[CLTB] Giới thiệu các môn phái- phần 1
Trang 1 trong tổng số 1 trang
[CLTB] Giới thiệu các môn phái- phần 1
Trang chủ : http://9d.dzogame.com
Thiếu Lâm - Thái Sơn Bắc Đẩu
Theo truyền thuyết của Phật Giáo Thiền Tông Trung Hoa sau khi từ biệt Lương Vũ Đế, Bồ Đề Đạt Ma đã vượt sông Trường Giang (Trương Tử Giang) trên một ngọn cỏ lau đi đến chùa Thiếu Lâm và trụ trì ở đó. Ngày nay ở Thiếu Lâm tự vẫn còn bức tượng "cước đạp lô diệp quá giang" miêu tả tích này. Tại ngôi chùa này, ông đã thực hành thiền định trong chín năm liền quay mặt vào vách núi (Cửu Niên Diện Bích).
Trong thời gian trụ trì và thuyết pháp, nhận thấy các tăng nhân trong chùa có thể lực rất yếu kém không thể chống chọi nổi với thời tiết và khí hậu khắc nghiệt của vùng núi rừng hiểm trở, ngài đã kết hợp các bài tập luyện thở Yoga và một số môn võ tay không của Ấn Độ gọi là Cửu Long sáng tạo nên một số bài tập để rèn luyện tăng cường sức khỏe phục vụ cho quá trình tu hành. Trong Thiếu Lâm bắt đầu xuất hiện La Hán Tăng, Kim Cang Tăng, Phục Ma Tăng, Chế Ma Tăng.
La Hán Tăng
Được xem là 1 trường phái tiên phong và xuất hiện từ thuở sơ khai lập môn Thiếu Lâm. Cường lực hàn ma và sức mạnh Kim Cương Hộ Thể giúp họ mạnh mẽ hơn ở trong các trận chiến.
Kim Cang Tăng
Phổ độ chúng sinh, Kim Cang Tăng hầu như không tham chiến mà chỉ tu học kinh sách hướng Phật giúp đỡ đồng đội, phục hoạt sức mạnh và luôn là trái tim của đồng đội.
Phục Ma Tăng
Phục Ma Tăng đi theo 1 con đường song song giữa 3 con đường dài các Tăng Nhân đi trước. Phục hoạt, cường lực và chưởng pháp - khả năng của họ được xem là hỗ trợ hoàn hảo giúp họ trong mọi trường hợp.
Chế Ma Tăng
Chưởng pháp Hàn Ma Phục Yêu làm nên tên tuổi của Thiếu Lâm, là 1 Tăng Nhân chủ lực trong những trận chiến. Nếu nói đến Kim Cang Tăng là một hỗ trợ đắc lực thì Chế Ma Tăng là một Tăng nhân tiêu diệt tà ma. Chưởng pháp vãn sinh luân hồi hướng thiện.
Cái Bang - Thiên Hạ Đệ Nhất Bang
Lịch sử Cái Bang có thể nói là từ rất lâu đời, danh xưng "Thiên Hạ Đệ Nhất Bang" không phải tự nhiên mà có. Nhờ tinh thần quật cường và nhân số đông đảo, phái này luôn chiếm một vị trí đáng kể trong võ lâm Trung Nguyên. Danh tiếng trên Giang hồ của Cái Bang lừng lẫy hàng trăm năm, nhân tài Ngoạ hổ tàng long, thời nào cũng có. Trong bốn bể Đông Tây Nam Bắc, nơi nào có ăn xin, nơi đó có Cái Bang. Những đệ tử trong bang thương yêu giúp đỡ nhau, chia sẻ mọi thứ, tạo nên một khối thống nhất luôn theo phò Chính nghĩa. Cái Bang tuyệt học chính là "Giáng Long Thập Bát Chưởng" và "Đả Cẩu Bổng Pháp".
Vũ khí chiến đấu truyền thống của Cái Bang là Đả Cẩu Bổng. Tuy nhiên, trong 1 trận chiến lớn như Cửu Long Đại Loạn thì vũ khí hay số lượng không mang ý nghĩa quyết định chiến thắng. Do đó, Cái Bang đã tổ chức thành nhiều chức trách, mỗi chức trách có một vai trò khác nhau: Chiến Vệ Cái, Chương Minh Cái, Đấu Hồn Cái, Giáng Long Cái.
Chiến Vệ Cái
Chiến Vệ Cái là những người xung phong trong các trận chiến,họ có sức mạnh quật cường, sức chịu đựng và sinh mệnh cực đại. Sử dụng Đả Cẩu Bổng như 1 pháp thể cùng nhiều trận thế uy lực dũng mãnh đánh lui kẻ thù.
Đấu Hồn Cái
Đấu Hồn Cái là một hướng đi mới và khá táo bạo của Cái Bang, trong giang hồ họ sử dụng thuần thục các thuật cả về công lẫn thủ. Nhưng để đạt được khả năng toàn diện như thế cũng phải bỏ ra không ít công sức. Sự phát triển của Đấu Hồn Cái tượng trưng cho một kỉ nguyên mới đầy sức sống hơn cho Cái Bang.
Chương Minh Cái
Tìm tòi và thông thạo hầu hết các thuật bổ trợ và phục hồi sinh mệnh cho bản thân và đồng đội. Hầu như các trận chiến không thể thiếu các Chương Minh Cái. Sự xuất hiện của họ làm thay đổi cục diện của trận đấu lẫn sự sống còn của phe cánh. Loạn đả giang hồ thật thiếu xót khi không nhắc đến họ.
Giáng Long Cái
Thiên về chưởng pháp, Giáng Long Cái dường như thiên về tấn công gây sát thương cao cho đổi thủ. Phòng thủ thấp là điểm yếu của họ. Trong những trận chiến lớn, họ là những kẻ giết người không gớm tay và ngược lại.
Bí Cung - Mộng Trung Ảo Tưởng
Nhắc đến môn phái Bí Cung, hầu hết nhân sĩ trong giang hồ không quên được nhân vật nổi bật của môn phái này Tu La Ma Hậu. Tu La Ma Hậu có khuôn mặt kiều diễm và võ công gần như hoàn hảo. Điều đó hoàn toàn trái ngược với lòng dạ lạnh như băng của nàng. Sở dĩ Tu La Ma Hậu trở nên lạnh lùng như vậy bởi nàng xuất thân khó khăn, phải chịu đựng nhiều đau khổ. Với vẻ đẹp thiên phú và tính kiên trì, Tu La Ma Hậu từ đáy xã hội đã trở thành chủ nhân của một bang hội lớn khiến cả võ lâm phải run sợ.
Các chức trách của Bí cung ngày nay được phân theo tứ đại đệ tử của Thần Nữ - Cung chủ đầu tiên của Bí Cung. Chiến Thần Nữ nắm vai trò chỉ huy trong chiến đấu,sử dụng song hoàn. Thiên thần Nữ hỗ trợ bằng thần chú và đoãn kiếm thuật. Nhiếp Hồn Nữ dùng Nhiếp Hồn Công để thao túng đối thủ. Tử Hà Nữ bổ sung những khuyết điểm của nhóm với hiểu biết rộng về các loại võ công. Đệ tử chính thức của Bí Cung sẽ gia nhập một trong 4 chức trách trên.
Chiến Thần Nữ
Chiến Thần Nữ còn gọi là thần chiến tranh, là người hiếu chiến nhất. Chủ yếu học Hồ Điệp Kỹ, Phi Điệp Kỹ và học một ít Nhiếp Hồn Công để hớp hồn đối phương. Chiến Thần Nữ chuyên đánh cận chiến nên hay bị nhiều thương tích. Vì thể lực là ưu tiên hàng đầu nên sức khỏe là quan trọng nhất. Rất khó làm tăng chân khí và đối với Chiến Thần Nữ thì trí tuệ không quan trọng.
Nhiếp Hồn Nữ
Nhiếp Hồn có nghĩa là mê hoặc hồn của đối phương. Nhiếp Hồn Công là một bí thuật xuất hiện ở trung nguyên từ rất lâu, Bí Cung sắp xếp âm công và ma thuật thành một loại võ công. Nếu trở thành Nhiếp Hồn Nữ thì được học Nhiếp Hồn Công là chính, ngoài ra còn được học thêm m Hàn Công còn có thể gọi là chưởng phong và Nhân Hoán Công tức là Hộ Thân Công. Có chân khí và trí tuệ cao giống Thiên Thần Nữ. Có nhược điểm là rất khó làm tăng sức mạnh cơ bắp do đó rất yếu khi phải cận chiến.
Thiên Thần Nữ
Trong bốn đệ tử từng hỗ trợ cho nữ thần thì Thiên Thần Nữ là người thông minh nhất. Thiên Thần Nữ học chủ yếu là thần nữ công để chia sẻ đặc ân của nữ thần cho các đệ tử khác và học cách đánh kiếm ngắn nhanh, được học thêm Thiên Linh Công để củng cố thêm bản thân mình và học thêm vài thứ khác nữa như Nhân Hoán Công còn gọi là Hộ Thân Công. Chân khí và trí tuệ là quan trọng nhất. Mặt khác, có nhược điểm là rất khó làm tăng sức khỏe lên
Tử Hà Nữ
Tử Hà Nữ có nghĩa là sương mù màu tím tượng trưng cho Bí Cung, là đệ tử hiểu biết nhiều về tất cả võ công của Bí Cung. Tử Hà Nữ được học tất cả võ công như Thiên Linh Công để củng cố bản thân, Nhiếp Hồn Công để làm rối loạn quân địch, Nhân Hoán Công là một loại Hộ Thân Công, m Hàn Công để sử dụng m Hàn Trí Lực. Có sức khỏe và chân khí cao, sử dụng võ thuật chiến đấu và khí công phòng thủ như nhau. Mặt khác, có nhược điểm là rất khó làm tăng trí tuệ.
-SF-
wearecoming- Tổng số bài gửi : 96
Join date : 03/04/2014
Similar topics
» Giới thiệu nhà phân phối giày bảo hộ tại Hải Phòng uy tín
» Giới thiệu 6 set bật lửa, gạt tàn, ống đựng xì gà giá rẻ
» Giới thiệu cách giảm cân của các sao
» Giới thiệu chi tiết về lốp xe ô tô Giti
» Giới thiệu bài tập tại phòng gym cho nữ ở đà nẵng
» Giới thiệu 6 set bật lửa, gạt tàn, ống đựng xì gà giá rẻ
» Giới thiệu cách giảm cân của các sao
» Giới thiệu chi tiết về lốp xe ô tô Giti
» Giới thiệu bài tập tại phòng gym cho nữ ở đà nẵng
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết