Chữ Việt Nhanh và Chữ VN Song Song 4.0 có đúng nguyên tắc âm vị học hay không?
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Chữ Việt Nhanh và Chữ VN Song Song 4.0 có đúng nguyên tắc âm vị học hay không?
Chữ Việt Nhanh và Chữ VN Song Song 4.0 có đúng nguyên tắc âm vị học hay không?
(Tác giả: Trần Tư Bình)
Vài tháng qua, trên mạng có một số bài viết và ý kiến của nhiều vị chỉ đọc bản demo trên báo chí về Chữ VN Song Song 4.0 sau khi nó được Cục Bản quyền tác giả, thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, cấp giấy chứng nhận bản quyền vào ngày 25-3-2020.
Các vị này không chịu tìm hiểu công thức chữ 4.0 thấu đáo, cũng không thể viết vài câu bằng chữ 4.0, cho nên các bài viết đã có nhiều nhận định không chính xác về chữ 4.0, chẳng hạn cho rằng chữ 4.0 “không hợp lí, không có cơ sở khoa học” (Ts. Nguyễn Văn Lợi - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học), hoặc chữ 4.0 “không tuân thủ hệ thống ngữ âm quốc tế”, chỉ là “các macro gõ tắt” hay “mật mã”, v.v…
Tôi viết bài này nhằm phản biện lại các nhận định thiếu chính xác nói trên và giải thích sự tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc âm vị học của Chữ VN Song Song 4.0 – một bộ chữ không dấu cực ngắn có hệ thống cho tiếng Việt.
Mời xem bài ở đường dẫn sau:
http://chuvietnhanh.sourceforge.net/ChuVietNhanhVaChuVNSongSongCoDungNguyenTacAmViHocKhong.htm
(Tác giả: Trần Tư Bình)
Vài tháng qua, trên mạng có một số bài viết và ý kiến của nhiều vị chỉ đọc bản demo trên báo chí về Chữ VN Song Song 4.0 sau khi nó được Cục Bản quyền tác giả, thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, cấp giấy chứng nhận bản quyền vào ngày 25-3-2020.
Các vị này không chịu tìm hiểu công thức chữ 4.0 thấu đáo, cũng không thể viết vài câu bằng chữ 4.0, cho nên các bài viết đã có nhiều nhận định không chính xác về chữ 4.0, chẳng hạn cho rằng chữ 4.0 “không hợp lí, không có cơ sở khoa học” (Ts. Nguyễn Văn Lợi - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học), hoặc chữ 4.0 “không tuân thủ hệ thống ngữ âm quốc tế”, chỉ là “các macro gõ tắt” hay “mật mã”, v.v…
Tôi viết bài này nhằm phản biện lại các nhận định thiếu chính xác nói trên và giải thích sự tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc âm vị học của Chữ VN Song Song 4.0 – một bộ chữ không dấu cực ngắn có hệ thống cho tiếng Việt.
Mời xem bài ở đường dẫn sau:
http://chuvietnhanh.sourceforge.net/ChuVietNhanhVaChuVNSongSongCoDungNguyenTacAmViHocKhong.htm
Được sửa bởi Admin ngày 26/7/2021, 15:33; sửa lần 3.
_________________
Chữ Việt Forum
www.chuviet.net
Re: Chữ Việt Nhanh và Chữ VN Song Song 4.0 có đúng nguyên tắc âm vị học hay không?
Tiếng Việt hôm nay trải qua sự tiến hóa đã lâu, được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu rất kỷ nhiều khía cạnh mới có được như hôm nay, nên theo tôi cũng chẳng cần thay đổi gì cả. Ngôn ngữ nào mà chẳng có sự phức tạp, chẳng có ngôn ngữ nào rất dễ cả.
Vấn đề gõ nhanh mang tính thủ thuật có hệ thống trên máy tính đó là một mẹo, một phương cách chứ không phải bản chất chữ như thế.
Giông như ngày nay tiếng Hán người ta vẫn giữ nguyên chữ tượng hình ngàn năm qua cho dù họ đã phát triển thêm chữ ghi âm la tinh.
Vấn đề gõ nhanh mang tính thủ thuật có hệ thống trên máy tính đó là một mẹo, một phương cách chứ không phải bản chất chữ như thế.
Giông như ngày nay tiếng Hán người ta vẫn giữ nguyên chữ tượng hình ngàn năm qua cho dù họ đã phát triển thêm chữ ghi âm la tinh.
oreca- Tổng số bài gửi : 10
Join date : 05/11/2012
Admin likes this post
Re: Chữ Việt Nhanh và Chữ VN Song Song 4.0 có đúng nguyên tắc âm vị học hay không?
Dù chữ Quốc ngữ hiện nay đang vận hành hiệu quả và chưa có nhu cầu cấp thiết cải tiến chữ viết nhưng việc tìm ra một cách ghi tối ưu, hợp lí và ngắn gọn hơn cho tiếng Việt vẫn là việc nên làm, vì thiết nghĩ đang vận hành hiệu quả không có nghĩa là không thể vận hành hiệu quả hơn hiện nay.
Những người ủng hộ cải tiến cho rằng tìm được một cách ghi ngắn gọn tối ưu hơn cho chữ Việt thì dù phải tốn công phu học lại chữ viết mới, thì cũng không sao, bởi vì chúng ta sẽ có những khoản tiết kiệm lớn hơn rất nhiều để bù lại.
Chữ ghi gọn tối ưu chắc chắn sẽ dễ học hơn. Những người Việt sau này, kể cả người nước ngoài hay các dân tộc thiểu số trong nước, học chữ cải tiến sẽ học nhanh chóng hơn. Chưa kể tiết kiệm được rất nhiều giấy mực, vật liệu làm bảng hiệu, thời gian viết gõ, v.v….
Một khi tìm được cách ghi hợp lí và cực ngắn cho chữ Việt rồi, dựa vào nó thì việc tạo chữ viết cho các dân tộc thiểu số hoặc chữ nổi cho người khiếm thị sẽ được hợp lí hơn, tránh được những bất hợp lí quá rõ rệt của chữ Quốc ngữ.
Còn những người chống đối cải tiến cho rằng nếu thực hiện cải tiến chữ Quốc ngữ thì di sản văn hóa khổng lồ và thói quen của toàn dân từ nhỏ đến lớn, làm sao có thể thay đổi được mà không gây ra sự phiền toái. Hoặc cho rằng cải tiến sẽ kéo theo chi phí tốn kém trong việc học lại chữ cải tiến, và còn động chạm đến giấy tờ giao dịch, con dấu, thậm chí tiền tệ, v.v….
Dù ủng hộ hay chống đối, một sự thật là người Trung Quốc đã thực hiện thành công cải tiến chữ Hán, từ phồn thể qua giản thể vào giữa thế kỷ 20, dù di sản văn hóa của họ còn khổng lồ hơn nhiều lần và thói quen của toàn dân Trung Quốc là cả vài ngàn năm qua, chứ không phải chỉ hơn trăm năm như ở chữ Quốc ngữ.
Những người ủng hộ cải tiến cho rằng tìm được một cách ghi ngắn gọn tối ưu hơn cho chữ Việt thì dù phải tốn công phu học lại chữ viết mới, thì cũng không sao, bởi vì chúng ta sẽ có những khoản tiết kiệm lớn hơn rất nhiều để bù lại.
Chữ ghi gọn tối ưu chắc chắn sẽ dễ học hơn. Những người Việt sau này, kể cả người nước ngoài hay các dân tộc thiểu số trong nước, học chữ cải tiến sẽ học nhanh chóng hơn. Chưa kể tiết kiệm được rất nhiều giấy mực, vật liệu làm bảng hiệu, thời gian viết gõ, v.v….
Một khi tìm được cách ghi hợp lí và cực ngắn cho chữ Việt rồi, dựa vào nó thì việc tạo chữ viết cho các dân tộc thiểu số hoặc chữ nổi cho người khiếm thị sẽ được hợp lí hơn, tránh được những bất hợp lí quá rõ rệt của chữ Quốc ngữ.
Còn những người chống đối cải tiến cho rằng nếu thực hiện cải tiến chữ Quốc ngữ thì di sản văn hóa khổng lồ và thói quen của toàn dân từ nhỏ đến lớn, làm sao có thể thay đổi được mà không gây ra sự phiền toái. Hoặc cho rằng cải tiến sẽ kéo theo chi phí tốn kém trong việc học lại chữ cải tiến, và còn động chạm đến giấy tờ giao dịch, con dấu, thậm chí tiền tệ, v.v….
Dù ủng hộ hay chống đối, một sự thật là người Trung Quốc đã thực hiện thành công cải tiến chữ Hán, từ phồn thể qua giản thể vào giữa thế kỷ 20, dù di sản văn hóa của họ còn khổng lồ hơn nhiều lần và thói quen của toàn dân Trung Quốc là cả vài ngàn năm qua, chứ không phải chỉ hơn trăm năm như ở chữ Quốc ngữ.
_________________
Chữ Việt Forum
www.chuviet.net
Similar topics
» Tóm gọn công thức CHỮ VN SONG SONG 4.0 (Tốc ký chữ Việt không dấu thời 4.0)
» CUỘC THI CÓ THƯỞNG ĐỢT 2 Tốc ký Chữ Việt Nhanh & Chữ VN Song Song 4.0
» CUỘC THI CÓ THƯỞNG ĐỢT 8 Chữ Việt Nhanh & Chữ VN Song Song 4.0
» CUỘC THI CÓ THƯỞNG ĐỢT 4 Chữ Việt Nhanh & Chữ VN Song Song 4.0
» CUỘC THI CÓ THƯỞNG ĐỢT 7 Chữ Việt Nhanh & Chữ VN Song Song 4.0
» CUỘC THI CÓ THƯỞNG ĐỢT 2 Tốc ký Chữ Việt Nhanh & Chữ VN Song Song 4.0
» CUỘC THI CÓ THƯỞNG ĐỢT 8 Chữ Việt Nhanh & Chữ VN Song Song 4.0
» CUỘC THI CÓ THƯỞNG ĐỢT 4 Chữ Việt Nhanh & Chữ VN Song Song 4.0
» CUỘC THI CÓ THƯỞNG ĐỢT 7 Chữ Việt Nhanh & Chữ VN Song Song 4.0
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết