Chữ Việt Forum
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

ĐÔI LỜI VỀ CHỮ QUỐC NGỮ! (Tác giả: Nhà giáo Hoàng Văn Bát)

Go down

ĐÔI LỜI VỀ CHỮ QUỐC NGỮ! (Tác giả: Nhà giáo Hoàng Văn Bát) Empty ĐÔI LỜI VỀ CHỮ QUỐC NGỮ! (Tác giả: Nhà giáo Hoàng Văn Bát)

Bài gửi by Admin 9/7/2020, 16:01

ĐÔI LỜI VỀ CHỮ QUỐC NGỮ!

Dưới thời Bắc thuộc hàng ngàn năm, chữ Hán là thứ chữ nhà nước phong kiến dùng làm thứ chữ viết chính để cai trị và diễn tả ngôn ngữ Việt? Nó đương nhiên trở thành “Chữ Quốc ngữ” của Việt Nam thời đó?
Chữ Nôm là thứ chữ riêng của người Việt yêu nước, được các cụ xưa sáng tạo ra. Lấy chữ Hán làm gốc để chế ra chữ Nôm.
Có lẽ lúc đó cũng có một số người phản đối như bây giờ? Họ cũng lấy lý do:
Tại sao lại dùng chữ Nôm để thay thế chữ Hán, một thứ chữ có truyền thống hàng ngàn năm? Nguồn tư liệu, văn khố, một kho tàng văn hóa đồ sộ làm sao có thể bỏ đi được? Nền giáo dục của một đất nước ngàn năm văn hiến…bị thay thế?
Họ chê bai chữ Nôm. Trong dân gian đã có câu chế giễu, khinh thường: “Nôm na quách qué!?”.
Nhưng mọi chuyện vẫn diễn ra đúng quy luật, theo nguyện vọng của dân tộc? Chữ Hán hàng ngàn năm bị nhân dân phế bỏ.
Với tinh thần tự hào dân tộc các bậc “Túc Nho” đã viết nên những tác phẩm văn học nổi tiếng bằng chữ Nôm như: Truyện Kiều, Cung Oán Ngâm Khúc, Ai Tư Vãn, Việt Nam Quốc Sử diễn ca, Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập, Lục Vân Tiên, Phạm Công Cúc Hoa, Quốc Âm Thi Tập… Tổng cộng có hơn 30 tác phẩm có giá trị?
Nhưng, khi chữ quốc ngữ xuất hiện các tác phẩm này có tồn tại không nhỉ? Và ngày nay nó như thế nào? Câu trả lời hẳn các bạn đã rõ.
Chắc chắn phản ứng của giới Nho sĩ uyên bác lúc bấy giờ là vô cùng gay gắt? Bỗng nhiên…họ bị “mù chữ?” và các tác phẩm văn học có giá trị của họ sẽ bị mất đi!?
Chữ quốc ngữ ra đời…ban đầu nó như thế nào? Tôi xin tóm tắt như sau:

- Ban đầu chữ quốc ngữ được viết liền nhau và chưa có dấu: Ví dụ:
Quanmguya = Quảng Ngãi
Onsaij = ông sải
Tuijciam biêt = Tui Chẳng Biết
Mocaij = một cái

- Chưa có các phụ âm đơn: đ, x, v cho nên những phụ âm này được viết như sau:
dj = đ (đói = doij)
sc = x, (xin = scin)
b = v, (vào = bau)

- Thiếu phụ âm kép: ch, gh, nh, tr; cho nên:
gn = nh
cia = ch

- Đến năm 1626, chữ Quốc Ngữ đã được viết rời ra. Theo tài liệu viết tay của Francesco Buzomi:
Thien chu = thiên chũ (thiên chúa)
ngaọc huan = ngọc hoàng

- Mãi đến năm 1632, hệ thống phụ âm, nguyên âm và các dấu thanh đã trở nên hoàn hảo. Dưới đây là một vài chữ từ tài liệu của Amaral:
Đàng tlaõ = đàng trong,
Đàng ngoày = đàng ngoài,
Đđàng tlên = đàng trên
Nhà thương đây = nhà thượng đài

- Đến đây ta thấy chữ Quốc Ngữ đã tiến được một bước dài. Đó là có đủ năm dấu thanh (sắc, huyền, hỏi, ngã và nặng), các nguyên âm, các âm kép và những phụ âm kép.
Từ Điển Béhaine (1772) Béhaine và một số người Việt khác đã cộng tác cùng hoàn thành quyển từ điển Annam - Latin. Bộ từ điển này gồm hai phần, phần tra chữ Nôm theo 214 bộ chữ Hán và phần từ điển Nôm - Quốc ngữ - Latin.

Những cải tiến trong quyển từ điển này là:
+ Thống nhất các phụ âm đầu
+ Loại bỏ các phụ âm: bl, de, ge, ml, tl và thống nhất các phụ âm cuối.
Về sau này Từ Điển Taberd (1832) đã chỉnh lý hoàn thiện chữ quốc ngữ. Taberd đã sử dụng và bổ sung quyển từ điển của Béhaine để hoàn tất hai quyển từ điển: Annam-Latin và Latin-Annam. Từ điển này có nhiều từ hơn những quyển từ điển đã làm trước đó. Từ điển Annam-Latin của de Rhodes (1651) có 3772 từ, De Béhaine (1772) có 4843 từ, Taberd (1838) có 4959 từ. Công việc biên soạn phần Nôm, phần Quốc Ngữ và chú thích nghĩa là công việc của một số người Việt Nam. Còn trong việc biên soạn quyển từ điển này, Taberd chỉ chủ trương và phối hợp.

Kể từ năm 1862 trở về sau, chữ quốc ngữ được sử dụng rộng rãi trong giới truyền giáo, nhà cầm quyền Pháp sử dụng chữ quốc ngữ để làm phương tiện cai trị nên họ ra sức phổ biến chữ quốc ngữ, biến chữ quốc ngữ trở nên thông dụng.

Trong thời kỳ này các tác phẩm chữ Nôm như Truyện Kiều và nhiều tác phẩm văn học chữ Nôm có giá trị khác được dịch sang chữ quốc ngữ. Trong đó có quyển tự điển song ngữ của Trương Vĩnh Ký, đặc biệt có quyển Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của (1895) là quyển tự điển xưa nhất hiện nay còn lưu hành với 7537 từ đơn. Quyển này chứa nhiều từ ngữ xưa ngày nay không còn sử dụng nữa . Vì vậy, nó là một kho tài liệu vô cùng quý giá.

Ngoài ra còn có các tờ báo như: Gia Định Báo (1865), Phan Yên báo (1868), Nhật Trình Nam Kỳ (1883) Nông Cổ Mín Đàm (1901)… Đánh dấu sự phát triển vượt bậc của chữ quốc ngữ.
Bước vào thế kỷ 20 chữ quốc ngữ tiếp tục được phát triển mạnh mẽ thông qua phong trào Đông Du và Duy Tân của các nho sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh. Trường dạy chữ quốc ngữ phát triển rầm rộ: nhất là ở Quảng Nam (1905), Bình Thuận (Trường Dục Thanh, 1907) và Hà Nội (Đông Kinh Nghĩa Thục,1907).

Khi phong trào Duy Tân, và Đông Kinh Nghĩa Thục ngày càng lớn mạnh, nhà cầm quyền thuộc địa Pháp lo ngại tinh thần yêu nước và chống thực dân Pháp của đồng bào Việt Nam. Việt Nam Vong Quốc Sử của nhà ái quốc Phan Bội Châu xuất hiện lúc bấy giờ là một trong những tiếng chuông thức tỉnh tinh thần dân tộc. Làn sóng yêu nước nổi lên khắp nơi, làm thực dân Pháp phải lo sợ, nên đã ngưng trợ cấp và đóng cửa một số trường.

Tuy vậy, chữ quốc ngữ vẫn tiếp tục được phổ cập trong suốt chiều dài lịch sử nhờ chương trình xóa mù trên quy mô toàn quốc, chất lượng lượng giáo dục ngày càng nâng cao và ngày nay, chữ quốc ngữ đã trở thành “Quốc hồn, quốc túy” của dân tộc.

Câu hỏi được đặt ra là: Để chữ quốc ngữ có được như ngày nay nó đã trải qua bao nhiêu lần chỉnh sửa?
So sánh chữ viết ban đầu lúc mới hình thành và bây giờ có khác nhau không? Có quá nhiều chữ khác nhau và những người học nhiều nhìn vào chắc cũng “mù chữ?”
Ai là những người đã bỏ công sức ra để làm công việc tìm tòi chỉnh sửa đó? Có phải đó là trách nhiệm của họ không? Họ làm việc đó với mục đích gì? Có ai ép họ phải làm chuyện đó hay không?

Rất tiếc là những lần chỉnh sửa như vậy lại thiếu đi “bóng dáng” của những người chuyên “ném đá” như hiện nay?
Chữ quốc ngữ của chúng ta hiện nay như thế nào? Đã hoàn thiện chưa? Những khuyết điểm hạn chế đó là gì?
Hãy thử phân tích, tìm tòi, tư duy phản biện…để thấy… (Xem Chữ Việt Nhanh của anh Tư Bình Trần).
Nó đã hoàn hảo rồi… Nhưng vẫn còn nhiều bất cập lắm!
“Vận hành tốt không có nghĩa là không thể vận hành tốt hơn”
Khi đã thấy rồi, thì phải chỉnh sửa như thế nào? Đưa ra giải pháp chỉnh sửa bổ sung ra sao?
Trách nhiệm này không chỉ của riêng ai? Và…chẳng ai muốn làm để rồi bị những kẻ khác “ném đá?”.

Chữ quốc ngữ có được như hôm nay…nó đã trải qua lịch sử chỉnh sửa gần 400 năm (khoảng 1626 – 2020)? Và theo thời gian nó sẽ còn tiếp tục được chỉnh sửa bổ sung nữa.
Chữ viết là phương tiện để chuyển tải ngôn ngữ? Phương tiện phải được cải tiến, thay đổi để phù hợp với yêu cầu của thời đại. Nó chẳng khác chi chiếc xe đạp dùng để đi, tất nhiên là nhanh hơn đi bộ? Trên xe đạp là xe gắn máy, tàu điện, tàu hỏa, máy bay, phi thuyền và...
Viết những dòng này, tôi chỉ mong một điều là tất cả chúng ta hãy cùng nhau sống có trách nhiệm, yêu thương, góp ý chân thành, giúp đỡ nhau, động viên nhau, cùng nhau xây dựng…để chữ viết của chúng ta ngày càng hoàn hảo hơn.
Xin chân thành cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này./.
------
Ghi chú: Trong bài viết số liệu sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.
Tác giả: Hoàng Văn Bát. - Facebook: Bát Hoàng.

ĐÔI LỜI VỀ CHỮ QUỐC NGỮ! (Tác giả: Nhà giáo Hoàng Văn Bát) 100088693_1489698597899279_2495444525179207680_o.jpg?_nc_cat=105&_nc_sid=8024bb&_nc_oc=AQn4M-UzqzsKPTiafFsfXNxxpVw1CLkcx3vW0CMjq34Pr2-cLuJfK8_c8UEspvlccSM&_nc_ht=scontent-syd2-1

__________
NGUỒN: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1489698591232613&set=a.399274996941650&type=3&theater

_________________
Chữ Việt Forum
www.chuviet.net
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 393
Join date : 20/09/2012

https://www.chuviet.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết