sydney hay những trường tiếng Việt khác ở Melbourne, Brisbane, Adelaide chẳng hạn.
Tại Hoa Kỳ, nơi có khoảng 1 triệu 600 ngàn người Việt với sự đóng góp tương đối mạnh vào nền kinh tế bản xứ, việc học và dạy tiếng Việt không được hỗ trợ tích cực như bên Australia vì cộng đồng Việt Nam là những cộng đồng nhỏ. Thế nhưng điều không thể chối cãi là các trung tâm Việt ngữ để truyền bá tiếng Việt hoạt động rất qui mô và rất mạnh. Chỉ riêng tiểu bang California với dân số Mỹ gốc Việt đông nhất nước Mỹ, Nam California có 80 trung tâm Việt ngữ với chừng 15.000 học sinh, có Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Nam California và có hẳn một bộ sách giáo khoa phổ biến cho các trường.
Bắc California cũng không thua kém với Trung Tâm Văn Lang có 1.500 học sinh, Về Nguồn với hơn 500 em.
Tại Texas, tiểu bang có cộng đồng Mỹ gốc Việt đông thứ nhì Hiệp Chủng Quốc, ít nhất năm Trung Tâm Việt Ngữ với mỗi nơi vài trăm em đang hoạt động tích cực và đều đặn. Miền Đông Bắc Hoa Kỳ, với ba bang nhiều người Việt là Maryland, Virginia và DC cũng có những trường dạy tiếng Việt gần ba thập niên qua.
Canada cũng là đất nước chủ trương xây dựng đa văn hóa, tín chỉ tiếng Việt được Bộ Giáo Dục bản xứ công nhận. Việc giảng dạy tiếng Việt được hỗ trợ, góp phần phát triển các Trung Tâm Tiếng Việt khắp Canada tuy rằng tầm hoạt động không mạnh bằng Australia.Ngay từ lúc đầu, nghĩa là hơn ba chục năm về trước, các giáo viên hoàn toàn thiện nguyện không mà thôi. Từ từ sau đó chúng tôi gọi là thù lao chứ không phải là tiền lương. - Sư huynh Võ Liêm
Hai đất nước có người Việt định cư nhưng các trường Việt ngữ khó có thể lớn mạnh là Pháp và Nhật Bản. Người Việt Nam ở Pháp, khoảng 250.000, khác với người Việt Nam ở Hoa Kỳ là sống rải rác chứ không tụ lại một nơi nhất định, vì thế lập và duy trì một trường dạy tiếng Việt quả không dễ dàng.
Con số người Việt ở Nhật Bản khoảng 30.000, tuy nhiên chỉ 10.000 là định cư, 15.000 là người đi lao động, 3.000 là sinh viên. Đây không phải là môi trường thuận lợi cho các trường tiếng Việt sinh sôi nảy nỡ như Úc, Mỹ, Canada, có chăng chỉ hai lớp học nhỏ tại Yokohama tỉnh Kanagawa và học trò chỉ mười đến hai chục em.
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tạm ngưng ở phút này. Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị tối thứ Năm tuần tới.
____________________
NGUỒN: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-cultural-school-assoc-in-sydney-tt-07112013132054.html
_________________
Chữ Việt Nhanh
http://chuvietnhanh.sf.net
Similar topics
» GHI DANH HỌC TIẾNG VIỆT tại các trường thuộc Liên trường Văn Hóa Việt Nam Sydney
» 426 hình ảnh đẹp trong dạ tiệc mừng 30 năm Liên Trường VHVN Sydney
» Múa TÍA EM MÁ EM - Trường Văn Hóa Việt Nam Marrickville - Sydney
» Một số hình ảnh hoạt động từ thiện hằng năm của Liên Trường Văn Hóa Việt Nam tại Việt Nam
» Hoạt cảnh - Hát - Đọc: BÊN EM ĐANG CÓ TA - học sinh lớp 2 Trường Văn Hóa Việt Nam Marrickville - Sydney
» 426 hình ảnh đẹp trong dạ tiệc mừng 30 năm Liên Trường VHVN Sydney
» Múa TÍA EM MÁ EM - Trường Văn Hóa Việt Nam Marrickville - Sydney
» Một số hình ảnh hoạt động từ thiện hằng năm của Liên Trường Văn Hóa Việt Nam tại Việt Nam
» Hoạt cảnh - Hát - Đọc: BÊN EM ĐANG CÓ TA - học sinh lớp 2 Trường Văn Hóa Việt Nam Marrickville - Sydney
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết